3. Thương mại – dịch vụ
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động của tác giả điều tra
Quá trình khảo sát đề tài nghiên cứu, tác giã đã chọn ngẫu nhiên 90 lao động tại các hộ gia đình có nhân khẩu là đối tượng lao động ở huyện Yên Thành. Sau đây là kết quả khảo sát 90 lao động nam nữ tại huyện Yên Thành.
Xét theo ngành nghề.
Đề tài tiến hành khảo sát cơ cấu lao động xét theo ngành nghề về các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, công nhân viên chức và các lĩnh vực khác.
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động xét theo ngành nghề ở huyện Yên Thành Ngành
nghề
Nông nghiệp
Công nghiệp
Thương mại – dịch vụ
Các lĩnh vực khác
Không có việc
làm
Tổng
Số người
41 16 20 7 6 90
% 45,56 17,78 22,22 7,78 6,66 100
Nguồn: số liệu điều tra
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động xét theo ngành nghề huyện Yên Thành Qua bảng số liệu điều tra ta thấy, cơ cấu lao động của huyện Yên Thành xét theo ngành nghề thì tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao 45,56%. Trong khi đó tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp là 17,78%, ngành thương mại – dịch vụ là 22,22% và tỷ lệ lao động không có việc làm là 6,66%. Điều này cho thấy kinh tế của huyện vẫn mang đậm nét một nền kinh tế thuần nông, với một số lượng lớn lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp. Nguyên nhân là do Yên Thành là một huyện nghèo, đời sống kinh tế và sản xuất còn nhiều lạc hậu, trình độ dân trí chưa cao.
Xét theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỷ thuật
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỷ thuật là hai nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nguồn lao động.
*Trình độ văn hóa
Bảng 2.11: Trình độ văn hóa của người lao động ở huyện Yên Thành Trình độ Trung học
phổ thông
Trung học cơ sở
Tiểu học Tổng
Số người 23 41 26 90
% 25,55 45,56 28,89 100
Nguồn: số liệu điều tra Qua bảng số liệu ta thấy trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn huyện Yên Thành vẫn còn thấp. Thể hiện là lao động có trình độ học vấn ở cấp 2 chiếm tỷ trọng lớn 45,56%, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn cấp 1 là 28,89%, tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông tương đối thấp 25,55%. Sự hạn chế về trình độ học vấn gây nhiều khó khăn cho công tác dạy nghề, chuyển dao công nghệ, kỷ thuật cho người lao động, cơ hội tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập cũng trở nên hạn hẹp hơn. Vì vậy, nâng cao dân trí, tổ chức tốt công tác giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt mà huyện cần quan tâm giải quyết trong thời gian sắp tới.
*Trình độ chuyên môn kỷ thuật
Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn kỷ thuật của người lao động huyện Yên Thành
Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ (%)
Đại học / cao đẳng 2 2,22
Trung cấp chuyên nghiệp 14 15,56
Sơ cấp công nhân kỷ thuật 22 24,44
Không có trình độ chuyên môn 52 57,78
Tổng 90 100
Nguồn: số liệu điều tra Qua bảng số liệu ta thấy trong 90 người lao động được điều tra thì phần lớn là lao động chưa qua đào tạo về CMKT, biểu hiện là tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo CMKT chiếm đến 57,78%. Số lao động được qua đào tạo sơ
cấp công nhân kỷ thuật và trung cấp chuyên nghiệp cũng tương đối nhỏ, lần lượt chiếm tỷ lệ là 24,44% và 15,56%. Đặc biệt là lao động có trình độ CMKT được đào tạo qua hệ đại học và cao đẳng rất thấp, trong số 90 người được điều tra chỉ có 2 người có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 2,22%. Kết quả điều tra phần nào phản ánh được chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện nhà. Nó cho thấy chất lượng, trình độ chuyên môn kỷ thuật của người lao động vẫn còn thấp với phần lớn là lao động giản đơn. Với chất lượng nguồn lao động như vậy chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian sắp tới, kéo theo sự chậm chạp của quá trình CDCCLĐ và gây nhiều rào cản trong phát triển kinh tế địa phương. Để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng. Huyện cần có nhiều chính sách hợp lý để giải quyết vấn đề này.
Xét theo thu nhập của người lao động.
Bảng 2.13: Thu nhập của người lao động ở huyên Yên Thành Thu
nhập
Dưới một triệu
Từ 1