CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1. Vị trí địa lý
Hương Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và có toạ độ địa lý từ105006’08” đến 105033’08” Kinh độ Đông và từ 18016’07” đến 18037’28” Vĩ độ Bắc. Ranh giới chính của huyện được xác định như sau: phía Bắc giáp với huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An với đường địa giới hành chính dài 39,7 km; phía Nam giáp với huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, với đường địa giới hành chính dài 36,77km; phía Đông giáp với huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, với đường địa giới hành chính dài 26,0km; phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với đường địa giới hành chính dài 56,5km.
Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 110.315 ha; chiếm 18,33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ hai trong toàn tỉnh). Huyện có hai thị trấn trong đó Thị trấn Phố Châu là trung tâm văn hoá – chính trị của huyện, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Tây Bắc; Thị trấn Tây Sơn là trung tâm dịch vụ – thương mại của huyện, là đầu mối lưu thông hàng hoá từ cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đến các vùng trong cả nước. Hương Sơn có vị trí kinh tế khá thuận lợi, nối Việt Nam với Lào rồi sang các nước ASEAN. Trên địa bàn Huyện có 2 tuyến đường huyết mạch là đường quốc lộ 8A và đường Hồ Chí Minh đi quavới chiều dài gần 70 km. Hiện tại và tương lai đây là những con đường thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, thông thương trao đổi với với các tỉnh trong vùng và cả nước, mở rộng buôn bán với Lào và các tỉnh Đồng bắc Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Chính vì vậy, đây là một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn nói riêng và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Với vị trí địa lý như vậy Hương Sơn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi hươu, cả về chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.2. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Bảng 2. Tình hình đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2012 – 2014)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh
SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 13/12(%) 14/13(%) BQ(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 110.414,78 100 110.414,78 100 110.414,78 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 13.619,44 12,33 13.406,52 12,14 13.373,63 12,11 98,44 99,75 99,10 - Đất canh tác hàng năm 7.367,74 6,67 7.136,45 6,46 7.064,75 6,40 96,86 99,00 97,93
- Đất vườn tạp 2.709,12 2,45 2.713,96 2,46 2.726,82 2,47 100,18 100,47 100,33
- Đất trồng cây lâu năm 3.398,61 3.08 3.412,24 3,09 3.438,08 3,11 100,40 100,76 100,58
- Đất nuôi trồng thủy sản 87,85 0,08 87,85 0,08 87,85 0,08 100 100 100
- Đất đồng cỏ dùng cho chăn thả 56,12 0,05 56,12 0,05 56,13 0,05 100 100,02 100,01
2. Đất lâm nghiệp 84.623,87 76,64 84.723,66 76,73 84.838,16 76,84 100,12 100,14 100,13
3.Đất thổ cư 921,53 0,83 926,52 0,84 930,03 0,84 100,54 100,38 100,36
4.Đất chuyên dùng 3.348,26 3,03 3.498,10 3,17 3.562,34 3,23 104,48 101,84 103,16
5.Đất chưa sử dụng 7.901,68 7,17 7.859,98 7,12 7.710,62 6,98 99,47 98,10 98,79
Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Sơn
Từ bảng 2 ta thấy diện tích đất tự nhiên của huyện Hương Sơn không đổi qua 3 năm là 110.414,78 ha. Trong đó cơ cấu chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm đến 76,84%
năm 2014, tiếp đến là đất nông nghiệp chiếm 12,11%, sau theo thứ tự là đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng, đất thổ cử lần lượt là 6,98%, 3,23%, 0,84% vào năm 2014. Xu hướng đất lâm nghiệp, đất thổ cư, đất chuyên dùng ngày càng tăng, ngược lại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng lại có xu hướng giảm xuống.
Với xu hướng cơ cấu đất như vậy cho phép Hương Sơn phát triển các loài cây lâu năm, một số cây ngắn ngày và chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi hươu sao.
2.1.1.3. Địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn
Hương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây Nam (gió Lào). Khí hậu ở đây chia thành hai mựa rừ rệt, từ thỏng 5 đến thỏng 10 là mựa mưa, khớ hậu nắng núng mưa nhiều, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình hai tháng này là 370C, có lúc lên đến 400C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ xuống dưới 100C. Độ ẩm trung bình tương đối cao dao động trong khoảng 80 – 90%.
Lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào tháng 8 và tháng 9. Do có nhiều sông chảy qua nên nguồn nước khá dồi dào nhưng lại không đều trong năm. Vì vậy mùa khô thường thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, mùa mưa thường xảy ra lũ lụt. Nhìn chung thời tiết ở đây tương đối khắc nghiệt, vào mùa khô gió Lào thường gây ra nắng nóng, hạn hán, mùa mưa do có nhiều đồi núi, sông suối, địa hình lại phức tạp nên thường xuyên xảy ra hậu quả khó lường và ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống.
Bảng 3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện Hương Sơn Tháng Nhiệt độ TB
(C0)
Lượng mưa
Số ngày mưa
Độ ẩm
(%) Số giờ nắng (giờ)
Tháng 1 20,2 5 8 80 56
Tháng 2 20,7 19 7 82 32
Tháng 3 21,6 22 15 85 44
Tháng 4 26,9 48 16 87 81
Tháng 5 32,5 308 17 84 195
Tháng 6 37 315 18 84 260
Tháng 7 36 360 15 84 280
Tháng 8 34 380 20 81 260
Tháng 9 32 370 18 80 150
Tháng 10 31 210 16 78 170
Tháng 11 26 52 12 74 120
Tháng 12 22 51 10 76,4 80
Trung bình 27 250 15 81,5 152
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Hương Sơn 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Kinh tế
Theo dự thảo báo cáo đánh giá thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XXI của UBND huyện Hương Sơn cho biết kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.
