CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN
2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hươu sao ở địa bàn
2.4.3. Phân tích chuỗi giá trị nhung hươu 1. Các tác nhân chính tham gia chuỗi
Những tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu ở Hương Sơn bao gồm: (1) Người cung cấp vật tư nông nghiệp; (2) Nông dân/Tổ hợp tác/HTX chăn nuôi hươu; (3) Thương lái; (4)Doanh nghiệp chế biến; (5) Người bán lẻ; (6) Bệnh viện; (7) Hiệu thuốc Đông Y và (8) Hiệu thuốc Tân dược.
Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị nhung hươu
Qua sơ đồ ta có thể thấy chuỗi giá trị nhung hươu đi từ khâu đầu vào đến sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ, tiêu dùng. Ở khâu đầu vào bao gồm chuồng trại, con giống, thức ăn, thú y, khoa học – kỹ thuật, điện nước, tiền vốn và thường được thực hiện bởi các hộ nông dân, hợp tác xã, trạm thú y hay các cửa hàng bán lẻ. Tương tự như vậy thì các khâu còn lại ta cũng dề dàng thấy được các thành phần và đối tượng thực hiện khâu đó thông qua sơ đồ.
2.4.3.2. Hoạt động thị trường của các tác nhân trong chuỗi
Đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp
Qua khảo sát các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi và cấp thuốc thú y tại huyện Hương Sơn có thể thấy các hộ kinh doanh này hầu hết thuộc đại lý cấp 2 , với kinh nghiệm từ 7 – 10 năm, nên có khả năng tư vấn kỹ thuật cho nông dân sử dụng các loại thuốc thú y và cho ăn. Cũng theo kết quả điều tra thì 100% đại lý được tham gia các lớp huấn luyện về cách sử dụng các loại thuốc thú y do các công ty tổ chức. Các đại lý kinh doanh này còn hỗ trợ vốn cho nông dân bằng cách bán trả chậm, hoặc trả trước một phần. Hầu hết những đại lý kinh doanh được khảo sát đều là những hộ kinh doanh nhỏ và không sử dụng vốn vay.
Qua khảo sát thì có đến 80% các hộ mua giống hươu của các hộ nuôi hươu khác, 20% số hộ tự sản xuất giống hay mua của các doanh nghiệp khác. Về thức ăn tinh và bổ sung như ngô, cám thì hầu hết các hộ tự sản xuất tại phần đất nông nghiệp của mình
kết hợp với thu nhặt từ thiên nhiên. Một số ít hộ mua tại các đại lý lớn tại thị trấn Phố Châu hoặc các hộ trồng ngô trong xã. Thức ăn chính của hươu là các loại cỏ, lá cây có sẵn trong tự nhiên, dây khoai lang, cây lạc, lá các loại câyăn quả, cây chuối, các loại quả củ như bắp cải, khoai, mít, chuối. Ngoài ra còn có các sản phẩm chính và sản phẩm phụ trong nông nghiệp được sử dụng làm thức ăn như: đậu, lạc, ngô, tấm, cám...
Do đó, vai trò của tác nhân này trong chuỗi là không đáng kể.
Người chăn nuôi
Phần này đã được trình bày cụ thể ở phần tình hình chăn nuôi về thông tin chung của các hộ, điều kiện sản xuất, quy mô chăn nuôi,...
Theo khảo sát thì các hộ chăn nuôi hươu ở Hương Sơn đều có ý định nuôi thêm hươu trong thời gian tới nhưng việc mở rộng quy mô sản xuất lại phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường và vốn sản xuất. Các hộ nuôi hươu sử dụng một phần đất thổ cư để xây dựng chuồng trại nuôi hươu. Ngoài ra, hầu hếtcác hộ chăn nuôi với quy mô lớn đều có một phần diện tích đất để trồng cỏ, ngô làm thức ăn cho hươu. Điều này giúp các hộ chăn nuôi hươu giảm được nhiều chi phí sản xuất.
Khoảng 80% các hộ nuôi hươu đã được tham gia lớp tập huấn về kỹ năng chăn nuôi do Hội Nông dân và phòng Nông nghiệp phối hợp tổ chức. Các khóa tập huấn đã cung cấp phần nào cho người dân nhiều kiến thức về cách chăm sóc, phòng trừ bệnh và có thể áp dụng tốt vào thực tế sản xuất.
