Lao động là yếu tố quan trọng trong mỗi tổ chức, họ l à người trực tiếp ảnh hưởng đến sản phẩm làm ra từ số lượng đến chất lượng. Ta có thể xét đến những khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của yếu tố lao động:
Số lượng lao động:
Xác định lượng lao động cần thiết để đảm bảo cho quá tr ình sản xuất được liên tục, đúng quy trình là một vấn để khó khăn và phức tạp. Với quy mô hiện tại của tổ chức thì cần lượng lao động là bao nhiêu để công việc được đảm bảo nhưng không lãng phí hay thiếu hụt gây sức ép công việc cho ng ười lao động.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp, huy động lao động ảnh h ưởng đến chất lượng sản phẩm làm ra vì họ là người liên quan trực tiếp đến dây chuyền sản xuất, các hoạt động khác liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm.
Tại công ty cổ phần Pymepharco, từ năm 2004 đến nay số l ượng lao động có xu hướng tăng lên. Điều này phù hợp với việc mở rộng quy mô hoạt động của công ty hiện nay. Cụ thể về số lượng lao động của công ty được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.4 - Số lượng lao động của công ty qua các năm.
Năm 2004 2005 2006
Số lượng lao động (người) 222 338 465
Chất lượng lao động:
Bên cạnh việc đảm bảo số lượng lao động để mọi công việc diễn ra một cách liên tục và hiệu quả thì chất lượng lao động cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc. Vì chỉ có chất lượng con người mới tạo ra được chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, vấn đề về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của lực lượng lao động cần được chú ý quan tâm để có thể tạo được lực lượng lao động có năng lực và trìmh độ chuyên môn cao.
Để có thể đạt được điều này thì công tác nhân sự, chính sách phát triển nguồn nhân lực phải luôn được coi trọng nhằm mục đích lôi kéo ng ười lao động đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của công ty. Sau đây l à minh chứng cụ thể cho việc công ty luôn chú trọng đến chất l ượng lao động trong thời gian gần đây:
Bảng 2.5 – Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Trên ĐH 4 1.80 4 1.18 7 1.51 ĐH & CĐ 57 25.68 81 23.96 107 23.01 Trung cấp 62 27.93 94 27.81 139 29.89 Sơ cấp 83 37.39 143 42.31 202 42.44 LĐ phổ thông 16 7.21 16 4.73 10 2.15 Tổng 222 100.00 338 100.00 465 100.00
Qua bảng 2.5 ta thấy lưo động có trình độ trong công ty tăng lên qua các năm cả về số lượng và chất lượng. Riêng lao động phổ thông lại giảm. Điều này chứng tỏ công ty đã rất quan tâm và có những tiến bộ trong việc thu hút nguồn nhân lực.
Thu nhập bình quân của người lao động:
Yếu tố về thu nhập của nhân viên cũng có ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sản phẩm. Vì có thu nhập thỏa đáng sẽ kích thích nang cao trách nhiệm đối với công việc của nhân viên, phản ánh năng lực của nhân viên và tiến trình công việc mới diễn ra thuận lợi. Tại công ty, mức thu nhập của nhân vi ên thuộc loại cao nhất trong địa bàn tỉnh Phú Yên. Sau đây là bảng số liệu về mức thu nhập của nhân vi ên tại công ty:
Bảng 2.6 – Thu nhập bình quân của người lao động tại công ty.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng quỹ lương
bq/tháng đồng 299,700,000 509,028,000 841,650,000
Tổng nhân viên người 222 338 465
Thu nhập bq
của người lao động đồng/tháng 1,350,000 1,506,000 1,810,000
Từ số liệu bảng 2.6 ta thấy, thu nhập bình quân của ngưòi lao động trong công ty tăng lên qua các năm. Đây là đi ều đáng mừng cho người lao động và cũng phù hợp với xu thế hiện nay là thu nhập của người dân tăng lên. Đồng thời qua đây cũng thấy được rằng, mức thu nhập bình quân của người lao động trong công ty là
khá cao so với mặt bằng thu nhập chung trong to àn tỉnh. Điều này thể hiện thế mạnh của công ty, nó sẽ góp phần giúp công ty thu hút được nhiều người tài hơn.
