Thực trạng chăn nuôi hươu ở các hộ khảo sát

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN

2.3. Tình hình chung chăn nuôi hươu ở địa bàn huyện Hương Sơn 1. Quy mô chăn nuôi hươu

2.3.5. Thực trạng chăn nuôi hươu ở các hộ khảo sát

Bằng phương pháp khảo sát các hộ chăn nuôi hươu và tiếp cân hệ thống thông tin tôi đã tiến hành khảo sát 60 hộ đại diện cho các hộ chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn. Qua khảo sát tôi đã tìm hiểu về các nội dung như chuồng trại, quy mô chăn nuôi, chọn giống, kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu ở các hộ nông dân.

2.3.5.1. Tình hình chăn nuôi hươu đực ở các hộ khảo sát

Bảng 16. Chi phí nuôi hươu đực lấy nhung tính bình quân cho 1 con/ năm Chỉ tiêu

Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô vừa Hộ quy mô lớn BQC

SL (Trđ)

CC (%)

SL (Trđ)

CC (%)

SL (Trđ)

CC (%)

SL (Trđ)

CC (%)

1. Chi phí thức ăn thô xanh 1408,65 39,08 1360,50 39,40 1287,17 39,05 1352,11 39,18

2. Chi phí thức ăn tinh và bổ sung 451,37 12,52 431,82 12,51 415,00 12,59 432,73 12,54

3. Điện nước 178,62 4,96 151,29 4,38 144,17 4,37 158,03 4,58

4. Thuốc thú y 47,21 1,31 30,00 0,87 33,64 1,02 36,95 1,07

5. Chi phí lao động tận dụng 538,67 14,94 519,47 15,04 486,67 14,76 514,94 14,92

6. Chi phí con giống 457,25 12,69 468,71 13,57 492,50 14,94 472,82 13,70

7. Khấu hao chuồng trại 147,54 4,09 143,79 4,16 102,95 3,12 131,43 3,81

8. Lãi tiền vay 95,81 2,66 78,50 2,27 81,60 2,48 85,30 2,47

9. Chi phí khác 279,37 7,75 268,75 7,78 252,67 7,67 266,93 7,73

Tổng 3604,49 100 3452,83 100 3296,36 100 3451,23 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát

Qua bảng 16 ta thấy chi phí chăn nuôi hươu ở hộ nông dân được chia thành chi phí chăn nuôi hươu đực để lấy nhung và hươu cái để sinh sản. Ở đây có cả hươu đực giống (3 – 4 tháng) phải chăn nuôi cho đến 1 – 2 tuổi mới trở thành hươu đực trưởng thành và cho sản phẩm là nhung hươu. Cũng giống như hươu đực, hươu cái 3 – 4 tháng phải chăn nuôi đến 2 – 3 tuổi mới sinh sản. Do đó, trong quá trình tính toán chúng tôi sử dụng chỉ tiêu bình quân để tính chi phí cho 1 con hươu đực và hươu cái chăn nuôi ở hộ có quy mô khác nhau làm cơ sở để tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu.

Qua điều tra cho thấy chi phí chăn nuôi bình quân một con hươu đực là 3.604.490 đồng (hộ chăn nuôi quy mô nhỏ); 3.452.830 đồng (hộ chăn nuôi quy mô vừa) và 3.296.360 đồng (hộ chăn nuôi quy mô lớn). Chi phí bình quân chung chăn nuôi một con hươu đực của các nhóm hộ là 3.451.230 đồng/năm.

Trong chăn nuôi hươu, thức ăn và con giống có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Thức ăn nó ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ phát triển và chất lượng sản phẩm nhung hươu. Trong tổng chi phí bình quân/năm của các hộ điều tra thì chi phí thức ăn xanh chiếm một tỷ lệ rất lớn, quy mô nhỏ là 39,08%, quy mô vừa là 38,40%, quy mô lớn là 39,05% tổng chi phí. Các hộ quy mô lớn thường đầu tư lượng thức ăn xanh là 1.287.170 đồng giảm 8,62% so với hộ quy mô nhỏ và 5,39% so với hộ quy mô vừa tương ứng với giá trị tuyệt đối lần lượt là 121.480 đồng và 73.330 đồng.

