PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.3. Đặc điểm chăn nuôi hươu sao của hộ
1.1.3.2. Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ nông dân
Chuồng trại
Có 2 hình thức chăn nuôi hươu ở huyện Hương Sơn:
- Nuôi nhốt hoàn toàn
Hình thức nuôi nhốt này thường được các hộ chăn nuôi áp dụng phổ biến, phù hợp với quy mô chăn thả nhỏ. Đặc điểm của hình thức chăn nuôi này là hươu sao được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng và hằng ngày chúng ta đem thức ăn, nước uống và vệ sinh chuồng trại. Việc xây dựng chuồng trại phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của hươu, có độ bền vững chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất, phải tiết kiệm nguyên vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khỏe của hươu. Chuồng nuôi phải được xây cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiễm và tiếng động. Phải là nơi cao ráo và phải là vị trí thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng tốt nhất là xây dựng chuồng phía Nam hoặc Đông Nam để điều hòa được khí hậu của chuồng nuôi. Nền chuồng phải có độ dốc từ 1 – 20 và phải cao hơn vùng đất xung quanh từ 10 – 15 cm, nền chuồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc nền
đất nện chặt đầu được. Hươu đực được nhốt riêng trong một gian chuồng phải có diện tích từ 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để tạo ra sự thoải mái để có thể giao phối trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm chuồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn này thường rộng từ 12m2 trở lên. Chuồng hươu thường được xây ở cạnh nhà để tiện chăm sóc và kiểm tra. Nuôi nhốt có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng không thỏa mãn tập tính sinh lý vật nuôi chính vì thế chúng ta nuôi nhốt nhưng phải có sân chơi. Diện tích sân chơi to nhỏ tùy thuộc vào số lượng hươu nuôi trong ô chuồng, trung bình khoảng 20 – 50 m2. Xung quanh sân chơi được rào bằng lưới thép hoặc hàng rào gỗ chắc chắn. Thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại thức ăn thô xanh bổ sung hằng ngày, nước uống cho hươu dùng nước giếng khơi chứa trong máng uống để ở cạnh hoặc ngài chuồng có lỗ thông cho hươu thò cổ ra để uống.
-
Bán chăn thả (nuôi nhốt có sân chơi)
Hình thức chăn nuôi này thường áp dụng ở các trang trại chăn nuôi quốc doanh như vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình, trại hươu đảo suối Ba Vì – Hà Tây, công ty cổ phần hươu giống Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Phương thức chăn nuôi này được thiết kế khu chăn thả có diện tích phù hợp với số lượng hươu chăn nuôi. Diện tích của mỗi khu chăn nuôi khoảng 1.500 – 2000 m2 thả từ 10 – 20 con, xung quanh được rào bằng lưới thép cùng với cọc xi măng chắc chắn, trong khu vực khu chăn thả được trồng cây để làm bóng mát và làm thức ăn bổ sung cho hươu. Trong mỗi ô như vậy có nhà nghỉ, có hệ thống máng ăn, nước uống cho hươu. Hươu được thả tự do trong mỗi ô, được đi lại tự do. Người chăn nuôi hằng ngày đem thức ăn vào cho hươu theo giờ quy định và kiểm tra tình trạng sức khỏe, mức độ đi lại, vệ sinh phòng dịch cho hươu. Vào mùa sinh sản hoặc mùa thu hoạch nhung cần bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần thức ăn. Hươu con khi tách mẹ (3 tháng trở lên) được nuôi riêng ra. Hình thức chăn nuôi này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng, phù hợp với hoạt động sống hoang dã của nó. Hình thức này cũng phù hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Giống:
Giống là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi hươu của các hộ nông dân. Chọn hươu giống thường phải quan tâm đến bố, mẹ, anh chị em, có khi cả ông bà của chúng để xem xét thế nào. Chính vì vậy chọn hươu
giống như thế nào sẽ mang lại thành công thì đây là vấn đề rất đáng chú ý. Cụ thể cần chú ý những điểm chính sau:
- Chọn hươu đực giống:
* Lý lịch: Hươu đực bố phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: có sức khoẻ tốt, có năng suất sản xuất nhung cao khối lượng nhung cao từ 0,8kg trở lên., tính dính di truyền tương đối ổn định. Hươu con cũng có khối lượng nhung cao, sức sống tốt, nếu hươu bố mẹ có nhiều khả năng chống đỡ bệnh tật và tạp ăn thì càng tốt.