Thương lái
Các thương lái thu mua hươu đều có kinh nghiệm trung bình là 10 năm. Các thương lái phải thuê mướn lao động để phụ giúp cho hoạt động mua bán như cắt nhung, giao hàng và vận chuyển. Theo nhiều thương lái, chi phí điện thoại là chi phí lớn nhất để giao dịch với khách hàng. Nhu cầu vốn trung bình của thương lái là 200 triệu đồng. Hầu hết các thương lái đều thiếu vốn, để giải quyết tình trạng thiếu vốn các thương lái phải đi vay từ ngân hàng. Một số thương lái lớn phải vay từ 300 - 400 triệu đồng. Các thương lái thường đi thu mua và vận chuyển nhung hươu bằng xe máy. Khi cần vận chuyển đi các tỉnh xa, thì thương lái thường gửi qua ô tô khách hoặc thuê xe vận chuyển nếu cần số lượng lớn.
Các thương lái thường thu mua trực tiếp từ người nông dân. Những hộ thương lái thu mua lớn từ 400 – 500 kg/năm và hộ thương lái nhỏ có thể thu mua 40 – 50 kg/năm.
Khi mua thương lái thanh toánbằng tiền mặt và không có hợp đồng trước khi mua. Đối
tượng bán của thương lái chủ yếu là người tiêu dùng ngoại tỉnh và bán cho các đại lý thu mua khác ở Hà Nội, Hải Phòng, Tây Nguyên hay thành phố Hồ Chí Minh. Các thương lái bán sản phẩm chủ yếu theo đặt hàng của người mua thông qua điện thoại.
Doanh nghiệp chế biến
Trước đây, Viện Khoa học sinh học (thuộc bộ Khoa học và Công nghệ) đã phối hợp với Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn nghiên cứu và chế tạo thành công một số biệt dược cao cấp từ nhunghươu Hương Sơn như viên Cao nhung hươu, rượu bổ nhung hươu, viên Biogra.
Công ty CP Dược Hà Tĩnh – Hadiphar với tiền thân là quốc doanh dược phẩm Hà Tĩnh, là đơn vị cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh và nhân dân trong tỉnh và trên toàn quốc. Công ty CP dượcHà Tĩnh tiêu thụ và chế biến một số sản phẩm từ nhung hươu như: Rượu nếp sâm nhung, viên tăng lực.
Công ty Cổ phần Sơn An Hà Tĩnh ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có chi nhánh tại Hương Sơn là đại lý Tuyết Thưởng ở thôn Hải Thượng – xã Sơn Trung chuyên sản xuất, kinh doanh, mua, bán, phân phối thực phẩm chức năng như cao nhung hươu, xương hươu đóng hộp, viên tăng lực Biogra từ nhung hươu, rượu nhung hươu.
Nhìn chung, hiện nay có một số công ty chế biến và tiêu thụ sản phẩm Nhung hươu khác nhưng sốlượng còn nhỏ. Lớn nhất là Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh mới tiêu thụ được từ 8 -10% sản lượngnhung hươu tại Hương Sơn, số lượng mua không nhiều nên cũng chưa có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nông dân. Bên cạnh với hoạt động chế biến và tiêu thụ, trên địa bàn huyện Hương Sơn cũng có một số trang trại và doanh nghiệp cung cấp giống hươu, điển hình như Công ty Cổ phần hươu giống Hương Sơn,nhưng vẫn chưa cung cấp đủ lượng giống đảm bảo cho người dân có nhu cầu sản xuất.
Cửa hàng bán lẻ
Đặc điểm các cửa hàng này là bán các sản phẩm từ nhung hươu nhưng với quy mô nhỏ, thông qua quan hệ làm ăn lâu năm với các thương lái, phần lớn kết hợp bán các mặt hàng khác. Các cửa hàng bán lẻ có thể bán sản phẩm tươi, sơ chế hoặc đã nghiền bột tùy vào nhu cầu của khách hàng. Điểm đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ này thường phân bố rộng rãi khắp cả nước (chủ yếu tại Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, v..v..), nhưng lại không tập trung nhiều tại huyện Hương Sơn hay thành phố Hà Tĩnh. Các cửa hàng đã thực hiện quảng bá sản phẩm của mình dưới nhiều hình thức như bảng
biển quảng cáo hay mở websites trên Internet để thu hút thêm khách hàng.
Bệnh viên/Hiệu thuốc Đông y
Trên địa bàn huyện Hương Sơn và tỉnh Hà Tĩnh có ít bệnh viện Đông y hay hiệu thuốc Đông y. Đồng thời, số lượng các bệnh viện và hiệu thuốc Đông y tiêu thụ sản phẩm nhung hươu từ người nông dân còn hạn chế. Chủ yếu các bệnh viện và hiệu thuốc thu mua nhung hươu qua đội ngũ thương lái đã có quan hệ lâu năm. Các bệnh viện Đông y đang thu mua nhung hươu Hương Sơn bao gồm: Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đông y Quân đội, v..v..