Đối với chi phí thức ăn tinh và thức ăn bổ sung thì hộ quy mô nhỏ là 451.370 đồng, hộ quy mô vừa là 431.820 đồng, hộ quy mô lớn là 415.000 đồng. Chi phí bình quân thức ăn tinh và thức ăn bổ sung cho một hộ chăn nuôi một con hươu đực là 432.730 đồng. Các hộ chăn nuôi thường sử dụng thức ăn tinh như: lạc, sắn, ngô…vào 1 tháng trước khi hươu lên nhung và trong 2 tháng hươu lên nhung. Giai đoạn này rất cần thiết cho hươu để có thể cho khối lượng nhung tốt. Nhìn chung các hộ chăn nuôi hươu đực quy mô lớn thường bỏ ra chi phí thức ăn xanh, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung ít hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ là do họ nuôi số lượng hươu lớn nên khi họ mua thức ăn để chăn nuôi thường với lượng thức ăn nhiều hơn, giá rẻ hơn.

Giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chất lượng nhung hươu. Nó quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nếu giống tốt, phù hợp sẽ cho năng suất cao, rút ngắn thời gian luân chuyển của đồng vốn và tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu

nhập hỗn hợp cho người chăn nuôi. Ngược lại, nếu giống không tốt, không phù hợp thì ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhung hươu. Qua điều tra ta thấy chi phí bình quân một hộ chăn nuôi hươu giống/năm đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 457.250 đồng, hộ quy mô vừa là 468.710 đồng, hộ quy mô lớn là 492.500 đồng; bình quân chung là 472.820 đồng. Sở dĩ chi phí giống của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường thấp hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn là vì các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường mua con giống trong giới hạn tài chính của mình, chất lượng giống không phải là tốt nhất. Còn những hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn thì họ chú ý hơn về chất lượng giống tốt, cho lượng nhung cao, khoẻ mạnh, nguồn gốc và thành tích của bố mẹ chúng tốt. Họ thường tính đến thời gian khai thác, số lần khai thác nhung (2lần/năm) năng suất và chất lượng, mẫu mã của nhung hươu.

Về chi phí chuồng trại, chi phí bình quân để làm chuồng cho một con của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ khoảng 2 – 3 triệu đồng. Hộ chăn nuôi quy mô lớn chi phí bình quân nằm trong khoảng 18 – 2,5 triệu đồng. Như vậy đối với những hộ chăn nuôi quy mô lớn thì chi phí chuồng trại thường thấp hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ vì họ thường làm chuồng của mỗi khu chăn nuôi khoảng 1.000 – 1.500 m2 thả từ 10 – 20 con, xung quanh được rào bằng lưới thép cùng với cọc xi măng chắc chắn, trong khu vực khu chăn thả được trồng cây để làm bóng mát và làm thức ăn bổ sung cho hươu.

2.3.5.2. Tình hình chăn nuôi hươu cái ở các hộ khảo sát

Bảng 17. Chi phí chăn nuôi hươu cái sinh sản bình quân cho 1 con/năm

Chỉ tiêu

Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô vừa Hộ quy mô lớn BQC SL

(Trđ) CC

(%) SL

(Trđ) CC

(%) SL

(Trđ) CC

(%) SL

(Trđ) CC

(%)

1.Chi phí thức ăn xanh 1318,3 37,33 1253,46 37,61 1197,36 37,23 1256,37 37,39

2.Chi phí thức ăn tinh và bổ sung 427,62 12,11 419,33 12,58 405,63 12,61 417,53 12,43