Xác định được con người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng công việc, công ty đã ý thức được việc đào tạo thường xuyên, liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức về chất lượng cũng nhu tính tổ chức, kỹ luật, rèn luyện tác phong công nghiệp cho to àn thể cán bộ công nhân viên. Vấn đề này đã được ghi rõ trong chính sách chất lượng của công ty.
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng và sắp xếp công việc phù hợp cũng là yếu tố cần thiết nhằm thúc đẩy công việc diễn ra nhanh v à hiệu quả hơn.
2.2.2.2.2. Trang thiết bị, công nghệ:
Trong thời đại phát triển của công nghệ, các dây chuyền sản xuất hiện đại không chỉ đáp ứng cho việc sản xuất sản phẩm với số l ượng đảm bảo. Mà hiện nay, yếu tố về trang thiết bị công nghệ l à một yêu cầu cần thiết của mọi tổ chức. Chỉ sở hữu lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề nhưng không có các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại hỗ trợ thì tiến trình công việc diễn ra cũng không như ý muốn và cả chất lượng sản phẩm cũng không đảm bảo khi lao động thủ công ng ày nay đã được thay thế dần bằng máy móc. Đó là chưa nói đến các yêu cầu về chất lượng hiện nay con người khó có thể chỉ đáp ứng bằng lao động thủ công m à phải vận dụng kiến thức, trình độ và sự hiểu biết để điều khiển các dây chuyền hiện đại và đây cũng là xu thế chung của thời đại ngày nay.
Bên cạnh đó, các dây chuyền công nghệ và các vấn đề liên quan đến công nghệ như: nghiên cứu phát triển, trình độ công nghệ…có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm sau này. Công ty phải chú ý quan tâm đến các vấn đề này để đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Tại công ty cổ phần Pymepharco, việc áp dụng đổi mới v à quản lý công nghệ và trang thiết bị hiện đại cũng được coi trọng và được sự quan tâm chú ý của ban lãnh đạo. Công ty đã đầu tư trang thiết bị, công nghệ theo công nghệ của Đức , Hàn
Quốc… Đây là điều quan trọng giúp công ty đủ sức cạnh tranh hơn trong môi trường kinh doanh khốc liệt và phức tạp như hiện nay.
Dược phẩm tại công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại, nhi ều năm đoạt giải thưởng chất lượng trong các kỳ hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam.
Tại nhà máy có hệ thống cung cấp khí sạch được lắp đặt cho tất cả các xưởng sản xuất nhằm đảm bảo các yêu cầu cao của GMP về môi trường sản xuất thuốc.
Các dây chuyền sản xuất hiện có tại công ty là các dây chuyền hoàn toàn tự động:
Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm.
Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm bột kháng sinh.
Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm đông khô.
2.2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT L ƯỢNGVÀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. VÀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY.
2.2.3.1. Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm:
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh d ược phẩm, một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con ng ười, PYMEPHARCO đặt vấn đề chất lượng thành mối quan tâm hàng đầu và xuyên suốt trong mọi hoạt động. Ngay từ đầu, Giám đốc công ty đ ã công bốChính sách chất lượng của công ty, là lời cam kết của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trước khách hàng và các cấp quản lý:
Nâng cấp Nhà máy dược phẩm từ tiêu chuẩn GMP – ASEAN lên GMP –
WHO, nhằm sản xuất các dược phẩm đạt tiêu chuẩn, đồng nhất và ổn định.
Duy trì và ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, hoạt động một cách có hiệu quả với sự tham gia tích cực, tự giác của to àn thể cán bộ công nhân Nhà máy.
