Trong nghị quyết Đại hội VIII của Đảng (1996) đã nêu nhiệm vụ CNH, HĐH gắn liền phát triển và chuyển dịch cơ cấu GDP và cơ cấu lao động. Tại Đại hội, lần đầu tiên đã nêu ra nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH theo hướng “…công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và trong lao động xã hội” [ chú thích].
Từ đại hội VIII của Đảng vấn đề CNH nông nghiệp và nông thôn được đặt ra mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu là giảm tỷ trọng lao động thuần nông, có năng suất thấp sang lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Một bộ phận có thể chuyển ra thành thị và một bộ phận khác tuy tiếp tục ở nông thôn nhưng chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác.
Đến Đại hội XI, Đảng ta đã nêu ra mục tiêu phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 – 2015 : 7,0 – 7,5%/năm.
Năm 2015 GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 – 18%, công nghiệp và xây dựng 41 – 42%, dịch vụ 41 – 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP;
tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 23 – 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Tuổi thọ bình quân năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42 – 43%
có như vậy CDCCKT mới hợp lý là cơ sở để thực hiện phân công lao động xã hội phát triển chiều sâu.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,hiện cả nước có trên 13 triệu lao động nông thôn đang tham gia hoạt động sản xuất tại khoảng 3.000 lang nghề với mức thu nhập từ 700.000 – 3.000.000 đồng/người/tháng. Làng nghề tại khu vực nông thôn góp phần CDCCKT, CCLĐ, trong đó người lao động “ly nông, bất ly hương”. Hiện có 30/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, nghề nông thôn. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính trong chín tháng đầu năm 2012 có xu hướng tăng so với cùng ký năm trước. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng ước đạt 2,3 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, chin tháng đầu năm 2012 ước đạt 20,4 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,1
tỷ USD, tăng 6,2%; thủy sản ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 3,5%; lâm sản chính ước đạt 3,58 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu ngành, nghề của hộ nông thôn đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, số lượng, tỷ trọng số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ngày càng giảm, trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2011, số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 9,53 triệu hộ (chiếm 62,2%), giảm 248 nghìn hộ so với năm 2006 (chiếm 71,1%); số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: 5,13 triệu, tăng 1,67 triệu hộ so với năm 2006.
Tính chung trong giai đoạn 2001 – 2011, số hộ nông, lâm, thủy sản cứ qua 5 năm lại giảm đi khoảng từ 9% đến 10%. Đến năm 2011, đã có 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ trọng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm trên 40% tổng số hộ nông thôn, trong khi năm 2006 con số này chỉ có ở 5/63 tỉnh, thành phố. Tính theo vùng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề nông thôn từ nông, lâm, thủy sản sang các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ rừ nột nhất là ở Đụng Nam Bộ và sau đú là vựng đồng bằng sụng Hồng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tạo thời điểm 01 – 07 – 2011, vốn tích lũy bình quân của hộ nông thôn đạt 17,4 triệu đồng gấp 2,6 lần so với thời điểm 01 – 07 – 2006. Nếu như ngoại trừ yếu tố trượt giá thì vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn năm 2011 tăng khoảng 41% so với năm 2006, tăng cao hơn so với mức tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời kỳ 2006 – 2011 (gần 40%). Điều này cho thấy cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động đã chuyển dịch tích cực, trình độ của người lao động nông thôn đang từng bước được nâng cao nên thu nhập và tích lũy của hộ gia đình nông thôn ngày càng tăng lên.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Năm 2011, trong tổng số 32 triệu người trong độ tuổi có khả nắng lao động ở khu vực nông thôn, có 59,6% lao
động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, giảm mạnh so với mức 70,4% của năm 2006; 18,4% lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng khá nhanh so với mức 12,5% của năm 2006 và 20,5% lao động trong lĩnh vực dịch vụ ( năm 2006 tỷ lệ này là 11,9%). Còn lại là lao động trong các lĩnh vực khác. Trong 10 năm, từ 2001 – 2011 tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản mới giảm được 20%, từ khoảng 80% năm 2001 xuống còn khoảng 60% vào năm 2011, bình quân mỗi năm chỉ giảm được 2%. Trong tổng số lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp thì có 46% là lao động thuần nông (chuyên về sản xuất nông nghiệp); lao động kiêm ngành nghề khác là chiếm 32,1% vfa lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 21,9%.
Trong thời gian gần đây trình độ chuyên môn của người lao động nông thôn cũng từng bước được nâng cao. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ CMKT từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,2%(
năm 2006 là 8,2%). Trong đó trình độ trung cấp lần lượt ở các năm 2011, 2006 là 4,3% và 3%, trình độ đại học là 2,2% và 1,1%. Tuy nhiên trình độ chuyên môn của lao động nông thôn vẫn rất thấp trước yêu cầu sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Dẫn đến khả năng chuyển đổi ngành nghề từ khu vực nông, lâm, thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ để thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn diễn ra còn chậm và không đồng đều giữa các vùng, các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1.4. Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước