Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước 1. Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 30)

* Quận Ô Mô, thành phố Cần Thơ

Từ thực tiễn thực hiện CDCCLĐ của quận Ô Mô, thành phố Cần Thơ. Có thể rút ra một số kinh nghiệm, giải pháp như:

Đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ lao động hiện nay của người lao động. Từ đó quy hoạch các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và lấy đó làm căn cứ cho công tác kế hoạch, đâò tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động, đặt ra kế hoạch đào tạo nguồn lao động trong ngắn hạn và dài hạn một cách cụ thể. Đẩy nhanh công tác dạy nghề bằng cách để các đơn vị sử dụng lao động ( công ty, xí nghiệp tuyển dụng) phải đứng ra phụ trách tổ chức, hoặc hợp đồng đào tạo tay nghề cho người lao động và tạo việc làm cho nguồn lao động mà họ đã đào tạo.

Chú trọng vào công tác đầu tư cơ sở hạ tầng trong giáo dục và đào tạo, cải tiến thiết bị dạy và học, nâng cao năng lực giảng dạy….từ đó nâng cao trình độ CMKT, kỹ năng, tác phong lao động công nghiệp, tính kỷ luật trong làm việc cho người lao động.

Hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là học sinh cấp III, tư vấn về nghề nghiệp một cách cụ thể cho các em học sinh và với các bậc cha mẹ để giúp người lao động có một định hướng cụ thể về việc làm, giúp họ có sự chuẩn bị dầy đủ về trình độ và CMKT, không bị bỡ ngỡ, không lung túng và bỏ việc giữa chừng.

Đào tạo nghề phải gắn với hiệu quả giải quyết việc làm: ngành nghề đào tạo phải gắn với nhu cầu làm việc của người lao động, của các doanh nghiệp, nâng cao vai trò của công tác giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ các đoàn thể, gắn kết với các cơ sở, tập trung tuyên truyền, giáo dục nhận thức người lao động về tầm quan trọng của việc làm, khả năng tự vươn lên, chịu khó để nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững.

Thu hút lao động bằng các mô nông nghiệp sản xuất khép kín có hiệu quả kinh tế cao, việc sử dụng nhiều lao động trên một đơn vị diện tích là một vấn đề cần được chú trọng trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh như hiện nay. Mô hình kết hợp sản xuất khép kín, thu hoạch đa dạng sản phẩm, tận dụng tối đa diện tích mặt nước, bờ ruộng,…là rất hợp lý. Cần đào tạo một đội ngũ nông dân có tri thức mà họ có thể nắm chắc được khoa học kỷ thuật mới với quy mô lớn và công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả canh tác tốt nhất, họ nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu và sự biến đổi của thị trường, từ đó có khả năng tổ chức liên kết trong sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Phát triển kinh tế trang trại gắn với xu thế chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi theo mùa vụ.

* Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam:

Năm 2008, thông qua các chương trình phát triển KT - XH toàn huyện đã tạo việc làm cho 5.541 lao động. Trong đó, LĐ trong lĩnh vực nông - lâm - ngư là 1.190, LĐ trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 2.881, LĐ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 1.470, tạo việc làm thông qua các chương trình mục tiêu như chương trình 120 là 327 lao động, xuất khẩu LĐ đi các nước là 17 LĐ .

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh, CCLĐ ở Núi Thành cũng đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Số LĐ trong công nghiệp - xây dựng;

Thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, LĐ trong lĩnh vực nông - lâm - ngư ngày càng giảm. Chất lượng LĐ được nõng lờn, thể hiện rừ ở số LĐ thụng qua đào tạo và đào tạo lại, trình độ học vấn phổ thông của LĐ trong độ tuổi cũng ngày càng được nâng lên (dạy nghề ngắn hạn năm 2008 là 3.723 lượt người, tăng 21,42% so với năm 2007; dạy nghề dài hạn là 197 người, giảm 11% so với năm 2007). LĐ trên địa bàn Núi Thành cũng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, góp phần tạo cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình CDCCLĐ, cơ cấu kinh tế

theo hướng CNH, HĐH. Để đạt được kết quả đó thì huyện đã nỗ lực thực hiện các giải pháp sau:

- Giải pháp quan trọng và mang tính quyết định nhất đó là nâng cao chất lượng nguồn LĐ thông qua đào tạo và dạy nghề. Việc phát triển dạy nghề trong doanh nghiệp và gắn với doanh nghiệp được phát huy, các doanh nghiệp có sự liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo, kiểm tra, đánh giá trình độ, cấp bằng nghề, bậc nghề. Thiết lập một hệ thống kết nối giữa Nhà nước (địa phương ) - Dạy nghề - Tư vấn, giới thiệu việc làm - Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành chính sách khuyến khích học nghề, ưu tiên cho hộ nghèo, hộ có LĐ trong vùng di dời giải toả, dân tộc thiểu số, vùng núi và người tàn tật. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia dạy nghề, phát triển các ngành nghề truyền thống, thu hút LĐ trên địa bàn vào làm việc.

- Tạo nguồn lực để phát triển mạnh các vùng, ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, kinh tế dịch vụ và công nghiệp chế biến nông sản để xuất khẩu. Khôi phục các làng nghề truyền thống. Tăng đầu tư cho nông thôn và miền núi nhằm CDCCKT - LĐ thông qua các chính sách trợ giúp, tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện cho người LĐ tự phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm thất nghiệp.

- Ký kết thoả thuận giữa doanh nghiệp với địa phương về nhu cầu LĐ của từng giai đoạn, nhu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật để lập kế hoạch liên kết đào tạo với các trường nghề theo thứ tự ưu tiên nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu việc làm bức thiết của nhân dân và nhu cầu LĐ của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần đảm bảo quyền lợi hài hoà giữa người LĐ với người sử dụng LĐ theo luật định.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới quá trình

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w