Đào tạo ngay từ đầu và đạo tạo định kỳ, liên tục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức về chất lượng cũng như tính tổ chức, kỹ luật, rèn luyện tác phong công nghiệp cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
Không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng và nhà cung cấp, theo phương châm HỘI NHẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN.
Xuất phát từ chính sách chất lượng, dựa trên hệ thống văn bản pháp lý hiện hành của ngành Dược Việt Nam và các nguyên tắc, hướng dẫn của GMP – WHO, GMP – EU, công ty thiết lập và duy trì một Hệ thống chất lượng toàn diện bao trùm cả các khía cạnh của GMP, bao gồm:
+ Một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, khoa học, nhân sự đầy đủ, được đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo liên tục; sự phân công, phân nhiệm r õ ràng, hợp lý đảm bảo hoạt động của các bộ phận và từng nhân viên nhịp nhàng và hiệu quả.
+ Một cơ sở vật chất được thiết kế và xây dựng hợp lý, đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu của GMP; hướng đến giảm thiểu các nguy c ơ có thể xảy ra ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng sản phẩm.
+ Một mạng lưới hoạt động chất lượng rộng khắp tại tất cả các khâu, các bộ phận và trên tất cả các lĩnh vực (sản xuất, kiểm tra chất l ượng, bảo quản, phân phối…). Hoạt động kiểm tra, kiểm soát đ ược duy trì thường xuyên và liên tục trước, trong và sau khi kết thúc từng công đoạn, từng giai đoạn. Đặc biệt tất cả những thay đổi, những sai lệch đều được kiểm soát.
Và chiến lược đảm bảo chất lượng theo quan niệm toàn diện bao gồm sự phối hợp đồng bộ: GMP, GLP, GSP, GDP v à GPP. Trong đó:
GMP – Good Manufactoring Practices (Th ực hành sản xuất tốt): là hệ thống các nguyên tắc, các yêu cầu hay các hướng dẫn nhằm đảm bảo các hãng sản xuất thuốc, các nhà sản xuất chế biến thực phẩm luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tieu dùng, chất lượng ổn định và hiệu quả
sử dụng. Áp dụng để quản lý sản xuất trong các ng ành liên quan đến y tế như: sản xuất thiết bị y tế, thực phẩm và dược phẩm.
Phương pháp này có nguyên tắc: đảm bảo kiểm soát điều kiện v à quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh. Hai điều kiện được quy định chủ yếu là điều kiện về nhà xưởng và con người:
- Nhà xưởng:
+ Các phương tiện sản xuất, các khu vực xử lý và các thiết bị cấp, thoát nước, nhà vệ sinh, bồ rửa tay…; các phương tiện chiếu sang, thông gió…đều đ ược quy định chặt chẽ.
+ Phải kiểm soát chặt chẽ, đúng theo yêu cầu về vệ sinh nhà xưởng và các thiết bị dùng trong sản xuất cũng như các phương tiện có liên quan đến sản xuất.
+ Việc kiểm soát chặt chẽ các nguy ên vật liệu, các quy định ngặt nghèo phải tuân thủ trong quá trình hoạt động sản xuất, kể cả các biện pháp thanh tr ùng, tiệt trùng, tránh sự nhiễm bẩn, ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật có hại…
- Con người:
+ Các nhân viên tham gia quá trình s ản xuất phải đảm bảo sức khỏe, đặc biệt các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu và sản phẩm.
+ Đảm bảo vệ sinh về cơ thể, quần áo…
+ Được giáo dục và đào tạo về về sinh cá nhân, trách nhiệm giữ vệ sinh v à đảm bảo chất lượng đối với quá trình…
Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chuẩn có tính quốc tế như ISO mà tùy điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đều có tiêu chuẩn GMP riêng của mình.
GMP đề cập đến mọi khía cạnh của qu á trình sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành chất lượng sản phẩm ở mọi nơi.
