Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần: khái niệm và đặc điểm 1. Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 20 - 24)

7. Cơ cấu của luận văn

1.1. Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần: khái niệm và đặc điểm 1. Một số khái niệm

* Khái niệm bộ đội

Theo Từ điển tiếng Việt, bộ đội là người làm trong quân đội, là thành viên thuộc lực lượng vũ trang của Nhà nước, dùng làm công cụ để bảo vệ tổ quốc [41].

* Khái niệm bộ đội xuất ngũ

- Theo Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005, Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm [40]:

+ Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

+ Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

+ Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

+ Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

+ Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam , dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng tại Pháp lệnh này, tại khoản 3 điều 11, chúng ta có thể hiểu Cựu quân nhân là quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành) nhưng không phải là Cựu chiến binh [40].

Vậy, khái niệm BĐXN theo cách tiếp cận này, có thể hiểu đó là

“Người đã từng làm trong quân đội, đã từng là thành viên của lực lượng vũ trang. Người này có thể là cựu chiến binh hoặc là cựu quân nhân, nay đã hoàn thành nghĩa vụ, về với cuộc sống thường dân hoặc chuyển ngành sang làm lĩnh vực khác”

* Khái niệm người tâm thần

Hiện nay theo Bảng Phân Loại Bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về Các Rối Loạn Tâm Thần và Hành Vi do Tổ chức y tế thế giới xuất bản năm 1992 hiện có đến hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi như sa sút tâm thần; rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não hay viêm não; các rối loạn tâm thần do sử

dụng rượu và ma túy; tâm thần phân liệt; rối loạn hoang tưởng; các loại rối loạn khí sắc như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực…; các loại rối loạn lo âu; các rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ hoặc là các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du …[26].

- Theo tài liệu giáo trình tham vấn cơ bản trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, BTT là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần,

bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức... bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh [19].

Trong nghiên cứu này, chỉ đề cập đến một nhóm đối tượng, đó là người bị tâm thần phân liệt. Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức cũn rừ ràng và năng lực trớ tuệ thường được tư duy. Bệnh nhõn thường cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác biết hay lấy bớt, hay ý nghĩ của mình vang thành tiếng hay bị phát thanh. Cảm thấy có sức mạnh tự nhiên hay siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm xúc hay hành vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những cách khác nhau, thường có những ảo thanh bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng của cảm xúc là nông cạn, thất thường hay không thích hợp. Trong một số trường hợp tư duy trở nên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói không thích hợp. Tác phong có thể trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ giữ nguyên tư thế, tập tính cá nhân có thể biến đổi, trở nên mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác và cách ly xã hội [26].

Như vậy, có thể hiểu bệnh nhân tâm thần phân liệt là người rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn.

* Khái niệm bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần

Từ các định nghĩa về bộ đội xuất ngũ và người bị bệnh tâm thần, có thể hiểu BĐXN bị BTT là những người đã từng công tác trong quân đội, có thể là cựu chiến binh hoặc cựu quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ, về với cuộc sống thường dân thì bị rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn.

1.1.2. Biểu hiện tâm lý và nhu cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần

1.1.2.1. Biểu hiện tâm lý của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần và gia đình, người chăm sóc của họ

Với nhóm đối tượng đặc thù này, đặc điểm tâm lý của họ cũng khác với các nhóm đối tượng khác. Đặc điểm của họ bao gồm cả đặc điểm tâm lý của người có công (BĐXN) và của người BTT, tuy nhiên, do bệnh tật, nên vẫn mang nặng đặc tính tâm lý của một người bị BTT phân liệt, cụ thể:

Đa phần người tâm thần có đặc điểm tâm lý dễ nhận thấy nhất đó là tự kỳ thị, thiếu tự tin, ít hòa nhập. Đặc biệt là gia đình và người chăm sóc người tâm thần thường có nhiều vấn đề về thể chất, cảm xúc và tinh thần tâm lý hơn cả chính bản thân người bệnh. Trong nghiên cứu này, tác giả ngoài việc chú ý đến các đặc điểm của người bệnh, còn đề cập đến ảnh hưởng của người bệnh đối với tâm lý, cảm xúc của người chăm sóc và gia đình, các ảnh hưởng cụ thể:

+Về cảm xúc: Do phải chứng kiến cảnh người tâm thần hàng ngày chống chọi với bệnh tật tác động nhiều tới cảm xúc của người chăm sóc, đặc biệt khi tình trạng bệnh ngày càng xấu đi;

+ Về tinh thần: Người bệnh thường có các triệu chứng khiến cho người chăm sóc đau khổ hơn cả về thể chất lẫn tinh thần, chẳng hạn khi phải đối diện hoặc hứng chịu hành vi gây hấn của người tâm thần, họ có thể đánh đập người chăm sóc hoặc chẳng nhớ được người đang chăm sóc mình là ai, đặc biệt có trường hợp luôn đe dọa tự sát. Những điều này khiến người chăm sóc tổn thương cả về thể chất và tinh thần.

Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp khi chăm sóc người bệnh, người chăm sóc còn có những áp lực khác tác động tiêu cực về thể chất và tinh thần và các mối quan hệ xã hội của họ. Cụ thể: nguy cơ lây nhiễm, áp lực về kinh

tế thiếu hụt, không có cơ hội đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giảm đi các mối quan hệ xã hội.

1.1.2.2. Nhu cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần

Cũng như mọi người, và đặc biệt là BĐXN - những người có công với đất nước, rất cần có cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ và hạnh phúc bên gia đình, mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy sinh cho đất nước, chịu nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do đó họ rất cần được mọi người tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ

và động viên để họ vơi đi nỗi đau mất mát người thân và quên đi bệnh tật. Tất cả bản thân BĐXN đều mong muốn được các cấp chính quyền cũng như các ban ngành đoàn thể quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, như: thăm hỏi, tặng quà, tham quan, nghỉ dưỡng; cải thiện nhà ở, công ăn việc làm, được tiếp cận các nguồn vốn, được giáo dục truyền thống cho thế hệ sau; chi trả trợ cấp phụ cấp kịp thời, đầy đủ, … Vì đây là đối tượng đặc biệt, họ hy sinh cả tuổi xuân, tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Do vậy, nhà nước và cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với họ để thể hiện đạo lý

“Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam.

1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w