Ý nghĩa của việc chăn nuôi hươu đối với phát triển kinh tế hộ - Tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 39)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.4. Ý nghĩa của việc chăn nuôi hươu đối với phát triển kinh tế hộ - Tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập

Người dân sống ở nông thôn chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp với nguồn thu nhập ít ỏi từ nông nghiệp và chịu sự tác động của ngoại cảnh. Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp làm cho thu nhập của người dân không ổn định, dẫn tới khó khăn trong cuộc sống. Là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ hộ nghèo trong nông

nghiệp. Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn được đảng và nhà nước coi là công việc hàng đầu trong phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ, nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, nhiều dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai. Tại địa bàn huyện Hương Sơn phát triển chăn nuôi hươu sao là một trong những chủ trương được lựa chọn là ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn.

Hươu sao là đặc sản của Hương Sơn được đầu tư phát triển mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Trong suốt một đời, bình quân hươu sao cho khoảng 15-20 cặp nhung, có thể hơn vì có con một năm cho 2 cặp.

Mỗi cặp từ 0,3-1,8kg bán với giá 8-15 triệu đồng/kg. Hươu cái sinh sản mỗi năm cho một con, hươu con cái với giá 2-5 triệu đồng/con, hươu con đực 5-10 triệu đồng/con.

Với cách tính như vậy ta có thể tính được nguồn doanh thu từ việc chăn nuôi hươu của các hộ gia đình.

- Việc phát triển chăn nuôi hươu kéo theo sự phát triển của các ngành khác Khi chăn nuôi hươu phát triển kéo theo các ngành chế biến sản phẩm hươu phát triển theo như rượu nhung, cao nhung hươu, cao xương hươu, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, quán thịt hươu,... đóng góp nhiều cho nguồn thu. Nhiều hộ làm giàu từ việc chăn nuôi, tiêu thụ các sản phẩm của hươu sao.

1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 1.1.4.1. Chỉ tiêu nguồn lực sản xuất

 Tình hình đất đai của hộ

 Diện tích trồng cỏ, diện tích chuồng trại chăn nuôi hươu sao

 Tình hình nhân khẩu và lao động/hộ

 Tình hình vốn và phân bổ vốn

1.1.4.2. Chỉ tiêu thể hiện tình hình chăn nuôi - Số hộ chăn nuôi hươu

- Quy mô, cơ cấu, số lượng hươu từng hộ và toàn huyện - Số con trung bình trong 1 hộ nuôi

- Sản phẩm xuất ra trong 1 năm

1.1.4.3. Chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ

- Hình thức tiêu thụ

- Số lượng trung gian, số cấp thể hiện trên các kênh tiêu thụ - Giá bán sản phẩm

1.1.4.4. Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao

Chỉ tiêu đánh giá kết quả

 Giá trị sản phẩm (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm của một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định.

GO = ∑( QI * Pi) Trong đó:

Qi là khối lượng sản phẩm i Pi là đơn giá sản phẩm loại i

Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:

GO = ∑ QiPi + qipi

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i Pi là đơn giá sản phẩm loại i

Qi là khối lượng sản phẩm phụ loại i pi là đơn giá sản phẩm phụ loại i

 Chi phí trung gian IC: Là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tính phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong một kỳ chăn nuôi hươu

IC = ∑ Cj

Trong đó : Cj là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ chăn nuôi

 Giá trị gia tăng VA: Là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa được sản xuất và chi phí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị gia tăng bao gồm phần tiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành công thêm vào giá thành của đầu ra.

VA = GO – IC

 Thu nhập hỗn hợp MI: Là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một kỳ sản xuất.

MI = GO – IC – (A+T) = VA – (A + T+W)

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ.

T là thuế sát sinh cần đóng cho nhà nước.

W là lao động thuê ngoài

Nhà nước bãi bỏ thuế sát sinh đối với chăn nuôi hươu, ở đây thường là lao động trong gia đình, rất ít thuê ngoài nên T = 0, W = 0. Bởi vậy:

MI = VA – A

 Lợi nhuận: Pr = MI – L*Px

L: Số lao động gia đình

Px: Chi phí cơ hội của lao động gia đình

+ Thời gian lao động trong chăn nuôi hươu chủ yếu là tận dụng thời gian, nên số công lao động gia đình được quy đổi thành số ngày công:

L = Thời gian nuôi hươu trong 1 ngày * tổng số ngày nuôi/đợt thu hoạch 8

+ Px tính theo giá lao động phổ thông tùy thuộc vào mức mà hộ mong muốn, thường dao động 120 – 150 ngàn đồng/công

 Tổng chi phí: TC là tổng toàn bộ tất cả các chi phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC

- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian: VA/IC

- Tỷ suất giá thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian: MI/IC

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo tổng chi phí: GO/TC

- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo tổng chi phí: VA/TC

- Tỷ suất giá thu nhập hỗn hợp theo tổng chi phí: MI/TC 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w