Việc thực thi các nguyên tắc GMP trên tại nhà máy PYMEPHARCO nhằm loại bỏ các nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, trong đó nhầm lẫn và nhiễm chéo là hai nguy cơ cơ bản nhất. Chính vì thế, tất cả các hoạt động sản xuất,
kiểm tra chất lượng, bảo quản và phân phối đều được quy định rõ ràng dưới dạng văn bản, tuân thủ các nguyên tắc GMP.
GLP – Good Loboratorry Practices (T hực hành kiểm nghiệm tốt): việc thực hiện tốt các nguyên tắc kiểm nghiệm nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống các phòng kiểm nghiệm thuốc trên cả hai mặt quản lý nghiệp vụ và quản lý kỹ thuật nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực v à chính xác trong việc đánh giá chất lượng thuốc.
Công ty đã xây dựng phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP, với đầy đủ nhân lực, nguồn lực thực hiện tất cả các thử nghiệm đánh giá chất l ượng từ đầu đến cuối quá trình sản xuất. Để đạt được chất lượng trong công tác kiểm nghiệm, công ty đã và đang thực hiện các nội dung có liên quan:
+ Đảm bảo tuân thủ mọi yêu cầu của GLP và GMP:
Tính chính xác của kết quả thử nghiệm;
Tính trung thực khách quan;
Tính kịp thời.
+ Cở sở vật chất: lãnh đạo công ty dựa trên cơ sở nhiệm vụ chức năng đã được xác định của phòng kiểm tra chất lượng để xây dựng các bộ phận cần thiết có diện tích, kiến trúc và vị trí thích hợp với yêu cầu của GLP và có các trang thiết bị cần thiết nhằm thực hiện đầy đủ, có chất l ượng tất cả các phép thử mà phòng kiểm tra chất lượng tiến hành.
+ Hệ thống hồ sơ tài liệu: tất cả hoạt động của phòng kiểm tra chất lượng đều thực hiện theo hệ thống quy trình đã được phê duyệt – ban hành và được lưu thành hệ thống hồ sơ tài liệu.
+ Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị: phòng kiểm tra chất lượng được trang bị đầy đủ mọi hạng mục để lấy mẫu, đo lường và thử nghiệm cần thiết để thực hiện chính xác công việc thử nghiệm và hiẹu chuẩn.
+ Tiêu chuẩn và phương pháp thử: Tiêu chuẩn và phương pháp mới do phòng kiểm tra chất lượng xây dựng và ban hành, phải được tiến hành theo đúng quy trình thao tác chuẩn (SOP).
+ Mẫu thử: mẫu thử nghiệm có ảnh hưởng đến kết quả kiểm nghiệm. V ì vậy việc lấy mẫu, đảm bảo tính nguyên vẹn của mẫu phải được thực hiện để không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Các thao tác n ày tại công ty được thực hiện rất nghiêm ngặt, cụ thể:
Lấy mẫu và nhận mẫu: việc tiến hành lấy mẫu, vận chuyển mẫu, nhận mẫu và bảo quản mẫu nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm được tiến hành theo đúng quy trình thao tác chuẩn về lấy mẫu đã quy định.
Lưu mẫu: trong quá trình phân tích, tất cả các mẫu được bảo quản cẩn thận. Việc lưu mẫu trong quá trình phân tích được thực hiện bởi kiểm nghiệm vi ên. Sau khi kết thúc phân tích, một phần mẫu đ ược lưu tại phòng lưu mẫu của công ty theo đúng quy chế.
+ Thử nghiệm và đánh giá kết quả: quá trình này tại công ty thực hiện bởi các kiểm nghiệm viên được đào tạo và kiểm soát bởi trưởng phòng kiểm tra chất lượng theo đúng tiêu chuẩn và phương pháp yêu cầu.
Kết quả kiểm nghiệm thành phẩm được thể hiện qua một số chỉ tiêu đánh giá sau:
Tính chất: đúng sản phẩm, hình thức cảm quan phù hợp.
Độ đồng đều khối lượng: thể hiện mức độ ổn định và đồng đều của sản