* Về ngoại hình : Hươu sơ sinh phải có trọng lượng 4kg trở lên. Nhìn tổng thể khỏe, lông mượt, cân đối và có nhiều đặc điểm của giống đực. Lông mượt mặt rộng, vừng trán nhô cao, hai xoáy trán cao và cách xa nhau nếu con đực có sừng (nhung) thì hai bên sừng phải tạo thành hình chữ Y và hai đỉnh càng rộng càng tốt. Những con mà có cặp sừng (nhung) song song là nhung kém. Cổ ngắn, vòm cổ hơi sà xuống trụng như cú ướm, ngực thon mỡnh ngựa, lưng thấy chỉ lưng rừ, chõn ngắn vừa phải và mập, luôn đi bằng 4 ngón chân.
- Chọn con cái: Con cái có chức năng cơ bản là sinh sản vì vậy khi chọn con cái ngoài phần theo dừi lý lịch về hươu thỡ cần phải chỳ ý một số đặc điểm điển hỡnh như sau:
Lý lịch của hươu cái không bị cận huyết, nếu bị cận huyết hoặc đồng huyết thì có thể dẫn đến vô sinh, bệnh này có nhiều và không thể chữa được. Phải xem xét đời mẹ của hươu cái nếu mà con mẹ tốt, thuận lợi trong việc phối giống, sinh con và chăm sóc con tốt, nhiều sữa, một năm đẻ một lần thì là tốt. Hươu con sinh ra phải to khoẻ (từ 3.5 kg trở lên), phải hài hoã giữa các phần của cơ thể, theo thể trạng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng.
Chọn những hươu cái giống đầu nhỏ, mồm hơi rộng (tạp ăn), vành mắt có lông màu nâu hoặc nhung nâu, không trắng quá.
Cổ hươu cái phải dài, nổi gân, thân mình hơi ngắn, lông mượt, lưng thẳng, bụng vừng xuống, mụng trũn đều và nổi (chứng tỏ xương chậu to, dễ đẻ và khụng bị dị tật).
Những hươu con giống tốt như những đặc điểm nói trên thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi hươu.
- Kỹ thuật chăm sóc hươu sao: Chăn nuôi hươu thì chăm sóc nuôi dưỡng hươu cũng là công việc rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đết kết quả của việc chăn nuôi hươu. Qua quá trình nghiên cứu và tình hiểu chăn nuôi, chăm sóc hươu của các hộ nông dân cho chúng ta những kinh nghiệm:
+ Nhu cầu dinh dưỡng
Đối với những trại nuôi hươu, cần thiết phải lập quy hoạch thức ăn ngay từ đầu.
Có kếhoạch trồng cây cỏ bảo đảm đầy đủ và thường xuyên thức ăn cho hươu, tránh tình trạng bịđộng, lệ thuộc vào thiên nhiên.
Thức ăn cho hươu sao phải bảo đảm đầy đủ chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng, nướcvà sinh tố.
+ Các loại thức ăn
Thức ăn của hươu Sao gồm nhiều loại lá, cỏ, củ, quả,…chủ yếu là các lá cỏ non.
Hươu sao còn sử dụng cả những thức ăn đã được chế biến như: Cháo ngô, cám, gạo, thức ăn ủ xanh, ủ chua, phơi khô.
Dưới đây là bảng thống kê tên và chất lượng các loài cây đã được dùng làm thức ăn cho hươu.
