Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 36)

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Yên Thành

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Ở thời điểm hiện tại dân số huyện Yên Thành là 284.381 người. Đây là một nguồn lao động rất dồi dào. Với 100 % dân số là người Kinh. Yên Thành có 39 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 38 xã: Tăng Thành, Hoa Thành, Minh

Thành, Phú Thành, Đức Thành, Hợp Thành, Long Thành, Phúc Thành, Tân Thành, Mỹ Thành, Thọ Thành, Khánh Thành, Thịnh Thành, Bắc Thành, Hồng Thành, Đồng Thành, Xuân Thành, Đại Thành, Sơn Thành, Lý Thành, Tiến Thành, Hậu Thành, Quang Thành, Kim Thành, Bảo Thành, Đô Thành, Công Thành, Tây Thành, Lăng Thành, Nhân Thành, Mã Thành, Nam Thành, Vĩnh Thành, Liên Thành, Hùng Thanh, Văn Thành, Trung Thành, Viên Thành và một thị trấn là thị trấn Yên Thành.

Bằng việc tận dụng các nguồn lức sẵn có của huyện và đẩy nhanh, quan tâm thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và nhà nước nên trong những năm gần đây nền kinh tế của Yên Thành tương đối ổn định và đang trên đà phát triển.

Yên Thành là vùng với nhiều ngành nghề được đào tạo và là nơi hội tụ nhiều trí thức đến từ nhiều nơi khác. Trong những năm qua huyện đã đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xa hội, tiến hành sản xuất, kinh doanh đạt doanh thu cao góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong những năm qua huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của huyện nhà. Các công trình như trường học, bệnh viện, trạm xá và các công sở ở các xã đều được quy hoạch, thiết kế và xây dựng kiên cố, các chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai đúng và triệt để, quan tâm và thực hiện nhiều chính sách ưu tiên cho đối tượng chính sách và những người già người có hoàn cảnh khó khăn. Nền kinh tế của huyện trong những năm qua nhìn chung có nhiều phát triển tích cực. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước đạt 7.502,309 tỷ đồng (giá trị tăng them theo giá so sánh ước đạt 3.750, 573 tỷ đồng), tăng 13,41 % so với cùng kỳ năm 2012, đạt 99,38 % kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 40,42 % giảm 2,33 %; công nghiệp – xây dựng – điện nước chiếm 33,50

% giảm 1,06 %; thương mại – dịch vụ chiếm 26,08 % tăng 3,39 % so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người tính đến thời điểm hiện tại đạt 19,2 triệu đồng/năm, tăng 2,00 triệu đồng so với kế hoạch.

Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện được chú trọng. Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chính sách xã hội như vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất nhằm thoát nghèo với lãi suất ưu đãi. Nhiều giải pháp giải quyết việc làm đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả. Từ năm 2011 đến năm 2013 đã có 4.269 hộ thoát nghèo giảm 6,98% so với đề án đầu kỳ.

Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, trong nước phải thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là việc giảm mạnh tốc độ tăng tín dụng, thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước, căt giảm đầu tư công, thời tiết dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của huyện. Vãn còn khoảng 1.802 người lao đông thường xuyên không có việc làm, lao động dư thừa theo mùa vụ (đa số là lao động trong hành nông nghiệp) khoảng 20.000 người.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại sản xuất và sinh hoạt của mọi tầng lớp nhân dân, trong những năm qua hệ thống giao thông của huyện được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình được tu sửa và xây mới. Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn huyện hiện có 2116 km đường bộ, với 50 km là đường quốc lộ, tỉnh lộ và 266 km là đường xã và lien xã. Hầu hết các đường liên thôn,xã đều đã được đổ nhựa và bê tông hóa. Với 429 km đường nhựa và 547 km đường được bê tông hóa tạo nhiều thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất của người dân, đặc biệt là trao đổi hang hóa cho sản xuất và tiêu dung, vận chuyển vật tư máy móc phục vụ cho sản xuất, vận chuyển sản phẩm nông – lâm ngiệp – thủy sản đưa ra thị trường rất thuận lợi.

Lưới điện của Yên Thành nằm trong hệ thống cấp điện chung của tinh.

Tính đến cuối năm 2013 trên địa bàn huyện có tổng cộng 187 trạm biến áp với tổng công suất là 43530 KV, với 109690 Km dây điện cao thế 35 KV, 137790

Km đường dây điện cao thế 10 KV và 487300 Km đường dây hạ thế. Cung cấp đủ lượng điện năng cho toàn bộ địa bàn huyện.

Đến nay 39/39 xã thị trận của huyện đã dùng lưới điện quốc gia, 100% hộ dân đều được sử dụng điện. Tuy vậy trên địa bàn huyện Yên Thành vẫn còn một số tuyến đường dây tải điện do được xây dựng từ lâu nên nhìn chung độ an toàn chưa cao, vào mùa mưa bão hay giờ cao điểm vẫn thường hay xảy ra sự cố.

Ngành Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin trong những năm qua cũng được ban lãnh đạo huyện quan tâm và chú trọng phát triển, 100% các xã đều đã được xây dựng bưu điện văn hóa với quy mô và chất lượng đúng tiêu chuẩn. Yên Thành hiện có 12 đài viễn thông , 1200 Km đường dây điện thoại, nhu cầu truyền tải thông tin liên lạc của người dân được đảm bảo. Hệ thống truyền thanh – truyền hình được phát miễn phí trên địa bàn với chương trình thiết thực với thời lượng thích hơp, âm thanh, hình ảnh đảm bảo. Đã có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền, truyền tải thông tin, các chính sách của Đảng và nhà nước cũng như phục vụ đời sống tinh thần cho người dân.

Về y tế của huyện cũng được quan tâm và chú trọng phát triển, hiện tại Yên Thành có 01 bệnh viện tuyến huyện, 39/39 xã và thị trấn có trạm y tế và 100% xã có bác sỹ ở trạm y tế ,với 158 phòng khám và chữa bệnh. Tổng số y bác sỹ toàn huyện là 170 người. Đáp ứng đủ nhu cầu cho việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Xỏc định rừ vai trũ quan trọng của giỏo dục trong quỏ trỡnh phỏt triển của huyện nói riêng và của đất nước nói chung, UBND huyện Yên Thành đặc biệt chú trọng công tác đào tạo giáo dục. Tổng số trường học hiện tại có 83 trường, trong đó 41 trường tiểu học, 34 trường trung học cơ sở, 8 trường phổ thông trung học. Số cán bộ giao viên hiện đang tham gia giảng dạy là 36007 giáo viên. Đa số các trường học đều được xây dựng kiên cố hóa. Với cơ sở vật chất khá đầy đủ, dụng cụ học tập được đầu tư cho các trường học, đội ngủ giáo viên

được tăng cường về chất lượng, nhiều phương pháp giảng dạy mới được áp dụng và đạt kết quả tốt,chất lượng dạy và học được nâng cao.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Yên Thành, tỉnh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w