Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 55 - 65)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH đối với BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các hỗ trợ về 04 dịch vụ: hỗ trợ tiếp cận y tế, hỗ trợ tham vấn tâm lý, dịch vụ quản lý trường hợp và dịch vụ hỗ trợ sinh kế qua các lát cắt như đánh giá kết quả đạt được của từng loại hình dịch vụ, đánh giá về nhân viên xã hội thực hiện các loại hình dịch vụ trên. Ngoài ra, để có được các đánh giá khách quan nhất, đề tài cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng để thu thập các nhận định của họ về từng loại hình dịch vụ CTXH đã được nhận. Kết quả khảo sát cụ thể sau:

2.3.1. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế

100% BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố đã được nhận hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ y tế. Thông qua khảo sát, đề tài đã nhận thấy các hỗ trợ mà nhóm đối tượng BĐXN bị BTT đã nhận chủ yếu tập trung vào hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, còn các nhóm dịch vụ khác vẫn chưa được nhận nhiều, cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.5. Hỗ trợ về tiếp dịch y tế đã được nhận

STT Hỗ trợ đã được nhận Số lượng Tỷ lệ

1 Giới thiệu đến cơ sở Y tế 21 12,07

2 Cung cấp thông tin về bệnh 17 9,77

3 Hỗ trợ PHCN tại gia đình 2 1,15

4 Hỗ trợ thủ tục khám và điều trị 79 45,40

5 Hỗ trợ khác (Bảo hiểm Y tế) 174 100,00

Số liệu thể hiện ở bảng 2.5. giỳp chỳng ta thấy rừ hơn, chỉ cú 1,15%

BĐXN bị BTT được hỗ trợ phục hồi chức năng tại nhà, 9,77% được cung cấp những thông tin về bệnh tật liên quan, 12,07% được giới thiệu đến các cơ sở Y tế. Các hỗ trợ tiếp cận y tế chỉ mới dùng lại ở hỗ trợ các thủ tục khám và điều trị khi gia đình có yêu cầu, ngoài ra vẫn chưa được quan tâm.

Nhìn vào biểu đồ 2.3, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đa phần các ý kiến đều đánh giá tốt về các dịch vụ đã được nhận, tuy nhiên, với hỗ trợ giới

thiệu đến các cơ sở y tế, vẫn có 38,1% cho rằng chưa tốt và 4,76% trả lời không hiệu quả. Đặc biệt với dịch vụ cung cấp thông tin về bệnh, có đến 11,76% người được hưởng cho rằng không hiệu quả và cũng với ty lệ như vậy cho rằng hiệu quả chưa tốt.

”Thật sự thời gian đầu gia đình tôi rất mệt mỏi, mọi người chỉ đi quanh, lúc lên đa khoa, lúc lên C17 (Bệnh viện quân đội – tác giả), đến khi lên phường làm chế độ cho ảnh, họ mới chỉ lên bệnh viện tâm thần, lúc đó mới biết ảnh bị bệnh, cứ tưởng do buồn chuyện chi nên rứa thôi, ai ngờ bị tâm thần”

(chị Phùng Thị L - vợ anh Phan Thanh C, BĐXN bị BTT ở Sơn Trà)

”Họ nói lung tung lắm anh ơi, lúc thì bệnh ni chữa được, lúc thì uống thuốc suốt đời, không hết được cho nên tui cũng mệt, chẳng muốn uống thuốc hay điều trị chi nữa, để tới đâu thì tới. Nhưng mà cũng thương cho mấy đứa nhỏ, nó buồn rồi lo cho tui, nên mới uống thuốc đều đó” (anh Đỗ Xuân T – BĐXN bị BTT tại quận Liên Chiểu).

Qua biểu đồ trên, cho thấy đối với trình độ chuyên môn, kỹ năng và hành vi của nhân viên xã hội được đánh giá rất phù hợp khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, với phương pháp triển khai và đặc biệt là đối với lời nói và cử chỉ của nhân viên xã hội, có rất nhiều ý kiến cho rằng ít phù hợp

hoặc không phù hợp. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến cái nhìn của đối tượng về nhân viên xã hội.

”Mấy ổng lúc mô cũng coi tụi tui là mấy người điên, nói trổng trổng, rồi mặt thì nghếch nghếch lên, thiệt tình gặp mấy ổng là tui không ghiền rồi”

(anh Phạm Phú C – BĐXN bị BTT ở Hải Châu)

Qua kết quả phân tích ở trên, nhìn chung tại thành phố Đà Nẵng, BĐXN bị BTT đã được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế nhưng chỉ mới dừng lại ở cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, còn các hoạt động khác vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Điều này cũng được thể hiện thông qua ý kiến của các phỏng vấn sâu được hỏi đánh giá về hiệu quả của các chương trình hỗ trợ khác như cung cấp các thông tin về bệnh, hỗ trợ phục hồi chức năng tại gia đình, đa phần các ý kiến đều cho rằng các hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.

Từ đánh giá của các khách thể nghiên cứu được hỏi, đặc biệt là các ý kiến phỏng vấn sâu, ta cũng có thể thẩy được nhân viên xã hội thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế trên địa thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, chưa được đánh giá cao về kỹ năng cũng như thái độ khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ.

2.3.2. Dịch vụ tham vấn tâm lý

Trong 174 người được khảo sát, có 115 người (chiếm ty lệ 66,9%) đã được nhận các hỗ trợ về mặt tâm lý, đặc biệt là các hoạt động trợ giúp cho gia đình ổn định tâm lý, quản lý cảm xúc để có thể hỗ trợ, giúp đỡ tốt nhất cho BĐXN bị BTT ngay tại gia đình của mình.

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ nhận được các hỗ trợ về mặt tâm lý

ST

T Hỗ trợ được nhận

Mức độ nhận được các hỗ trợ (%) Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1

Nói chuyện chuyên đề về chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh

15,79 32,89 51,32 56,32

2 Chia sẻ về kỹ năng trợ giúp

người bệnh 47,78 31,11 21,11 48,28

3 Trò chuyện với bệnh nhân và

gia đình 14,71 34,31 50,98 41,38

4 Thăm hỏi gia đình 12,24 24,49 63,27 43,68

Nhìn vào số liệu bảng 2.6, chúng ta có thể thấy được các hỗ trợ về mặt tâm lý cho BĐXN bị BTT và gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được quan tâm. Hơn 50% trả lời đã được ít nhất là thỉnh thoảng nhận được cỏc hỗ trợ này. Tuy nhiờn, cũng qua bảng này, chỳng ta cú thể nhận thấy rừ mức độ thường xuyên của các hoạt động hỗ trợ tâm lý còn ít, chỉ có hoạt động chia sẻ về kỹ năng trợ giúp người bệnh được quan tâm và thực hiện một cách thường xuyên (với 47,78% người đã nhận hỗ trợ này đánh giá rất thường xuyên và 31,11% đánh giá nhận được thường xuyên). Hoạt động thăm hỏi gia đình vẫn được triển khai (chỉ có 43,68% không bao giờ nhận được), nhưng hoạt động này được đánh giá là thỉnh thoảng mới được nhận (chiếm ty lệ 63,27% người được nhận dịch vụ).

Về đánh giá kết quả của các hoạt động hỗ trợ tâm lý mà BĐXN bị BTT và gia đình đã được nhận, mặc dầu hoạt động chia sẻ về kỹ năng trợ giúp

người bệnh được tổ chức thường xuyên nhất, nhưng lại là nội dung được đánh giá là ít hiệu quả với 25/90 người (chiếm 27,78%) đánh giá không hiệu quả.

Với hoạt động trò chuyện với bệnh nhân và gia đình, có đến 35/102 người (chiếm ty lệ 34,31%) đánh giá kết quả rất tốt. Nhìn chung, các đánh giá về kết quả của dịch vụ hỗ trợ tâm lý được đánh giá tốt (hơn 50% đánh giá rất tốt và tốt) và đặc biệt hoạt động này cũng được gia đình các đối tượng đón nhận và mong muốn được tiếp tục hỗ trợ.

”Trước khi gặp các anh chị ở trung tâm (Trung tâm CTXH Đà nẵng – tác giả), tôi không biết chia sẻ khó khăn này với ai, từ khi biết đến Trung tâm, tôi như thấy mình có thêm sức mạnh để chăm sóc con trai tôi được tốt hơn.

Mong các anh, chị tiếp tục hỗ trợ thêm cho gia đình tôi cũng như các gia đình khác có cùng hoàn cảnh như tôi” (Bà Nguyễn Thị Kim T – Người chăm sóc BĐXN bị BTT quận Cẩm Lệ).

”Vui chớ, lâu lâu mấy anh lên thăm, vui lắm. Hồi trước đâu có đâu”

(anh Đinh Văn H – BĐXN bị BTT quận Ngũ Hành Sơn)

Nhìn vào biểu đồ 2.4, với các đánh giá về nhân viên xã hội trong thực hiện dịch vụ trợ giúp tâm lý, tổng cộng 594 nhận xét rất phù hợp cho 8 đặc điểm của nhân viên xã hội được tổ chức khảo sát, chiếm ty lệ 64,57% cho

thấy với lĩnh vực hỗ trợ về tâm lý, nhân viên xã hội đã thực hiện tốt vai trò cũng như chức năng của mình. Đặc biệt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng, thái độ khi tiếp xúc với đối tượng được đánh giá rất cao.

”Mấy anh chị ni hay lắm, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ nghe mà hơn nữa hiểu tụi tui. Tui thích được nói chuyện với họ lắm” (anh Nguyễn B – BĐXN bị BTT huyện Hòa Vang)

”Họ giỏi lắm anh ơi, tôi nói chi ra là họ biết liền, giống như thầy bói ấy. Hơn nữa họ nói chuyện rất gần gũi, giúp đỡ nhiệt tình nữa. Gặp họ thấy thớch lắm” (chị Vừ Thị D – vợ BĐXN bị BTT Lờ Thiện L – quận Liờn Chiểu) Kết quả khảo sát đã được phân tích ở trên cho thấy, hoạt động hỗ trợ tham vấn tâm lý cho BĐXN bị BTT ở Đà Nẵng đã được quan tâm và được triển khai bởi Trung tâm CTXH thành phố. Các hoạt động đã triển khai được đánh giá cao về kết quả đạt được. Từ các nhận xét của những người được phỏng vấn sõu, ta cú thể thấy rừ nhu cầu được chia sẻ, được tham vấn tõm lý của họ rất lớn và họ rất mong nhận được nhiều hơn nữa các hỗ trợ như thế này. Tuy nhiên, kết quả của hoạt động vẫn chưa cao do mức độ thực hiện hoạt động còn chưa được duy trì thường xuyên, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tượng cũng như gia đình.

Nhân viên xã hội thực hiện một cách chuyên nghiệp, nhận được sự quan tâm rất lớn của đối tượngvà gia đình. Hầu như tất cả các phỏng vấn sâu đều đánh giá nhân viên thực hiện dịch vụ đúng với nguyên tắc, sử dụng phương pháp và kỹ năng của một nhân viên xã hội. Điều này cũng được chứng tỏ bởi thực tế, dịch vụ này được triển khai bởi một Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp, là một trong những Trung tâm ra đời sớm nhất và triển khai nhiều hoạt động dịch vụ, được đánh giá rất cao từ các cơ quan chức năng quản lý và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho Trung tâm [16].

2.3.3. Dịch vụ quản lý trường hợp

Theo báo cáo của Trung tâm CTXH thành phố Đà Nẵng, hiện nay 174/174 BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố đã được trung tâm cung cấp dịch vụ quản lý trường hợp. Qua khảo sát cho thấy dịch vụ này đã được đối tượng đánh giá cao về các kết quả đạt được, cụ thể 70,7% cho rằng khi tham gia dịch vụ, họ và gia đình đã được cùng xây dựng kế hoạch, hơn 60% cho rằng họ được hỏi ý kiến các vấn đề liên quan và 56,32% được thăm hỏi thường xuyên bởi các nhân viên quản lý trường hợp.

”Tôi thấy hay lắm, họ (nhân viên quản lý trường hợp - tác giả) không như mấy người trước, họ tôn trọng chúng tôi. Tôi nói gì họ cũng cho là hay và giúp tôi nhận ra nhiều điều” (anh Phạm Tấn T – BĐXN bị BTT quận Liên Chiểu).

Tuy nhiên, cũng thông qua khảo sát, chỉ có 9,2% cho rằng thông qua dịch vụ quản lý trường hợp, các nhu cầu của họ được đáp ứng. Điều đó cho thấy công tác điều phối và tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu của đối tượng đối với dịch vụ quản lý trường hợp tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập.

”Hoạt động quản lý trường hợp mà Trung tâm triển khai đã đáp ứng được yêu cầu, nguyên tắc của quản lư trường hợp. Tuy nhiên, cũng c cn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác kết nối để thực hiện kế hoạch của thân chủ gặp rất nhiều khó khăn” (Chia sẽ của anh Tán Văn T – nhân viên quản lý trường hợp Trung tâm CTXH Đà Nẵng)

Bảng 2.7. Đánh giá về nhân viên xã hội thực hiện dịch vụ quản lý trường hợp

STT Đặc điểm NVXH

Rất phù hợp

Tỷ lệ (%)

Phù hợp

Tỷ lệ (%)

Ít phù hợp

Tỷ lệ (%)

Không phù hợp

Tỷ lệ (%)

1 Trình độ CMNV 112 64,37 15 8,62 40 22,99 7 4,02

2 Kỹ năng 134 77,01 26 14,94 13 7,47 1 0,57

3 Thái độ 145 83,33 12 6,90 16 9,20 1 0,57

4 Phương pháp 147 84,48 11 6,32 16 9,20 0 0,00

5

Đạo đức nghề

nghiệp 153 87,93 19 10,92 2 1,15 0 0,00

6 Hành vi 145 83,33 19 10,92 9 5,17 1 0,57

7 Lời nói 146 83,91 20 11,49 8 4,60 0 0,00

8 Cử chỉ 144 82,76 20 11,49 9 5,17 1 0,57

Qua số liệu thể hiện ở bảng 2.7, có thể thấy nhân viên xã hội thực hiện dịch vụ quản lý trường hợp ở Đà Nẵng được đánh giá rất cao. Tất cả đều được đánh giá rất phù hợp hoặc phù hợp. Điều này cũng minh chứng cho việc dịch vụ được cung cấp bởi một cơ sở chuyên nghiệp, với đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp.

Kết quả phân tích ở trên cho thấy dịch vụ quản lý trường hợp đối với BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được thực hiện một cách rộng khắp, đúng với nguyên tắc và yêu cầu của nghiệp vụ quản lý trường hợp.

Nhân viên xã hội thực hiện hoạt động mang tính chuyên nghiệp, với thái độ và hành vi ứng xử cũng như đạo đức nghề nghiệp luôn được chú trọng. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn còn găp nhiều rào cản, dẫn đến kết quả chưa được cao như mong muốn, trong đó rào cản lớn nhất là cơ chế phối hợp và nguồn lực kết nối để đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng được quản lý.

2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ sinh kế

Với 24/174 người được hỏi (chiếm ty lệ 13,8%) đã nhận được hỗ trợ sinh kế, khảo sát đã tiến hành nghiên cứu đánh giá của đối tượng về kết quả

đạt được của các mô hình hỗ trợ và nhân viên xã hội thực hiện dịch vụ này.

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá kết quả dịch vụ hỗ trợ sinh kế

ST

T Hỗ trợ đã được nhận Tổng

số

Đánh giá hiệu quả (%) Rất tốt Tốt Chưa

tốt

Không hiệu

quả

1 Hướng dẫn cách làm ăn 12 33,33 41,67 16,67 8,33

2 Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị 15 80,00 20,00 0,00 0,00

3 Hỗ trợ vốn làm ăn 3 66,67 33,33 0,00 0,00

4 Hỗ trợ vay vốn 9 22,22 33,33 33,33 11,1

Nhỡn vào bảng 2.8, ta cú thể thấy rừ cỏc hỗ trợ về mặt sinh kế cho gia đình BĐXN bị BTT đạt hiệu quả cao, chỉ có 2/39 (chiếm ty lệ 5%) đánh giá không đạt hiệu quả. Đó là đánh giá đối với hỗ trợ hướng dẫn cách làm ăn và hỗ trợ vay vốn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đối tượng rất cần đến dịch vụ này. Tuy vậy, số đối tượng nhận được sự hỗ trợ này còn quá ít so với nhu cầu thực tế, xuất phát từ nguồn lực để đầu tư cho hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn và yêu cầu về đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ cũng khắt khe.

”Nhu cầu về hỗ trợ sinh kế rất lớn, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ được nhiều nhất cho đối tượng, nhưng cũng chỉ là muối bỏ biển.

Hơn nữa, các nhà mạnh thường quân hoặc các chương trình, tổ chức hỗ trợ cho đối tượng có yêu cầu rất cao về thủ tục cũng như đối tượng, do đó cũng rất khó để thực hiện dịch vụ này” (Bà TTNH – giám đốc TT CTXH Đà Nẵng)

”Mua đất thì giá nó cao quá. Nói chung cách nào thì nếu có tiền, tôi mua miếng đất nho nhỏ của ai bán đó. Giá ít ít thì mua được. Hay nếu mình thuê thì giá rẻ rẻ thì mình thuê được. Nói chung mặt đường cho thuê giá cũng phải bạc triệu. Có vốn thì tôi thuê để mở một quán sửa xe nhỏ, như thế công việc và thu nhập sẽ ổn định

hơn (anh Nguyễn A - BĐXN bị BTT huyện Hòa Vang).

Với các kết quả phân tích ở trên cho thấy, dịch vụ hỗ trợ sinh kế cho BĐXN bị BTT là một mô hình hay, mang lại hiệu quả rất lớn cho quá trình trợ giúp đối tượng sớm hòa nhập cộng đồng, giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế của gia đình đối tượng. Tuy nhiên, để thực hiện được hoạt động này,

cần có một nguồn lực rất lớn từ nhà nước và cộng đồng.

2.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w