Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 42)

2.2.1. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Yên Thành

+ Thuận lợi

Yên Thành có vị trí địa lý và nhiều trục đường giao thông khá thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, điển hình là quốc lộ 7, tỉnh lộ 538 và tỉnh lộ 534 kết hợp với hệ thống giao thông của các xã rất thuận tiện cho việc tiếp nối với các trục đường lớn khác như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và các trung tâm thương mại như Cảng Của Lò, thị Trấn Thái Hòa (huyện Nghĩa Đàn), Diễn Châu, Hoàng Mai, Đô Lương…

Yên Thành có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, người dân chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất, nhanh nhẹn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật mới.

Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp – xây dựng với việc sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm nghiệp, khai thác đá.

Cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm qua cũng được đầu tư nâng cấp phát triển khá đồng bộ đáp ứng được nhu cầu đi lại, buôn bán trao đổi hàng hóa cho người dân và giao lưu với các vùng kinh tế khác.

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đang dịch chuyển đúng hướng, các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ có nhiều tiềm

năng và đang trên đà phát triển, có thể hình thành các khu công nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như sản xuất gạch, ngói…

Yên Thành còn là một huyện có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều phong tục tập quán, nhiều di tích lịch sử cần được bảo tồn và phát huy có thể phục vụ cho ngành du lịch như lệ hội Đền Hoàng, lễ hội Rú Gám.

+ Khó khăn.

Yên Thành có địa hình bị chia cắt, khí hậu diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, rét đậm kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nền kinh tế của huyện còn mang nặng tính thuần nông, người dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với trình độ thấp, năng suất cây trồng vật nuôi còn chưa cao, cộng vào đó là tình trạng dân số tăng nhanh trong khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng gây sức ép lên môi trường, vấn đề giải quyết việc làm và kéo thoe tệ nạn xã hội cũng gia tăng.

Cơ sở hạ tầng đã có những bước phát triển tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu và tiềm năng phát triển sản xuất của một số vùng trên địa bàn huyện.

Nhìn chung Yên Thành là huyện có tình hình kinh tế xã hội khá phát triển nhưng vẫn còn ở trình độ thấp, sản xuất của người dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, trình độ của người lao động chưa cao dẫn đến thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các mức thu nhập bình quân chung của cả nước.

2.2.1.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung cơ cấu kinh huyện Yên Thành trong những năm qua đang dịch chuyển đúng hướng. Thể hiện là tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm và tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ có xung hướng tăng. Tuy vậy chuyển dịch này vẫn còn chậm. Chúng ta có thể thấy rừ điều đú qua bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 ( %)

Ngành kinh tế 2011 2012 2013

Giá trị sản xuất ( triệu đồng)

Tổng số 5.626.035 6.791.450 7.502.309

Nông – lâm nghiệp – thủy sản 2.650.987 2.960.179 3.032.433 Công nghiệp – xây dựng 1.749.696 2.169.677 2.513.273 Thương mại – dịch vụ 1.225.352 1.661.594 1.956.603 Cơ cấu giá trị sản xuất ( % )

Tổng số 100,00 100,00 100,00

Nông – lâm nghiệp – thủy sản 47,12 43,58 40,42

Công nghiệp – xây dựng 31,10 31,95 33,50

Thương mại – dịch vụ 21,78 24,47 26,08

Nguồn: số liệu thống kê của chi cục thống kê huyện Yên Thành.

Qua bảng 2.1 ta thấy trong những năm qua 2011 – 2013 tỷ trọng trong các ngành có thay đổi, tỷ trọng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 47,12 năm 2011 xuống còn 40,42% năm 2013, tỷ trọng này cho thấy nền sản xuất của huyện vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản có giảm nhưng vẫn còn rất chậm.

Trong những năm qua ngành công nghiệp – xây dựng của huyện đã có những chuyển biến tích cực, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Biểu hiện cụ thể là giá trị sản xuất của nhóm ngành này không ngừng tăng qua các năm, từ 1.749.696 triệu đồng năm 2011 tăng lên 2.513.273 triệu đồng năm 2013, và tỷ trọng tăng từ 31,10 % năm 2011 lên 33,50% năm 2013.