* Rất tốt:
Lá mít, lá ruối, lá và quả sung, lá sung vè, cỏ voi, cây ngô, dây, củ khoai lang, rau muống, lá hu đay, lá ngát, lá sấu và bông bạc.
* Tốt:
Lá chay, lá và quả vả, lá dâu, mía , gạo, cám, lúa nếp, gạo, cám, lúa tẻ, lá xoan, dây lang rừng, dây muống rừng, dây lạc, sắn dây rừng, lá ngát trơn, lá củ sắn, cây bọt ếch, dâu gia xoan, lá sấu, lá núc nác, lá thôi ba, cò ke.
* Trung bình:
Cây vú bò, lá ngải, lá năng, cỏ lá tre, cỏ dầy, cỏ lỡi mác, cỏ chân nhện, cỏ mần trầu, cỏ sâu róm, lá nhội, cỏ sữa lá lớn, cỏ sữa lá nhỏ, lá chòi mòi, lá khế, cây chuối rừng, thài lài trắng, thài lài tía, lá muối, lá lạc tiên, lá bồ quân, lá chè xanh, chè rừng, tu hú lá nhỏ, mua lá lớn, lá, quả đu đủ, rau rắn, bời lời, bí ngô, đay rừng, rau má.
* Ít ăn:
Rau má, cỏ tranh, cỏ gà, lá bởi, hồng bì, lá tre, lá bồ kê, ké hoa đào, ké hoa vàng, mua lá nhỏ, vừng và lá táo. Thống kê đến nay ta thấy, 72 loài thực vật có thể dùng làm thức ăn cho hươu, trongđó có 15 loài là thức ăn tốt nhất, 20 loài là thức ăn tốt, 28 loài trung bình, 9 loài được hươu ít ăn hơn. Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng các loại thức ăn theo mức độ thích ăn của hươu ở trên cũng chỉ là tương đối, bởi vì nó còn tuỳ thuộc vào từng địa phương, từng mùa và vào kỹ thuật chăn nuôi.
Hươu thường thích ăn lá cỏ non hay lá chánh tẻ. Khi lá đã già thì hươu chuyển sang ăn thức ăn khác.Chúng ta nên cho ăn nhiều loại thức ăn để hươu có đủ các chất.
Chớ nên cho ăn đơn điệu.
Hươu là động vật ăn được rất nhiều loại thức ăn nhưng thức ăn chính của hươu là các loại cỏ, lá, cành, cây có sẵn trong tự nhiên ngoài ra còn có các sản phẩm chính và phụ
trong nông nghiệp được sử dụng làm thức ăn như: đậu, ngô, lạc…những sản phẩm phụ chế biến như rỉ đường, tấm, cám…và còn cho ăn thêm các loại men tiêu hóa, khoáng, đạm, các loại vitamin,... bổ sung chất dinh dưỡng và phòng trừ một số bệnh cho hươu.
Bảng 1. Khẩu phần thức ăn cho hươu trong một ngày đêm Loại hươu
Thức ăn thô xanh
(kg)
Thức ăn củ quả
(kg)
Thức ăn tinh (kg)
Muối ăn ( g)
Hươu từ 3 – 12 tháng tuổi 5 – 8 1,0 0,10 5 – 10
Hươu đực, cái (không mang thai), hươu hậu bị
(trên 12 tháng) hươu cái mang thai thời kỳ đầu 8 -12 1,0 0,20 10 – 15 Hươu cái mang thai thời kỳ 3 – 4 tháng tuổi 12 1,5 0,5 10 – 15
Hươu cái nuôi con 12 2,0 0,75 15
Hươu đực mọc nhung 12 2,0 1,00 20
Nguồn: Viện sinh thái tài nguyên và môi trường Thức ăn thô xanh gồm các loại như: dây khoai lang, cây lạc, lá các loại cây ăn quả, cây chuối, ngọn mía, thức ăn quả củ như cà rốt, bắp cải, khoai tây, mít, chuối, thức ăn bổ sung như muối ăn, vitamin….
