Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu sao

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN

2.3. Tình hình chung chăn nuôi hươu ở địa bàn huyện Hương Sơn 1. Quy mô chăn nuôi hươu

2.3.2. Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu sao

Cho đến nay, chăn nuôi hươu đã giúp cho các hộ nông dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những nghề khác đồng thời góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện Hương Sơn. Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu sao được thể hiện qua bảng 8.

Quan sát bảng 8 ta thấy được giá trị thu được từ chăn nuôi hươu của hộ chăn nuôi qua 3 năm liên tục tăng. Tổng giá trị thu được từ chăn nuôi hươu năm 2012 đạt 226.034 triệu đồng, năm 2013 là 289.830 triệu đồng và đến năm 2014 đạt 374.450 triêu đồng.

Bình quân mỗi năm tăng lên 128,71%. Điều này cho thấy chăn nuôi hươu ở huyện Hương Sơn đang phát triển và mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi hươu.

Tổng giá trị đàn hươu qua 3 năm cũng tăng lên đáng kể cụ thể như: năm 2012 đạt 140.684 triệu đồng do giá trung bình 1 con hươu đực năm 2012 là 6 triệu đồng/con, hươu cái là 4 triệu đồng/con tổng số 15.012 đực và 12653 cái. Năm 2013 với 16.670 đực giá 8 triệu đồng/con, 13.830 cái giá 4 triệu đồng/con, tổng giá trị đàn hươu là 188.680 triệu đồng. Năm 2014 với 18.206 đực giá 10 triệu đồng/con, 14.896 cái giá 5 triệu đồng/con, tổng giá trị đàn hươu là 256.540 triệu đồng. Bình quân mỗi năm tăng 135,05%.

Sản lượng nhung hươu trong 3 năm nghiên cứu của huyện cũng tăng lên đáng kể.

Tính theo giá hiện hành thì năm 2012 sản lượng nhung của toàn huyện là 6,68 tấn trị giá 66.800 triệu đồng, năm 2013 tăng lên đạt 8,03 tấn với giá trị giá 80.300 triệu đồng.

Cho đến năm 2014 sản lượng nhung thu được là 9,12 tấn trị giá 95.760 triệu đồng.

Bình quân mỗi năm giá trị sản phẩm nhung tăng lên 119,73%.

Hươu giống của huyện qua 3 năm cũng tăng lên năm 2012 có3600 con trị giá 18.000 triệu đồng. Năm 2013 tăng lên 3370 con trị giá 20.200 triệu đồng. Sang năm 2014 đạt 3558 con trị giá 21.350 triệu đồng, với tốc độ phát triển đàn hươu giống bình quân mỗi năm là 108,96%.

Sản phẩm phụ của hươu cũng ngày được chú ý và tận dụng, giá trị của nó cũng tăng lên qua 3 năm. Năm 2012 là 550 triệu đồng, 2013 là 650 triệu đồng, đến 2014 là 800 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 120,63%.

Bảng 8. Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu của các hộ nông dân huyện Hương Sơn 3 năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh

SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) 13/12 14/13 BQ Tổng 226.034 100,00 289.830 100,00 374.450 100,00 128,22 129,20 128,71 Giá trị đàn hươu 140.684 62,24 188.680 65,10 256.540 68,51 134,12 135,97 135,05 Nhung 66.800 29,55 80.300 27,71 95.760 25,57 120,21 119,25 119,73 Hươu con 18.000 7,96 20.200 6,97 21.350 5,70 112,22 105,69 108,96 Sản phẩm phụ 550 0,25 650 0,22 800 0.22 118,18 123,08 120,63

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hương Sơn 2.3.3. Tình hình chăn nuôi hươu sao ở các hộ khảo sát

2.3.3.1. Thông tin chung về các hộ khảo sát năm 2014

Qua quá trình khảo sát 60 hộ chăn nuôi hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn ta phân thành 3 nhóm hộ theo quy mô như đã trình bày ở trên: hộ quy mô nhỏ (1-5 con), hộ quy mô vừa (6-9 con), hộ quy mô lớn (≥10 con). Nhận thấy trong 60 hộ khảo sát có tới 30 hộ thuộc quy mô nhỏ (50%), 18 hộ quy mô vừa (30%) và 12 hộ quy mô lớn (20%). Số hộ quy mô lớn ít hơn so với số hộ quy mô nhỏ và vừa chứng tỏ quá trình chăn nuôi ở đây chủ yếu là nhỏ lẻ phân tán, đang ngày càng tập trung và mở rộng về quy mô.

