3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho nông
Trong mọi lĩnh vực, mọi quá trình phát triển thì nguồn nhân lực luôn là nhân tố đóng vai trò quyết định. Trình độ dân trí thấp là một trở ngại rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế và CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho nông dân trở thành vấn đề quan trọng cấp bách cần được đặc biệt quan tâm.
Để giải quyết vấn đề giảm CCLĐ làm nghề nông thì điều kiện tiên quyết là phải phát triển nguồn nhân lực cả về lượng và chất, tăng cường công tác đào tạo nghề cho nông dân. Mở rộng các trung tâm đào tạo nghề, tăng quy mô và tốc độ đào tạo nghề để chuyển giao khoa học kỷ thuật tơi người lao động, và đáp ứng được nhu cầu được học tập, được đào tạo nghề một cách có hệ thống, đúng quy chuẩn của lao động. Trình độ, tay nghề của người lao động là chìa khóa giải quyết vấn đề thu nhập cho người lao động hiện nay. Muốn làm được điều này huyện cần đặc biệt chú trọng vào công tác giáo dục và đào tạo, tổ chức điều tra phân luồng đối tượng, một mặt bổ túc bồi dưỡng trình độ văn hóa ở các cấp học, mặt khác hướng cho học sinh có con đường lựa chọn nghề nghiệp, ngành học, dạy nghề một cách hợp lý cho học sinh mới tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Việc dạy nghề phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, phải có chiến lược chuyển đổi cơ cấu nghề, đào tạo nghề cho người lao động thành những lao động có trình độ, có kỷ luật, nắm bắt được công nghệ, đây là cơ sở để cải thiện đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động địa phương của các nhà máy, các cụm công nghiệp trong tương lai, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.
Huyện cần chú trọng tăng cường tổ chức việc mở các lớp học của các hội kinh tế, kỹ thuật, nghề nghiệp, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề, trước hết là cho tầng lớp thanh niên thuộc độ tuổi lao động các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và một số nghề mới phục vụ cho công nghiệp nông
thôn, đặc biệt các ngành mà huyện có thế mạnh. Mặt khác đào tạo các ngành nghề về sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh cây, con với những tiến bộ mới về công nghệ sinh học, kỷ thuật canh tác.
Có chính sách khuyến khích việc kết hợp, hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển giao kiến thức về công nghệ phù hợp, thực hiện đào tạo nghề ngay tại địa phương, có chính sách ưu đãi đối với lao động thuộc diện nghèo, gia đình chính sách. Đồng thời cần có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ địa phương.
3.2.2. Phát triển tích cực các ngành nghề truyền thống, xây dựng những cơ sở công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ để thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp
Công nghiệp phát triển là một điều kiện hết sức thuận lợi để kéo theo sự phát triển của nông nghiệp, việc áp dụng các thành tựu của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, làm tăng lên giá trị của sản phẩm.
Hiện nay, tình trạng diện tích đất canh tác đang ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, thời gian nông nhàn tăng do áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất nông nghiệp chính vì thế mà việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có vai trò tích cực vừa tạo khả năng CDCCLĐ tại chỗ, vừa thu hút lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Tiếp tục khôi phục và phát triển các nghề truyền thống theo hướng đầu tư thiết bị hiện đại, kết hợp với công nghệ cổ truyền nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Muốn làm được điều huyện cần có chính sách hỗ trợ, cho vay vốn, phát huy tốt vai trò của ngân hàng chính sách huyện.
Phát triển nông nghiệp nông thôn là giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, theo xu hướng “ly nông bất ly hương”. Ở Yên Thành sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rất ít và chủ yếu mới hình thành, tuy vậy huyện cần có chính sách hợp lý để đẩy mạnh, khuyến khích phát huy thành phần kinh tế này. Vì trên thực tế cho thấy ở khu vực nào có những điểm công nghiệp, khu công nghiệp, thì ở đó sẽ có sự phát triển rất nhanh về kinh tế. Trong những năm tơi huyện cần xây dựng và phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn, đăc biệt là các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản vì nó là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của địa phương, tạo điều kiện thu hút lao động trong nông nghiệp và hỗ trợ nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, để phát triển công nghiệp cần có một đội ngủ lao động có trình độ và tác phong công nghiệp vì vậy đào tạo nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng, cần có các chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho các cơ sở công nghiệp tịa địa phương.
Về dịch vụ trước hết phải phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất ở địa phương, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn kích thích sự trao đổi, mua bán hang hóa. Đồng thời mở rộng hệ thống các chợ: chợ xã, chợ huyện, chợ thị trấn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân. Đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng của các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ điện, điện tử, tin học, bảo hiểm, tín dụng, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tiếp tục đầu tư, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng các công trình phụ trợ và dịch vụ ở các điểm du lịch.
Phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp, thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa phát triển, bao gồm các dịch vụ đầu vào, đầu ra và các dịch vụ trong quá trình sản xuất như vốn, giống, làm đất, phân bón, bảo vệ thực vật, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng nông dân bị các thương lai ép giá, phải bán nông sản với giá rẻ.
3.2.3. Đảy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông – lâm – thủy sản
Trong nội bộ ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản thì yêu cầu hiện tại là tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt với điều kiện là giá trị tuyệt đối mỗi ngành đều tăng dần qua các năm. Mục tiêu của quá trình chuyển dịch này là từng bước tạo một cơ cấu hợp lý trong nội bộ ngành, cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt, đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính.
Sự chuyển dịch này sẽ tạo ra lực kéo trong CDCCLĐ nội bộ ngành nông nghiệp của huyện, chuyển dần lao động trong lĩnh vực trồng trọt sang ngành chăn nuôi.
Yên Thành là một huyện bán sơn địa, tuy vậy Yên Thành có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất có khả năng nuôi trồng thủy sản là 4.798,7 ha, đặc biệt có 1.366 ha diện tích ruộng trũng có thể kết hợp nuôi ca lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, Yên Thành còn là một vựa lúa của tỉnh Nghệ An, sản lượng lúa chiểm khoảng 1/6 toàn tỉnh. Nhưng trong những năm gần đây huyện đã chủ trương xây dựng các đề án đẩy mạnh ngành chăn nuôi, đặc biệt là các giống vật nuôi là thế mạnh của huyện như trâu, bò, lợn, vịt. Phá thế độc canh cây lúa như những năm vừa qua đưa nông nghiệp phát triển đa dạng và toàn diện, hướng nông nghiệp vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Để thực hiện được các mục tiêu trên huyện cần chú trọng các công tác sau:
Trong ngành chăn nuôi cần có các biện pháp quy hoạch vùng, tận dụng tốt các diện tích đât như chân gò đồi, sản phẩm phụ của nông nghiệp…để giải quyết tôt hơn vấn đề thức ăn cho gia súc, gia cầm. Làm tốt công tác thú y, tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, giúp nông dân dự báo nhu cầu của thị trường đầu ra, từ đó có những phương hướng sản xuất hợp lý, tăng thu nhập và giảm rủi ro cho người sản xuất.
Đối với ngành thủy sản, cần làm tốt công tác quy hoạch vung chuyên canh nuôi trồng thủy sản, phân loại vùng sản xuất thành hệ thống để giám sát, quản lý theo quy hoạch. Phối hợp với sở thủy sản, trung tâm khuyến ngư, cán bộ kỹ thuật để có những biện pháp hợp lý chuyển giao công nghệ cho người sản xuất, xây dựng một quy trình kỹ thuật phù hợp với thực tế với từng địa phương nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, phải làm tốt công tác đầu ra cho sản phẩm, xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản tại chỗ để đảm bảo chất lượng và tạo tâm lý an tâm cho người dân yên tâm sản xuất.
Về lâm nghiệp, huyện cần chú trọng công tác tổ chức quản lý, khai thác rừng một cách hợp lý nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên lâu dài và bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái. Mặt khác, thực hiện các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu cung đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động, tránh tình trạng khai thác rừng bừa bãi. Thực hiện giao đất giao rừng đến từng hộ nông dân một cách hợp lý, gắn liền lợi ích của các hộ được giao đất, giao rừng với giá trị mà rừng mang lại để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng và chăm sóc bảo vệ rừng một cách tốt nhất. Kết hợp phát triển rừng với chăn nuôi và một số cây công nghiêp, cây nguyên liệu nhu dứa, sắn cao sản…để tận dụng nguồn tài nguyên đất rừng một cách hiệu quả nhất mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái.
3.2.4. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Kết cấu, sự phát triển của cơ sở hạ tầng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng được coi là cái khung sườn của nền kinh tế, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Bởi vì, nó liên quan đến các ngành, các lĩnh vực khác trong xã hội, là cơ sở đẩy mạnh sản xuất và khai thác tiềm năng ở địa phương.
Do đó nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn là vấn đề quan trọng cần được quan tâm, đảm bảo tính chất liên ngành, không những cần thiết
cho nhu cầu trước mắt mà còn cần thiết cho nền sản xuất xã hội trong tương lai.
Với những tác động quan trọng đó của cơ sở hạ tầng, cần có các chính sách tăng cường việc nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn trên cơ sở quy hoạch một cách khoa học khu vực nông thôn, ưu tiên một số ngành mang tính chất mũi nhọn, mang tính đột phá để làm bước đệm, làm đòn bẩy cho các ngành khác phát triển.
Cơ sở hạ tầng là nhân tố có tác động gián tiếp đến CDCCLĐ, cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng làm cho thị trường hàng hóa nông thôn phát triển, tạo nên sự đa dạng của nghành nghề lao động, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa các vùng, giữa các khu vực với nhau.
Từng bước củng cố, nâng cấp các công trình hiện có theo hướng hiện đại hóa từng phần, thay thế dần các thiết bị cũ kỹ lạc hậu, hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải gắn liền với nâng cấp hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống thủy lợi tạo điều kiện tưới tiêu một cách thuận lợi nhất cho sản xuất của người dân. Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống điện, đường, trường trạm, cung cấp nước sạch cho người dân, đưa công nghệ thông tin về vùng sâu, vùng xa để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện.
Nâng cấp hệ thống chợ tạm bợ, tạo điều kiện tăng cường giao lưu buôn bán, thúc đẩy thương mại phát triển, tiếp tục thực hiện bê tong hóa, nhựa hóa đường giao thông liên thôn, liên xã và các trục đường giao thông mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng một cách phù hợp với điều kiện đất đai và vị trí địa lý của huyện, nhằm khai thác tối đa hiệu quả của kết cấu cơ sở hạ tầng. Kết hợp rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
của các ngành, vùng và của từng địa phương, bảo đảm tính đồng bộ cho kết cấu hạ tầng của toàn huyện.
3.2.5. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động
Trong điều kiện diện tích đất canh tác nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, thất nghiệp thường xuyên xảy ra, lao động thu nhập thấp thì xuất khẩu đang là biện pháp đạt hiệu quả cao trong công tác giải quyêt việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nhiều địa phương.
Xuất khẩu lao động không những giảm bớt gánh nặng về giải quyết việc làm, giảm sức ép cho các thành phố về tình trạng người lao động ra thành phố tìm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động thì bên cạnh đó hàng năm số lượng ngoại tệ mà người lao động gửi về đóng góp vào GDP của huyện là đáng khích lệ, thông qua xuất khẩu lao động người lao động còn có điều kiện học hỏi, tiếp thu khoa học kỷ thuật hiện đại.
Để công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả tốt thì cần chú trọng quan tâm đến các yếu tố như chất lượng nguồn lao động và thị trường lao động.
Muốn vậy huyện phải có chính sách nâng cao trình độ, tay nghề, kỷ luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp, định hướng nghề nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động về việc làm, thu nhập, phong tục tập quán nơi họ làm việc nhằm giúp người lao động yên tâm làm việc, không bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý xuất khẩu lao động theo hướng là giải quyết nhanh, linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo được quyền lợi cho người đi xuất khẩu lao động, tránh tình trạng một số cá nhân tổ chức lợi dụng việc xuất khẩu lao động để trục lợi, hoặc tổ chức xuất khẩu lao động bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản tính mạng và mất trật tự an ninh xã hội, bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lý thích đáng với những trường hợp vi phạm hợp đồng lao động
nhằm đảm bảo tính kỷ luật và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Tạo cơ chế thông thoáng cho người lao động có cơ hội tiếp cận, tìm kiếm việc làm một cách thuận lợi.
Có chính sách thu hút, bố trí hợp lý nguồn nhân lực xuất khẩu trở về phục vụ quê hương. Vì đây là đội ngũ lao động lành nghề, có tác phong công nghiệp, có kỷ luật vì vậy sẽ là nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế của địa phương.