Tuy hươu là động vật ăn tạp nhưng thức ăn chế biến phải sạch. Tùy từng giai đoạn cụ thể mà khẩu phần, liều lượng thức ăn phân bổ khác nhau.
Quy trình cắt nhung hươu
Cắt nhung qua 3 thời kỳ: trái mơ, yên ngựa, gác sào. Người ta thường cắt nhung vào thời kỳ yên ngựa là thích hợp nhất thường là từ 45 – 60 ngày. Quá trình cắt nhung phải nhanh gọn, an toàn cụ thể như sau:
a) Chuẩn bị dụng cụ
- Cưa sắt để cắt nhung, cưa thật sắc, thường dùng cưa xương dụng cụ y tế.
- Thuốc cầm máu và thuốc chống nhiễm trùng: Vitamin K, cỏ mực hay lá cây hoàng xà, một ít mun đốt từ lá cây khô, thuốc kháng sinh như Ampicilin, Tetracilin.
- Lá chuối hơ nóng sơ qua cho dẻo, đỡ rách, dây buộc để giữ các loại lá, thuốc cầm máu. Dây nên buộc lỏng bình thường, không quá chặt. Vì chỉ cần chờ khoảng 1h đồng hồ cầm máu xong cho dây tự rớt ra. Bọc kín lâu thì vết cắt sẽ có dấu hiệu thối, nếu dây không tự rớt thì người dân phải tháo nó ra.
- Chuồng để cắt nhung (thường là phòng nuôi nhốt nó)
- Một ít rượu để vào trong chậu nhỏ: thoa rượu lên nhung để ra huyết nhung.
Huyết nhung nguyên chất muốn để lâu phải bỏ thêm ít đường, bỏ vào tủ lạnh. Huyết thường người ta hòa tan vào rượu để uống gọi là rượu huyết nhung.
- Nhân lực: khoảng từ 4 – 6 người đàn ông khỏe hiểu biết về việc cắt nhung. Vì
phòn nuôi hươu thường không được to rộng lắm, nếu quá nhiều người giữ sẽ chật chội, khó làm và không cần thiết,thừa nhân lực. Nếu ít người thì không đủ sức giữ hươu, gây ảnh hưởng tới việc cắt. Một người cầm cưa để cắt, hứng huyết nhung, một người giữ 2 sừng của nó cho chắc chắn để việc cắt nhung được dễ dàng. Những người còn lại giữ các bộ phận khác của hươu như chân trước, chân sau cho nó khỏi giãy giụa.
b) Bắt hươu để cắt nhung
- Trước khi vào bắt hươu để cắt nhung nên dùng rơm rạ, cỏ khô để lót nền chuồng hoặc khu vực để cắt nhằm tránh cho con vật bị thương trong thời gian cắt và người giữ hươu cũng được sạch sẽ, an toàn hơn.
- Cách bắt giữ cần hai người trong đó một người quen nhất đối vơi con vật người này vào trước, vuốt ve hươu rồi chờ thời cơ thuận lợi người kia phải trùm lên đầu con vật, đồng thời người quen với hươu túm chân trước kéo, những người khác nhanh chóng kéo hai chân sau, vật hươu nằm nghiêng trên nền chuồng (chú ý thao tác không nên đứng sau hươu mà phải đứng bên sườn con vật).
- Sau khi hươu đã nằm nghiêng thì cần hai người giữ chân sau, một người giữ hai chân trước, một người khác, ngồi bệt xuống nền chuồng, duỗi chân, đặt đầu, cổ tì lên hai chân và giữ đầu cho người thứ năm dùng cưa để cắt nhung.
- Các thao tác cũng như trên nhưng cách làm cho hươu ngã nằm nghiêng bằng cách một người dùng vòng dây giật ngã hươu sau đó tất cả những người còn lại nhanh chóng giữ chặt chân và các thao tác còn lại giống như phương pháp trên.
c) Các thao tác cắt nhung
- Thời gian cắt nhung khoảng 50 - 55 ngày sau khi mọc là tốt nhất vì có chất lượng cao và không ảnh hưởng nhiều đến các chu kỳ tiếp theo.