Hiệu thuốc Tân dược
Các hiệu thuốc Tân dược thường sẽ nhập các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng của các doanh nghiệp chế biến thuốc để phân phối ra thị trường. Qua tìm hiểu về đặc điểm tiêu thụ của một số hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh lân cận, các hiệu thuốc thường nhận được chiết khấu rất cao từ các doanh nghiệp chế biến thuốc và đẩy giá thuốc lên khá cao so với giá thành sản xuất. Lý giải cho tình trạng này, các hiệu thuốc giải thích là do mức giá chung đã được các doanh nghiệp phân phối quy định và giá các loại thuốc quý như nhung hươu phải được niêm yết với giá cao để người tiêu dùng không cho rằng sản phẩm không nguyên chất.
2.4.3.3. Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị
Cơ sở hạ tầng
Tại các xã có tổng đàn hươu lớn của huyện Hương Sơn thì về cơ bản cơ sở hạ tầng giao thông tương đối tốt. Đường giao thông thông liên thôn, liên xã cũng đã bê tông hóa và đổ nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế và hoạt động buôn bán. Do đặc thù nuôi hươu thường là tại nhà của hộ gia đình chứ không cần một nơi sản xuất rộng như các chuỗi giá trị khác. Do đó, cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi hươu tại các xã của huyện Hương Sơn là thuận lợi.
Tài chính – Tín dụng
Ngân hàng hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi vay vốn, giúp mỗi tác nhân tăng nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Ngân hàng hỗ trợ cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính cũng khuyến khích người nông dân tham gia vay vốn chăn nuôi hươu.
Chính sách hỗ trợ
Hươu là vật nuôi ưu tiên cấp huyện loại 1 và có nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển. Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như Nghị quyết số
90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014,Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014, Quyết định 4467/QĐ-UBND ngày 20/8/2014. Cụ thể:
Quy mô Chính sách của tỉnh Chính sách của huyện Từ 5 con trở lên Hỗ trợ 50% lãi suất (QĐ 23)
Chăn nuôi mới từ 10 con
đến dưới 20 con 10 triệu đồng/cơ sở 10 triệu đồng/cơ sở Chăn nuôi mới từ 20 con
trở lên
10 triệu đồng/cơ sở 30 triệu đồng/cơ sở (phải ít nhất 0,1ha cỏ VA06, cỏ voi)
Vùng ngập lụt chăn nuôi từ 10 con trở lên: Chính sách huyện: Hỗ trợ thêm: 1 triệuđồng/con nhưng không quá 10 triệu cơ sở
Các tổ chức xã hội
Các tổ chức hội như: Hội nông dân, phụ nữ là các tổ chức có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến cho hội viên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, trong đó có hoạt độngchăn nuôi hươu lấy nhung trên địa bàn huyện Hương Sơn. Tổ chức hội có kết hợp với chính quyền địa phương và các cấp hội cao hơn tổ chức tập huấn cho hội viên tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật chăm sóc hươu nhằm ứng dụng vào việc chăm sóc hươu của gia đình. Bên cạnh đó, hai tổ chức hội cũng huy động nguồn vốn vay để giúp đỡ những hội viên gặp khó khăn về vốn với lãi suất thấp.
Trung tâm khuyến nông hỗ trợ cho người nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng và chữa các dịch bệnh. Hàng năm Trung tâm tổ chức các khóa tập huấn hỗ trợ người nông dân về chăm sóc hươu và phối hợp với các cơ quan về việc chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cũng như tổ chức các lớp về hạch toán nuôi hươu cho hộ gia đình. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ tiêm vắcxin phòng bệnh cho đàn gia súc trên 80% đã tạo được tính miễn dịch khép kín nhờ vậy đã hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh chođàn gia súc.
Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi đã xây dựng các mô hình khảo nghiệm giống vật nuôi và các chế phẩm sinh học xử lý môi trường, thực hiện công tác tiêm phòng vắcxin,kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đàn gia súc, vệ sinh tiêu độc khử trùng, xây dựng các cơ sở an toàndịch bệnh. Ngoài ra, trung tâm còn tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các địa phương và tham gia giảng dạy theo chương trình dạy nghề lao động nông thôn.
2.4.3.4. Chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu
36%
64%
25,79%
6,20% 2,01% 12,47% 17,53%
10,50%
7,03% 16,70% 2,01% 12,47%
Sơ đồ 2. Kênh thị trường của chuỗi giá trị nhung hươu Chuỗi giá trị của nhung hươu đi theo các kênh tiêu thụ chủ yếu sau:
Kênh tiêu thụ 1: Người chăn nuôi hươu Người tiêudùng
Đây là kênh tiêu thụ đơn giản nhất, người chăn nuôi hươu bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng chiếm 36% bao gồm 34,5% bán cho khách tiêu dùng ngoài và 1,5% để lại dùng và xem như là người tiêu dùng thực thụ. Những người khách này mua nhung về để tự sơ chế và sử dụng như là ngâm rượu, sấy khô ăn dần,...