Chủ hộ chăn nuôi hươu thường là nam chiếm đến 90% ở hộ quy mô nhỏ và 100% ở hộ quy mô lớn, điều này nói lên quyền làm chủ gia đình vẫn thường là đàn ông và đàn ông có khả năng quyết đoán, táo bạo hơn trong đầu tư.

Tuổi bình quân của các hộ chăn nuôi lớn ít hơn hộ chăn nuôi nhỏ, người trẻ thường có nhiều khả năng làm ăn. Ở huyện Hương Sơn các chủ hộ hầu như đều được đi học, không có người không biết chữ, nhưng trình độ học chưa cao, chủ yếu mới chỉ học đến cấp 1, cấp 2, còn trình độ Trung cấp – Cao đẳng – Đại học còn khá thấp, chỉ

chiếm bình quân 9,31% trong tổng số hộ, trong khi đó số chủ hộ học cấp 1 là 47,54%, cấp 2 là 43,15%. Các hộ quy mô chăn nuôi càng lớn thì càng có trình độ văn hóa và nghề nghiệp cao hơn. Trình độ người dân chưa cao lắm ảnh hưởng đến việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật, đến việc tính toán chi phí lợi nhuận và phân tích thị trường.

Bảng 9. Thông tin chung về các hộ khảo sát

Chỉ tiêu ĐVT

Chia theo quy mô chăn nuôi hươu sao Hộ quy

mô nhỏ Hộ quy

mô vừa Hộ quy

mô lớn BQC

1 Số hộ Hộ 30 18 12

2 Giới tính

Nam % 90 96 100 95,33

Nữ % 10 4 0 4,67

3 Tuổi BQ Tuổi 44,75 45,10 45,85 45,23

4 Trình độ học vấn

Không biết chữ % 0 0 0 0

Cấp 1 % 100 100 100 100

Cấp 2 % 52,21 47,57 42,83 47,54

Cấp 3 % 42,23 43,10 44,12 43,15

Trung cấp – CĐ – ĐH % 5,56 9,33 13,05 9,31

5 Kinh nghiệm nuôi hươu

Năm 11,45 15,56 18,01 15,01

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát Chăn nuôi hươu sao tuy không khó nhưng để chăn nuôi hươu sao thành công và mang lại hiệu quả cao thì cần phải có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Qua điều tra ta thấy được các hộ chăn nuôi hươu sao tại xã có kinh nghiệm nuôi hươu từ khá lâu, các hộ có kinh nghiệm chăn nuôi trên 15 năm thường tập trung ở các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường có kinh nghiệm chăn nuôi ít hơn.

Qua bảng 9 ta thấy kinh nghiệm nuôi hươu sao bình quân của hộ là 15,01 năm, trong đó hộ có quy mô lớn là 18,01 năm, nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa là 15,56 năm và nhóm hộ chăn nuôi nhỏ là 11,45 năm. Những hộ chăn nuôi với quy mô lớn thường là những hộ có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi hươu vì khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi thì hộ mới mạnh dạn đầu tư vào con hươu.

2.3.3.2. Điều kiện sản xuất và kinh doanh của các hộ

Đất đai

Bảng 10. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ chăn nuôi hươu sao

theo khảo sát năm 2014

(Tính bình quân cho 1 hộ)