3.Điện nước 162,29 4,60 132,67 3,98 125,87 3,91 140,28 4,17

4.Thuốc thú y 45,30 1,28 36,48 1,09 32,75 1,02 38,18 1,14

5.Chi phí lao động tận dụng 561,56 15,90 527,50 15,83 514,37 15,99 534,48 15,91

6.Chi phí con giống 475,71 13,47 486,50 14,60 525,13 16,33 495,78 14,75

7.Khấu hao chuồng trại 146,5 4,15 119,67 3,59 90,50 2,81 118,89 3,54

8.Lãi tiền vay 105,50 2,99 85,81 2,57 71,25 2,22 87,52 2,60

9.Chi phí khác 288,62 8,17 271,70 8,15 253,63 7,89 271,30 8,07

Tổng 3531,40 100 3333,10 100 3216,49 100 3360,32 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát

Quan sát bảng 17 ta thấy đựơc chi phí bình quân mỗi năm cho một hộ chăn nuôi một con hươu cái quy mô nhỏ là 3.531.400 đồng, quy mô vừa là 3.333.100 đồng, quy mô lớn là 3.216.490 đồng. Chi phí bình quân chung cho một hộ chăn nuôi một con hươu cái là 3.360.320 đồng. Trong ba quy mô trên thì hộ quy mô lớn thường đầu tư chi phí con giống cao nhất, với mức đầu tư là 525.130 đồng chiếm 16,33%, quy mô vừa là 486.500 đồng chiếm 14,60%, quy mô nhỏ là 475.710 đồng chiếm 13,47% tổng chi phí chăn nuôi trong một năm. Chi phí giống bình quân chung cho cả 3 quy mô là 495.780 đồng chiếm 14,75% tổng chi phí chăn nuôi/ năm. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường đầu tư chi phí cao gấp 1,08 lần so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và 1,10 lần so với hộ quy mô nhỏ. Do các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường mua những con giống tốt, đảm bảo chất lượng con giống.

Mức chi phí thức ăn xanh của hộ chăn nuôi quy mô lớn thường thấp hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ. Hộ quy mô lớn với mức chi phí là 1.197.360 đồng chiếm 37,23%, hộ chăn nuôi quy mô vừa là 1.253.460 đồng chiếm 37,61%, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 1.318.300 đồng chiếm 37,33%. Mức chi phí thức ăn xanh của hộ quy mô nhỏ lớn gấp 1,05 lần hộ chăn nuôi quy mô vừa và gấp 1,1 lần hộ chăn nuôi quy mô lớn. Chi phí về thức ăn tinh và thức ăn bổ sung của các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường thấp hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa là 13.710 đồng và quy mô nhỏ 22.000 đồng. Các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn thường bỏ ra chi phí thức ăn thấp hơn so với quy mô vừa và nhỏ vì họ thường chăn nuôi với số lượng hươu lớn nên họ chi phí thức ăn rẻ hơn do mua khối lượng thức ăn lớn.

Về lao động, chi phí bình quân lao động cho một con hươu cái một năm của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 561.560 đồng chiếm 15,90%, hộ quy mô vừa là 527.500 đồng chiếm 15,83%, hộ quy mô lớn là 514.370 đồng chiếm 15,99% tổng chi phí. Chi phí lao động bình quân chung của các hộ chăn nuôi một con hươu cái trong một năm là 534.480 đồng hay chiếm 15,91% tổng chi phí. Ta thấy hộ chăn nuôi quy mô càng lớn thì chi phí lao động càng giảm. Chi phí lao động giảm là do một người một ngày công có thể chăn nuôi từ 10 – 15 con. Nên chí phí bỏ ra để nuôi thêm một con hươu là ít.

Tương tự như chi phí về lao động thì thuốc thú y, điện nước, lãi vay, các chi phí khác của các hộ chăn nuôi quy mô lớn đều thấp hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi quy mô lớn đã tiết kiệm được chi phí hơn

so với các hộ chăn nuôi khác.

Như vậy, hộ chăn nuôi hươu cái có chi phí bình quân thấp hơn hộ chăn nuôi hươu đực là 90.910 đồng. Song chi phí về con giống và thức ăn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí.

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w