Kinh tế của huyện trong những năm qua tiếp tục phát triển. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 4.166,7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá trị gia tăng (giá hiện hành) năm 2001 đạt 3,0 triệu, năm 2005 đạt 4,6 triệu, năm 2010 đạt 12,2 triệu và năm 2012 đạt 19,2 triệu đồng/người, năm 2013 đạt 23,14 bằng 83% mức bình quân chung toàn tỉnh Hà Tĩnh (26 triệu đồng). Năm 2015 tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) ước đạt 4.429 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản 31,48%; công nghiệp, xây dựng 21,3%; thương mại, dịch vụ 47,22%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 32,4 triệu đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra.
Trong những năm qua Hương Sơn đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh thương mại và dịch vụ, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra nhiều nông sản có giá trị cao như nhung hươu, cam Bù, nguyên liệu gỗ, đậu, lạc... Cơ cấu kinh tế của huyện HươngSơn chuyển dịch theo hướng tăng nhanh khu vực dịch vụ và giảm ở khu vực nông nghiệp. Nếu như năm 2001, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 80% thìđến năm 2013 giảm xuống còn 38,8%.
Trong khi đó ngành dịch vụ lại tăng nhanh chóng, năm 2000 chí chiếm 15,9% trong cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng đến năm 2013 đã vươn lên dẫn đầu với tỷ trọng 44,5%.
Ngành dịch vụ gia tăng chủ yếu là do những dự án đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và sự gia tăng của dịch vụ vận tải, xây dựng.
Bảng 4. Cơ cấu kinh tế huyện Hương Sơn giai đoạn 2001-2013
Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2011 2012 2013
GTSX (HH) (Tỷ đồng) 536 728 1412 1635 1923 2690,3
Nông nghiệp 429,0 515,0 631,1 724,9 880,2 1043,1
Công nghiệp-Xây dựng 22,0 46,0 151,0 158,3 148,0 448,7
Dịch vụ 85,0 167,0 630,0 751,8 895,0 1198,5
Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông nghiệp 80,0 70,7 44,7 44,3 41,1 38,8
Công nghiệp-Xây dựng 4,1 6,3 10,7 9,7 15,0 16,7
Dịch vụ 15,9 22,9 44,6 46,0 43,9 44,5
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn đến năm 2020
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư mạnh. Trong giai đoạn 2010-2015 có 355 công trình, dự án được xây dựng trên địa bàn, với tổng mức đầu tư 2.601 tỷ đồng. Hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn từng bước được cứng hóa, hiện nay 100%
đường liên xã, đường xã, đường huyện lộ đã được nhựa, bê tông hóa. Việc đầu tư bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các ngành kinh tế và văn hoá - xã hội, việc huy động vốn đối ứng và quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư chặt chẽ. Nhiều dự án, công trình trọng điểm được đầu tư đã tạo ra thế và lực mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là những địa bàn đặc biệt khó khăn. Trong 5 năm nguồn vốn huy động nội lực từ sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng đạt trên 550 tỷ đồng, tăng 70% so với đầu nhiệm kỳ; xây dựng 43 trường học, 14 trụ sở làm việc, 22 hội quán và một số công trình phúc lợi xã hội khác.
Theo số liệu phòng Kinh tế và Hạ tầng của UBND huyện Hương Sơn thì tổng Km đường giao thông nông thôn thực hiện được đã tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 28,1Km, năm 2013 là 63,7Km và năm 2014 vừa qua là 103,7Km thuận lợi cho việc tiêu thụ, chuyên chở các mặt hàng, sản phẩm. Khi giao thông được khai thông thì việc buôn bán trở nên phát triển.Tính đến thời điểm 26/01/2015 đã kiên cố được 344,30Km kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu cho bà con.
Thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Hệ thống chợ nông thôn tiếp tục được xã hội hóa đầu tư (chợ Nầm Sơn Châu, Chợ Mới Sơn Long) hầu hết các chợ đều phát huy được vai trò là đầu mối mua bán, trao đổi sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội trên các địa bàn. Triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ tại các xã Sơn Châu, Sơn Long, Sơn Hòa, Sơn Trung, thị trấn Phố Châu. Hệ thống thương mại nông thôn đã được quy hoạch nằm chung trong quy hoạch của tỉnh. Hệ thống cửa hàng xăng dầu đã được quy hoạch và bố trí hợp lý (13 cửa hàng xăng dầu).
2.1.2.2. Dân số và lao động
Dân số trung bình của huyện Hương Sơn năm 2013 có khoảng 116,2 nghìn người, trong đó, nam giới chiếm khoảng 49,2%, nữ giới chiếm khoảng 50,8%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên huyện Hương Sơn trong những năm gần đây nhìn chung tương đối ổn định trong khoảng 7-8%. Mật độ dân số của huyện là 105 người/km2, bằng 50%
mức bình quân chung toàn tỉnh (208 người/km2).
Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng được ổn định và từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2008 tỷ lệ này là 40,1%, năm 2010 là 32% thì đến năm 2012 còn 21%, năm 2013 là 14,06%.
Lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, song đang có sự dịch chuyển sang khu vực côngnghiệp và dịch vụ. Lao động nông nghiệp giảm từ 77,9% năm 2000 xuống còn 68.7% năm 2012, trong khi lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ 2,9%
năm 2000 lên 8,3% năm 2012; lao động dịch vụ tăng từ 19,2% năm 2000 lên 23% năm 2012. Tuy nhiên, lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làmcòn khá lớn, nhất là khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị khoảng 5,5% năm 2013.
2.1.2.3. Thông tin, truyền thông
Phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Viễn thông tăng trưởng mạnh, hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từng bước hiện đại hoá; hầu hết các địa bàn dân cư được phủ sóng điện thoại.