Chỉ tiêu

Hộ quy mô nhỏ

Hộ quy mô vừa

Hộ quy

mô lớn BQ

DT

(m2) CC

(%) DT

(m2) CC

(%) DT

(m2) CC

(%) DT

(m2) CC (%) Tổng diện tích 7.989 100 9.223 100 10.720 100 9.310,6

7

100

1 Đất thổ cư 950 11,89 978 10,60 1.201 11,20 1.043 11,20

2 Đất nông nghiệp

4.506 56,40 5.013 54,35 5.879 54,84 5.132,6 7

55,13

3 Đất XDCB 210 2,63 294 3,19 397 3,70 300,33 3,23

4 Đất lâm

nghiệp 2.323 29,08 2.938 31,86 3.243 30,26 2.834,6

7 30,44

5 Đất khác 0 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát Qua bảng 10 ta thấy rằng trong tổng diện tích đất bình quân hộ chăn nuôi hươu sao thì diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm một tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là đất lâm nghiệp, thứ tự tiếp theo là đất thổ cư, đất XDCB, hầu như không có đất khác. Điều này thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi.

Qua khảo sát cho thấy, đối với những hộ chăn nuôi với quy mô càng lớn thì tổng diện tích đất của hộ đó càng lớn. Đất thổ cư bình quân của các hộ chăn nuôi quy mô lớn gấp 1,26 lần các hộ quy mô nhỏ và gấp 1,23 lần so với hộ quy mô vừa. Diện tích đất nông nghiệp hay lâm nghiệp thì các hộ quy mô lớn hơn vẫn lớn hơn. Các cây hằng năm các hộ trồng chủ yếu là ngô, lúa, lạc, sắn, cỏ voi…. Là những loại có thể làm thức ăn cho hươu. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi hươu sao có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ cây rừng và các cây trồng nông nghiệp, giúp hộ có thể tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, mang lại hiệu quả hơn cho hộ chăn nuôi hươu sao. Hầu hết các hộ chăn nuôi hươu đều có một phần diện tích trồng cỏ khá lớn để làm thức ăn cho hươu, bình quân diện tích trồng cỏ chiếm 18.45% trong tổng diện tích nông nghiệp của hộ. Điểm này giúp hộ tối thiểu hóa được chi phí về lao động cho việc lấy thức ăn cho hươu. Đất XDCB cũng không ngoại lệ vì chăn nuôi nhiều đòi hỏi xây dựng chuồng trại nhiều.

Lao động và nhân khẩu

Kết quả điều tra cho thấy, bình quân nhân khẩu/hộ điều tra là 4,54 người. Các hộ chăn nuôi hươu chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, bình quân mỗi hộ là 2,30 lao động. Số lao động thuê thường xuyên rất thấp chỉ 0,03 lao động. Điều này có thể giải thích bởi công việc trong chăn nuôi hươu không mấy nặng nhọc nhưng nó đòi hỏi sự siêng năng, cần cù, dày dặn kinh nghiệm chăn nuôi. Do thuê lao động thì sẽ làm tăng chi phí và hiệu quả chăn nuôi. Mặt khác, bình quân mỗi lao động có thể chăn nuôi từ 12 – 15 con hươu.

Quan sát bảng 11 cho ta thấy hộ chăn nuôi hươu quy mô lớn sử dụng lao động nhiều nhất trung bình là 2,56 lao động. Trong đó lao động gia đình là 2,47 lao động, lao động thuê ngoài thường xuyên là 0,09 lao động. Số lao động thuê trong thời gian thời vụ rất ít 19,57 công/năm đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn, hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ thì không có.

Bảng 11. Số lượng nhân khẩu và lao động bình quân cho 1 hộ khảo sát

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

nhỏ

Quy mô vừa

Quy mô lớn

Bình Quân

1. Nhân khẩu Người 4,27 4,71 4,64 4,54

2. Lao động LĐ 2,12 2,21 2,56 2,30

- Lao động gia đình LĐ 2,12 2,21 2,47 2,27

- Lao động thường xuyên LĐ - - 0,09 0,03

- Lao động thời vụ Công - - 19,57 6,52

3. Một số chỉ tiêu

- Tỷ lệ NK/LĐ Người 2,01 2,13 1,81 1,98

- Tỷ lệ NK/LĐGĐ Người 2,01 2,13 1,88 2,01

- Số lao động qua đào tạo LĐ 0,27 0,43 0,57 0,42 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát

Vốn

Vốn là một yếu tố đầu vào vô quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó sẽ quyết định đến cách thức và mức đầu tư của các hộ. Qua đó cùng với các yếu tố khác sẽ cho năng suất và hiệu quả khác nhau. Ngành chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn các hộ chăn nuôi hươu cần mức đầu tư vốn rất lớn để mua hươu giống, chuồng trại, mua thức ăn, thuốc chữa bệnh…

Để thấy rừ được sự điều đú chỳng ta quan sỏt số liệu bảng 12. Qua bảng ta thấy lượng vốn bình quân của một hộ chăn nuôi hươu là 102.85 triệu đồng. Nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn tự có là 78.48 triệu đồng chiếm 76.31 % , ngoài ra chủ hộ còn đi vay ngân hàng và các tổ chức khác là 24.37 triệu đồng chiếm 23.69 %. Nhìn chung các hộ chăn nuôi ở xã Sơn Quang đã sử dụng nguồn vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đúng mục đích.

Các chủ hộ chăn nuôi hươu sao chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có và vốn đi vay.

Lượng vốn bình quân của hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ là 46.26 triệu đồng, trong đó nguồn vốn tự có của hộ gia đình là 30.5 triệu đồng chiếm 65.93%. Nguồn vốn đi vay là 15.76 triệu đồng chiếm 34.07 %. Trong tổng số vốn đi vay thì vốn ngân hàng là 5.83 triệu đồng, chiếm 37% và ngồn vốn vay từ người thân bạn bè là 9.93 triệu đồng chiếm 63%. Đối với hộ chăn nuôi quy mô vừa thì tổng số vốn bình quân là 88.38 triệu đồng, trong đó số vốn tự có của gia đình là 68.94 triệu đồng chiếm 78% và vốn đi vay là 19.44 triệu đồng chiếm 22%.

Đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn (≥10 con) thì số vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Tổng số vốn tính bình quân cho một hộ gia đình là 173.92 triệu đồng trong đó 136 triệu đồng là vốn tự có của gia đình chiếm 78.2

%, vốn đi vay là 37.92 triệu đồng chiếm 21.8% tổng số vốn bình quân của hộ. Trong tổng số vốn đi vay thì có 7.08 triệu đồng là vay từ người thân trong gia đình, 3.75 triệu đồng là vốn vay trả lãi từ hàng xóm láng giềng và 27.08 triệu đồng là vốn vay từ ngân hàng quỹ tín dụng.

Qua quá trình điều tra cho thấy các hộ gia đình chăn nuôi hươu đều mong muốn để đầu tư thêm con giống, chuồng trại để mở rộng quy mô. Ngoài ra các chủ hộ chăn nuôi còn muốn có một lượng vốn để đầu tư mua nguyên vật liệu, trang thiết bị… làm kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và các ngành nghề khác. Tuy nhiên nguồn vốn vay trực tiếp từ ngân hàng là rất ít, lãi suất còn cao chưa đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy đây là một khó khăn rất lớn mà người chăn nuôi còn gặp phải.

Bảng 12. Vốn và cơ cấu nguồn vốn bình quân một hộ chăn nuôi hươu điều tra năm 2014 Chỉ tiêu

Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô vừa Hộ quy mô lớn BQC SL

(Trđ) CC (%) SL

(Trđ) CC (%) SL

(Trđ) CC (%) SL

(Trđ) CC (%)

Tổng số vốn 46.26 100 88.38 100 173.92 100 102.85 100

1. Vốn tự có 30.5 65.93 68.94 78 136 78.2 78.48 76.31

2. Vốn vay 15.76 34.07 19.44 22 37.92 21.8 24.37 23.69

- Vay người thân không trả lãi 9.93 63 5.83 29.99 7.08 18.67 7.61 31.23

- Vay trả lãi từ hàng xóm láng giềng 0 0 6.94 35.7 3.75 9.89 3.56 14.61

- Vay ngân hàng, quỹ tín dụng 5.83 37 6.67 34.31 27.08 71.41 13.19 54.12

- Vay nơi khác 0 0 0 0 0 0 0 0

3. Lãi suất(%/tháng) 1,4 1,4 1,4 1,4

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát và số liệu phỏng vấn trực tiếp ngoài lề

2.3.4. Tình hình chăn nuôi của các hộ khảo sát

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w