Nhóm ngành thương mại – dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất, tỷ trọng giá trị sản xuất của thương mại – dịch vụ năm 2011 là 1.225.352 triệu đồng chiếm 21,78% giá trị sản xuất toàn nền kinh tế, đến năm 2013 con số này tương ứng là 1.956.603 triệu đồng, chiếm 26,08%.

Qua đó ta thấy CCKT của huyện có sự chuyển dịch tiến bộ, đúng hướng.

Trong cơ cấu kinh tế tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản có xu hướng giảm xuống và tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ tăng dần qua các năm. Tuy vậy do Yên Thành là một huyện nghèo, điểm xuất phát thấp nên sự chuyển dịch này diễn ra vẫn còn chậm chạp, huyện cần có nhiều chính sách hợp lý để đẩy nhanh sự chuyển dịch này.

2.2.1.2. Tình hình dân số, nguồn lao động ở huyện Yên Thành

Tính đến hết năm 2013 dân số của huyện Yên Thành là 284.831 người trong đó giáo dân chiếm 12%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm là 1,0%

Bảng 2.2. Dân số và nguồn lao động huyện Yên Thành qua các năm Đơn vị: người

Tiêu chí Đơn vị 2011 2012 2013

Dân số Người 279.670 281.762 284.381

Lao động Người 130.805 133.010 141.097

Trong đó nữ Người 77.033 75.736 76.678

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của phòng thống kê huyện Yên Thành Qua bảng 2.2 ta thấy cùng với sự gia tăng dân số thì số lượng lao động của huyện Yên Thành từ năm 2011 đến 2013 cũng tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2011 huyện có 130.805 người lao động chiếm 46,77 % tổng dân số thì đến năm 2013 con số này đã tăng lên 141.097 người chiếm 49,63% tổng dân số của toàn huyện. Việc gia tăng nguồn lao động qua

các năm đã bổ sung nguồn lao động dồi dào cho huyện nhà, nhưng kéo theo đó nó cũng tạo nhiều áp lực lên quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động và tệ nạn xã hội cũng theo đó tăng nhanh.

Về cơ cấu lao động theo giới tính qua bảng 2.2 ta thấy số lượng lao động nam và lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đương nhau qua các năm. Năm 2011 số lao động nữ là 77.033 người chiếm 52,27 % tổng số lao động của toàn huyện.

Năm 2013 số lao động nữ là 76.678 người chiếm 50,75% tổng số lao động của toàn huyện.

Bảng 2.3: Dân số huyện Yên Thành theo nhóm tuổi năm 2013

Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ (%)

0 – 14 98.651 34,63

15 – 34 93.603 32,86

35 – 59 44.563 15,65

> 60 48.014 16,86

Tổng 284.831 100

Nguồn: Số liệu chi cục thống kê huyện Yên Thành Yên Thành có cơ cấu dân số trẻ: năm 2013 huyện có tới 67,49 % dưới 35 tuổi, trong đó số người dưới 15 tuổi chiếm 34,63% (tương đương 98.651 người). Dân số trong độ tuổi từ 15 – 34 chiếm 32,86 % (tương đương 93.603 người). Do dân số trong những năm vừa qua tăng khá nhanh nên số người ăn theo trên một lao động vẫn khá cao. Tuy vậy, thế mạnh về nguồn lao động của huyện thể hiện ở quy mô lực lượng lao động có cơ cấu trẻ: tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi chiếm 32,86%.

Cơ cấu dân số trẻ thì khả năng CDCCLĐ sẽ thuận lợi hơn. Những người trẻ có ưu thế cả về thể lực và trí lực, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, tính nhạy bén năng động, sang tạo cao. Đây là thế mạnh mà huyện cần chú trọng phát huy thông qua chính sách đào tạo nghề ở địa phương để khai thác tối đa, đầy đủ và hợp lý nguồn lao động xã hội.

2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Yên Thành 2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo Ngành

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, và trong từng ngành lại được phân chia thành các nhóm ngành như: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, nhóm ngành thương mại và dịch vụ.

Bảng 2.4: Số lượng và tính cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế huyện Yên Thành 2011 – 2013

Số lượng (người) Tính cơ cấu lao động (%) Năm 2011 2012 2013 2011 2012 2013

Tổng 130.805 133.010 141.097 100 100 100

Chia ra

1. Nông – lâm –

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w