2.2.4.1. Những kết quả đạt được
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện Yên Thành trong thời gian qua đạt được những kết quả sau.
Thư nhất, CCLĐ của huyện đã có những bước dịch chuyển tiến bộ, góp phần vào đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, phù hợp với quy luật CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH đất nước. Lao động trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giảm dần qua các năm và tăng dần lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng, kinh tế vẫn giữ nhịp độ và tăng trưởng khá. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 ước đạt 7.502,309 tỷ đồng, tăng 13,41% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 99,38 kế hoạch. Từ năm 2011 đến 2013 có 4.269 hộ thoát nghèo, giảm 6,98% so với đề án đầu kỳ.
Thư hai, cơ sở hạ tầng của huyện không ngừng phát triển qua các năm, xu hướng đô thị hóa diễn ra đồng thời với quá trình phân bố lại nguồn nhân lực xã hội theo khu vực thành thị và nông thôn. Lao động khu vực thành thị tăng lên qua từng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số lao động xã hội.
Khu vực thành thị được đầu tư, quy hoạch phát triển khá hợp lý, dần trở thành trung tâm thương mại lớn của huyện và vùng lân cận. Ở khu vực nông thôn, các ngành nghề phi nông nghiệp khá phát triển, sử dụng ngày càng tốt hơn nguồn lao động dư thừa của các hộ gia đình.
Thứ ba, đã thu hút được được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng cụm công nghiệp, hiện tại nhà máy may xuất khẩu do Nhật Bản đầu tư đã đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết việc làm cho người lao động.
Thứ ba, trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả đáng kể và đã trở thành thế mạnh của huyện trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. UBND huyện luôn gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với công tác giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập cho người
dân. Công tác giải quyết việc làm bình quân hàng năm là từ 2011 đến nay là 3.800 người, trong đó lao động đi xuất khẩu lao động là 1.100 người chiếm 28,95%.
Thứ tư, bản sắc văn hóa được bào tồn và phát triển khá tốt kết hợp hài hòa với du lịch sinh thái, du lịch tâm linh tại các khu du lich sinh thái tâm linh như khu di tích Rú Gám, khu di tích Đền Hoàng….
2.2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
Một số tồn tại
Trong thời gian qua, huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác CDCCLĐ. CDCCLĐ của huyện có sự dịch chuyển tiến bộ, đúng hướng, hợp với quy luật trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước. Tuy vậy, sự dịch chuyển đó diễn ra vẫn còn rất chậm chạp, do vẫn còn nhiều tồn tại cần được giải quyết:
Trong những năm qua, kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, tuy vậy nhìn chung nền kinh tế vẫn mang đậm nét đặc trưng của một nền kinh tế thuần nông. Lao động ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Thu nhập bình quân đầu người chưa cao, tổng số hộ nghèo năm 2013 là 7.345 người chiếm 10,96% toàn huyện.
Cơ cấu thị trường chuyển dịch còn chậm, chậm hơn mức bình quân chung của cả nước, chưa tạo điều kiện chuyển đổi ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chưa tạo được sức kéo mạnh, chưa thu hút được nhiều lao động địa phương mặc dù đây là yếu tố quan trọng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Quy mô các ngành tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ, manh mún, thiếu sự quan tâm, hỗ trợ cho hộ nông dân phát
triển, còn nhiêu khó khăn trong sản xuất vì vậy một bộ phận lớn lao động vẫn đi làm ăn xa ở các thành phố lớn đang tạo ra nhiều áp lực.
CCLĐ dịch chuyển đúng hướng những vẫn còn rất chậm chạp. Chính sách CDCCLĐ theo phương châm “ly nông bất ly hương” vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhìn chung chưa đạt được hiệu quả. Chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp, việc áp dụng khoa học kỷ thuật vào thực tiễn đạt hiệu quả chưa cao, ngành nghề truyền thống chưa phát huy tối đa tính hiệu quả, chất lượng cạnh tranh chưa cao. Nguồn lao động tham gia vào hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, lao động mang tính chất lao động giản đơn, thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp. Việc bố trí và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất hợp lý, chưa có điều kiện khai thác nhiều thế mạnh của huyện.Nguồn lao động nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH của nhà nước.
Công tác xuất khẩu lao động còn nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động còn chưa nắm chắc thị trường làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động: như công việc không đúng với hợp đồng, thu nhập thấp, xuất khảo bất hợp pháp vẫn còn nhiều. Nguồn lao động trình độ còn thấp, thiếu khả năng đáp ứng thị trường lao động thế giới, đặc biệt là các thị trường có thu nhập cao.
CDCCLĐ còn chưa gắn chặt với hiệu quả kinh tế, vẫn chưa giải quyết được vấn đề cấp bách hiện nay là tình trạng thiếu việc làm do thiếu đất canh tác, tình trạng thất nghiệp tăng, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhiều thế mạnh của huyện chưa được khai thác hiệu quả, hợp lý.
Về mặt xã hội, tình trạng gia tăng dân số nhanh dẫn đến nguồn lao động cũng tăng nhanh, trong khi chất lượng lao động lại thấp, khả năng giải quyết việc làm hạn hẹp đã tạo nhiều áp lực lên tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Các nhu cầu về đi lại, khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho người dân đều tăng mất
cân đối giữa cung và cầu. Kéo theo đó là tình trạng tệ nạn xã hội tăng nhanh, diễn biến phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý và tác động tiêu cực đến vấn đề trật tự an toàn xã hội, anh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân.
Những tồn tại đó xuất phát từ những nguyên nhân sau
Yên Thành là một huyện nghèo, có điểm xuất phát đi lên thấp, từ một nền kinh tế mang tính chất thuần nông, trình độ canh tác lạc hậu. Tính chất sản xuất theo phương pháp truyền thống gắn với sản xuất nhỏ, chủ yếu là tự cung tự cấp.
Đại bộ phận dân cư chưa có trình độ và kiến thức về sản xuất hàng hóa, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.
Yên Thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa nhưng lại ở khá xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh làm giảm khả năng giao lưu, buôn bán của người dân, tài nguyên thiên nhiên khá nghèo nàn, tiềm năng du lịch nhỏ bé đã hạn chế rất nhiều về khả năng phát triển tổng hợp các ngành nghề. Mặt khác điều kiện sản xuất canh tác phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thường xảy ra thiên tai làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất sản xuất của người dân.
Cơ sở hạ tầng, nhất là ở nông thôn phát triển không đồng bộ giữa các vùng, một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, sản xuất, giao lưu hạn chế phát triển các ngành phi nông nghiệp.
Một bộ phận lớn dân cư vẫn chưa có ý chí đi lên làm giàu để thoát nghèo, vẫn mang nặng tư tưởng an phận, còn trông chờ nhiều vào trợ cấp của nhà nước.
Trình độ quản lý ở các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Các cấp các ngành chưa thường xuyên đôn đốc, bám sát cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân trong công tác sản xuất. Vấn đề tham mưu giữa các phòng, ban ngành còn mang nặng tính sự vụ, có lúc thiếu đồng bộ. Các đơn vị cấp xã một số nơi nhiều lúc còn coi nhẹ việc chấp hành chính sách nhà nước về thu chi ngân sách xã hội.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN YÊN
THÀNH, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2015
3.1. Phương hướng và mục tiêu