- Cưa cách chân đế nhung khoảng 1 cm.
- Cưa và các thao tác phải thật nhanh, gần đứt thì cưa chậm lại để không bị xước bằng dụng cụ cắt nhung thật sắc.
- Cầm máu nhanh. Để cầm máu nhanh sau khi cắt, thuốc tốt nhất thường được dùng là:
+ Bài 1: Mực tàu trộn với than củi tán bột pha với nước sôi để nguội ở dạng sền sệt, sau khi cắt xong đắp vào ngay, xong bên nào đắp bên đó nắm lấy đế sừng được 3 - 5 phút càng tốt (ít nhất là 1 phút)
+ Bài 2: Than lá chuối khô sạch, trộn với dầu lạc ở dạng đặc sền sệt đắp vào và cũng cần nắm lấy đế sừng 3 - 5 phút khi thực sự cầm máu thì băng bó lại bằng gạc và buộc lại bằng dây vải.
+ Bài 3: Cây hoàng xà hay con gọi là cây ba lóng giả nhỏ bịt vào chỗ cắt dùng vải sạch bịt ngoài và bó lại đến khi cầm máu thì tháo ra là được.
d) Các phương pháp bảo quản và chế biến nhung
Nhung cắt xong cần được đem chế biến ngay vì nhung có nhiều máu và chất thịt, để lâu dễ bị thối hoặc ruồi nhặng đẻ trứng vào sinh dòi bọ.
Có nhiều cách chế biến, nhưng dù áp dụng cách nào cũng phải làm những động tác đầu tiên sau đây:
- Dùng cồn hay rượu rửa sạch vỏ nhung.
- Khõu dớu lớp da qua mặt cắt để khi sấy da nhung khụng co lờn, trơ phần lừi, cặp nhung không đẹp.
- Lấy băng giấy hoặc băng vải quấn quanh vỏ nhung để khi sấy khô vẫn giữ được màunhung.
* Phương pháp bỏ tủ đá làm đông
Phương pháp đầu tiên mà người dân Hương Sơn hay sử dụng là bỏ vào tủ đá. Đối với phương pháp này, khi cắt nhung xong, chà một ít đường mía lên vết cắt rồi bỏ vào tủ đá làm đông, thường bảo quản được khoảng 1 tháng, chi phí cho việc bảo quản là tốn khoảng 300 ngàn đồng tiền điện cho 1 tháng đối với tủ đựng được từ 1-2 tạ nhung.
Sau đó nhung được đưa ra và chế biến lại bằng nhiều phương pháp khác.
* Phương pháp sấy khô nhung
Đối với phương pháp này sau khi sấy muốn sử dụng thì 1 cặp nhung ăn trong vòng 1-2 tháng tùy theo nhung to nhỏ và thể trọng người sử dụng. Khi ăn dùng dao cạo bề mặt nhung khô để cho ra lớp bột mịn, bỏ bột đó trong một cái chén hấp cách thủy hoặc là bỏ trên nồi cơm mới nấu xong, chín nhờ hơi nóng đó, rồi trộn cùng ít cơm và ăn. Cách khác là chúng ta dùng bột mịn cạo rồi đó hòa tan trong bát cháo và ăn. Ăn một ngày từ 1-2 lần, mỗi lần ăn một ít vì nếu ăn quá nhiều sẽ hao tốn, không có tác dụng thêm và cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nếu ăn quá ít thì không đủ chất dinh dưỡng.
(1) Phương pháp sấy nhung từ tươi sang nhung nhánh khô
Nếu bảo quản bằng phương pháp nay thì khi cắt nhung tươi ra ta phải sấy ngay, chậm nhất là sau 2 giờ. Khi sấy, nhung bị mất nước nên sấy làm sao không làm cho