Kênh tiêu thụ 2: Người chăn nuôi hươu Người thu gom/đại lý tiêu thụ Người tiêu dùng
Ở kênh này, người chăn nuôi bán sản phẩm nhung hươu cho thương lái (trong huyện/ngoài huyện/trong HTX chăn nuôi,...) chiếm khoảng 64% sản lượng nhung hươu của các hộ gia đình. Từ đóthương lái thu gom sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà không qua tác nhân nào khác, thường làhọ bán qua mối quan hệ đến các tỉnh lân cận hoặc Hà Nội (chiếm khoảng chiếm khoảng 25,79% sốlượng nhung hươu họ thu mua). Ở kênh này, thương lái thu gom có thể sẽ sơ chế trước khi bán sảnphẩm nhung hươu cho người khác như: nghiền bột, sấy khô, ngâm rượu, nấu cao...
Kênh tiêu thụ 3: Người chăn nuôi hươu Người thu gom/đại lý Cửa hàngkinh doanh, hiệu thuốc Đông dược, bệnh viện Người tiêu dùng
Cũng tương tự như trên, khởi đầu của kênh vẫn là người dân trực tiếp bán cho Dịch vụ đầu vào
Người chăn nuôi hươu
Người thu gom, đại lý nhung hươu Doanh nghiệp chế
biến thuốc, thực phẩm chức năng
Hiệu thuốc Đông
dược, Tân dược Bệnh viện Đông y Cửa hàng bán lẻ
Người tiêu dùng
đội ngũ thu gom/đại lý. Từ những người thu gom/đại lý sẽ bán cho các hiệu thuốc trong huyện, ngoài huyện hoặc địa phương khác (6,20%), bán cho các Bệnh viện đông dược (2,01%), doanh nghiệp chế biến thuốc, thực phẩm chức năng (17,53%). Bên cạnh đó thì người thu gom cũng bán đến các cửa hàng bán lẻ khoảng 12,47% sản lượng nhung hươu thu gom. Kênh thị trường này dễ nhận thấy một điều là khi người thu gom về họ sẽ bán cho nhiều đối tượng khác nhau, có thể là bệnh viện, cửa hàng bán lẻ hay hiệu thuốc đông dược tại nhiều tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng,Hà Nội, các tỉnh Tây Nguyên. Chủ yếu người thu gom là sẽ bán nhung hươu tươi, do việc sơ chế, hoặc chế biến thì người mua sẽ không tin tưởng bằng sản phẩm tươi.
Kênh tiêu thụ 4: Người chăn nuôi Người thu gom/đại lý Doanh nghiệp chế biến thuốc Hiệu thuốc Tândược Người tiêu dùng
Ở kênh này thì người chăn nuôi cũng bán cho người thu gom/đại lý, rồi những người thu gom/đại lý bán lại cho các doanh nghiệp chế biến thuốc, thực phẩm chức năng, các doanh nghiệp này phân phối sản phẩm ra các hiệu thuốc Tân dược trên khắp cả nước (10,50%) rồi đến tay người tiêu dùng và bán trực tiếp cho người tiêu dùng (7,03%).
2.4.3.5. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nhung hươu a. Áp lực cạnh tranh
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Tổng đàn hươu trên toàn huyện đang có xu hướng mở rộng bởi đây là vật nuôi đem lại lợi nhuận cao,chi phí đầu tư vừa phải, dễ nuôi lại được hưởng nhiều chính sách của tỉnh, huyện, xã nên nhiều hộ nông dân chuyển đổi sang nuôi hươu. Sự chuyển đổi này sẽ dẫn đến lượng cung sản phẩm nhung hươu trên thị trường gia tăng và sẽ làm cho giá cả sụt giảm. Điều này làm cho lợi nhuận chung của ngành suy giảm.
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành
Ngành nuôi hươu có rào cản gia nhập ngành thấp vì thế sẽ xảy ra tình trạng khi ngành hàng phát triển sẽ có nhiều người chuyển đổi từ vật nuôi khác sang và khó có khả năng tạo sự khác biệt sản phẩm giữa những người sản xuất trong huyện. So với các huyện khác trong tỉnh cũng như các tỉnh ngoài thì Hương Sơn là huyện rất có tiềm năng nuôi hươu, giống hươu sao rất phù hợp với khu vực miền núi nhờ điều kiện khí hậu và có rừng che phủ. Hươu được ăn nhiều lá cây rừng như lá xoan, lá chim chim, ngũ gia bì ...nên năng suất, chất lượng nhung cao, hươu con khỏe mạnh, phát triển nhanh.