Tổng kết tình hình CDCCLĐ của huyện Yên Thành trong thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số yếu kém cần được khắc phục. Để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ trên địa bàn huyện theo hướng CNH, HĐH, sử dụng tốt nguồn lao động, phát huy được các lợi thế so sánh của huyện góp phần vào giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả thì trong thời gian tới huyện cần có những định hướng sau:
Thứ nhất, CDCCLĐ phải tạo ra các tiền đề cần thiết nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và đáp ứng được yêu cầu quả quá trình CNH, HĐH trong thời gian tới. Đây là một tất yêu khách quan đặt ra trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của Yên Thành nói riêng. Để làm được điều này cần đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể nắm bắt được sự tiến bộ của khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển và đóng vai trò cốt yếu trong nâng cao năng suất lao động.
Thứ hai, CDCCLĐ phải đảm bảo tính ổn định trong dài hạn, nhưng đồng thời cũng cần có những yếu tố linh hoạt để có thể điều chỉnh khi cần thiết. Điều này cần có cơ chế quản lý linh hoạt, một mặt hướng vào thực hiện mục tiêu mang
tính chất tổng thể trong thời gian dài, một mặt phải quan tâm, giải quyết các mục tiêu ngắn hạn một cách linh hoạt nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn.
Thứ ba, CDCCLĐ phải hướng vào việc tạo điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị của huyện, thúc đẩy CDCCKT. Trong quá trình thực hiện CDCCLĐ cần xem xét và điều chỉnh một số mối quan hệ cụ thể trong nội bộ các ngành để hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho phù hợp với các điều kiện đã thay đổi.
Thứ tư, ưu tiên phát triển mạnh những ngành công nghiệp mà huyện có lợi thế như công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng. Nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, thu hút lao động ở lại nông thôn, giảm tình trạng lao động đổ ra thành phố kiếm việc làm gây áp lực cho nền kinh tế.
Thư năm, chú trọng phát triển các cụm, các trung tâm thương mại dịch vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ, phát triển thị trường ở khu vực nông thôn để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Thứ sáu, CDCCLĐ, CCKT phải đảm bảo sự tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn lực địa phương, đảm bảo cho phát triển kinh tế nhanh, nhưng vững chắc, đảm bảo tính bền vững.
3.1.2. Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để tạo ra nhiều cơ hội việc làm thu nhập cho người lao động, từng bước tạo dựng một CCLĐ hợp lý, ổn định đủ sức đưa Yên Thành thoát khỏi đói nghèo trở thành một huyện khá của tỉnh Nghệ An.
Khai thác có hiệu quả, hợp lý các lợi thế, thế mạnh của huyện trong tất cả các linh vực, phát huy sức mạnh của toàn xã hội, phát huy tối đa mọi nguồn lực
để thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nha quá trình CNH, HĐH. Chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động một cách ổn định và bền vững bằng các chính sách phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng, xuất khẩu lao động….
Nâng cao trình độ dân trí cho người lao động, tạo môi trường thuận lợi về học tập và tiếp cận với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và thông tin đối với người lao động. Mở rộng các hình thức giáo dục dạy nghề hướng nghiệp, tổ chức dịch vụ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm cho người lao động. Thực hiện các chương trình, các chính sách ưu tiên nhằm thu hút nguồn lao động có trình độ và giữ chân những lao động có trình độ, CMKT ở lại địa phương, giảm tình trạng chảy máu chất xám.
Mục tiêu cụ thể:
Tập trung chuyển đổi cơ cấu giống,tăng diện tích lúa chất lượng cao, lúa giống, ổn định diện tích cây nguyên liệu, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, áp dụng thâm canh trên toàn bộ cây con để có hiệu quả cao, trong ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản. Đến năm 2015 diện tích lúa thâm canh đạt 25.860 ha, ngô là 2.500 ha, năng suất lúa bình quân cả năm là 63,2 tạ /ha, sản lượng 163,435 ngàn tấn. Diện tích đất cây công nghiệp và cây nguyên liệu đạt 2.650 ha. Đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng ổn định tổng đàn, tăng chất lượng, hệ số chu chuyển, nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 46,2% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Khai thác có hiệu quả kết hợp bảo vệ môi trường 2.100 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng thủy hải sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 6.880 tấn.
Về lâm nghiệp, chăm sóc bảo vệ 20.667 ha, cải tạo rừng nghèo thành rừng giàu, trồng mới 800 ha rừng và 1 triệu cây phân tán.
Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới, xây mới
60 km đường bê tong, tu bổ, nâng cấp các hồ đập, kênh tưới đảm bảo cho sản xuất và đời sống của người dân. Đến năm 2015 phấn đấu các xã Phúc Thành, Hợp Thành, Long Thành, Đô Thành được công nhận xã đạt nông thôn mới va 11 xã gồm Đô Thành, Đồng Thành, Bảo Thành, Hồng Thành, Hậu Thành, Hoa Thành, Lăng Thành, Nam Thành, Phú Thành, Tăng Thành, Trung Thành đạt 15 tiêu chí trở lên.
Về công nghiệp – xây dựng, phát huy hết công suất nhà máy Tinh bột sắn, hoàn thiện hệ thống hạ tầng tại cụm công nghiệp thị trận và nhà máy may xuất khẩu. Năm 2015 đạt các chỉ tiêu: 12.000 tấn tinh bột sắn, 470 ngàn m3 đá xây dựng, gạch quy chuẩn các loại 32 triệu viên, phân NPK, vi sinh đạt 7.000 tấn.
Về thương mại – dịch vụ, phát triển các loại hình dịch vụ thương mại ở Thị Trấn, các thị tứ, tụ điểm kinh tế và chợ nông thôn, phấn đấu tổng mức bán lẻ trên thị trường tăng 21 – 22%, đẩy mạnh hoạt động các ngành vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó xuất khẩu lao động hàng năm đạt trên 1000 người, số lao động có việc làm qua đào tạo hàng năm trên 3000 người, chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương hàng năm tăng cao hơn năm trước, trong đó lao động trong các ngành chiếm tỷ trọng là nông nghiệp 61,6%, công nghiệp – xây dựng chiếm 20,7%, thương mại – dịch vụ chiếm 17,7%.
Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, từ năm 2011 đến 2015 phấn đấu có 6.900 hộ thoát nghèo.
3.2. Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện