7. Cơ cấu của luận văn
3.4. Đề xuất một số mô hình trợ giúp bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
3.4.1. Mô hình sinh kế cho gia đình và bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần.
- Các hoạt động can thiệp:
+ Hoạt động tạo thu nhập cho đối tượng (đã điều trị ổn định theo danh sách y tế chuyển) và người chăm sóc.
+ Xây dựng các mô hình nhóm tự lực được gọi là CLB “Tự vững” để hỗ trợ chăm sóc đối tượng, hòa nhập cộng đồng.
- Mô hình sinh kế tạo điều kiện cho đối tượng nhận được sự nâng đỡ, hỗ trợ vật chất và tinh thần của cộng đồng và các tổ chức xã hội tại địa phương; thăm hộ gia đình, truyền thông cho phụ nữ, cộng đồng kiến thức về SKTT, kỹ năng sống giúp phòng ngừa bệnh; giảm thiểu sự kỳ thị và tự kỳ thị.
- Nội dung cụ thể
+ Hoạt động hỗ trợ sinh kế tập trung vào các chương trình: Hỗ trợ vốn vay (có lãi hoặc không lãi), đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật (kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng) - thông tin, tư vấn, hỗ trợ các thủ tục vay vốn từ các nguồn vốn khác.
Nguồn vốn hỗ trợ được sử dụng tập trung vào các mục đích như: Trồng trọt, chăn nuôi heo, gà, vịt, cá; buôn bán tạp hóa, thức ăn sáng; làm các nghề khác (sửa xe đạp, xe máy, làm hương, may, uốn tóc, làm mộc...)
+ Hoạt động xây dựng các nhóm tự lực với tên gọi CLB “Tự vững” với mục đích chính là: Truyền thông nâng cao kiến thức SKTT, luật pháp chính sách liên quan; Tư vấn tâm lý; hoạt động tập thể văn thể mỹ, vận động phục hồi chức năng, chia sẻ kinh nghiệm làm sinh kế, tạo thu nhập, chăm sóc sức khỏe.
3.4.2. Hoạt động trợ giúp xã hội cho bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập cộng đồng.
Đây là mãng hoạt động xã hội trong mô hình phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng với sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương, ngành y tế và xã hội ở cơ sở, nhằm tăng cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người bệnh tâm thần về hòa nhập cộng đồng, giảm thiểu sự phân biệt kỳ thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người bệnh, nhằm hạn chế tối đa tần suất tái phát bệnh đối với những người bệnh tâm thần phân liệt.
Trong mô hình này, Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH có vai trò là người hỗ trợ chuyên môn CTXH, phương pháp quản lý trường hợp cho mạng lưới cán bộ xã hội tại cộng đồng; huy động và kết nối các nguồn lực để trợ giúp cho các gia đình người bệnh tâm thần có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Đặc biệt là đưa danh sách những bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang được chăm sóc tại gia đình vào diện quản lý trường hợp của Trung tâm để khảo sát nhu cầu, huy động và kết nối nguồn lực để giúp đỡ các gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Kết luận chương 3
Với thực trạng đời sống của BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và thực trạng dịch vụ CTXH đối với nhóm đối tượng này đã được phân tích ở chương 2, trong chương 3, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ CTXH đối vói BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Các giải pháp được đề xuất với 04 nhóm giải pháp, đó là giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nâng cao năng lực cho BĐXN bị BTT và gia đình, giải pháp duy trì và phát huy các mô hình đang được triển khai và đề xuất một số mô hình mới.
Trong nhóm giải pháp về chính sách, đề tài đã đề xuất 2 nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, thứ nhất là chính sách đối với chính khách thể nghiên cứu và chính sách nhằm chuyên nghiệp hóa nghề CTXH tại Việt Nam.
Với nhóm giải pháp thứ hai, đề tài định hướng một số hoạt động cụ thể nhằm giúp cho gia đình và bản thân BĐXN bị BTT vượt qua được khủng hoảng, tăng cường hiểu biết và tăng năng lực, giúp họ tự giải quyết được các vấn đề của họ. Đề tài cũng đề xuất 2 mô hình sau khi nghiên cứu các mô hình đang được triển khai tại thành phố Đà Nẵng.