Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 39 - 48)

7. Cơ cấu của luận văn

1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần

- Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/5/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011;

- Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị

định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH;

- Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định số 2514/QĐ-BYT, ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc " Phát triển nghề CTXH trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020".

- Thông tư Liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của Liên bộ quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;

- Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên CTXH xã, phường, thị trấn;

- Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/6/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập;

- Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 01 năm 2015 hướng dẫn về quản lý trường hợp đối với người khuyết tật;

- Kế hoạch số 4979/KH-UBND ngày 13/08/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai Đề án Phát triển nghề CTXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020;

- Kế hoạch số 8092/KH-UBND ngày 14/12/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho

người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012- 2015 tại thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT sống tại hộ gia đình trong đó:

+ Đối tượng là người mắc BTT thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được trợ cấp hàng tháng là 310.000 đồng/người/tháng.

+ Trợ cấp xã hội hàng tháng với hộ gia đình có từ 2 người trở lên bị tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc BTT: Có 2 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc BTT mức hộ trợ là 410.000 đồng/người/tháng; Có 3 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc BTT mức hỗ trợ là 620.000 đồng/người/tháng; Có 4 người tàn tật nặng trở lên không có khả năng tự phục vụ, người mắc BTT mức hỗ trợ là 830.000 đồng/người/tháng;

- QĐ 48/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về trợ cấp xã hội hàng tháng cho BĐXN bị BTT: Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với BĐXN bị tâm thần (chưa được hưởng chế độ đối với Người có công, chế độ đối với quân nhân ở các chiến trường BCK), mức trợ cấp hàng tháng là 500.000 đồng/người/tháng.

Kết luận chương 1

BĐXN bị BTT là một nhóm đối tượng yếu thế đặc thù với những đặc điểm về tâm lý và nhu cầu riêng biệt. Từ đó, những dịch vụ xã hội hỗ trợ cho nhóm đối tượng này cũng cần được nghiên cứu một cách riêng biệt, góp phần hỗ trợ họ hòa nhập tốt nhất với cộng đồng theo đúng nguyên tắc của nghề CTXH.

Với những yêu cầu trên, tại chương 1 của đề này nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp những vấn đề lý luận chung nhất về dịch vụ CTXH đối với

BĐXN bị BTT. Qua đó đã trình bày đến các khái niệm liên quan như khái niệm về bộ đội, BĐXN, BĐXN bị BTT, các khái niệm về dịch vụ xã hội, dịch vụ CTXH; nguyên tắc và yêu cầu đối với nhân viên CTXH khi làm việc với nhóm đối tượng BĐXN bị BTT.

Trong chương 1, tác giả cũng đã đề cập đến 04 yếu tố tác động đến việc triển khai các dịch vụ CTXH đối với BĐXN bị BTT bao gồm yếu tố về cơ chế, chính sách, yếu tố về nguồn nhân lực, yếu tố về cơ sở vật chất và tác động của nhận thức của cộng đồng đối với việc thực hiện các dịch vụ CTXH dành cho BĐXN bị BTT.

Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu một số chính sách liên quan đến hỗ trợ cho nhóm đối tượng này theo góc độ từ quốc tế, đến Việt Nam và đến địa bàn nghiên cứu là thành phố Đà Nẵng.

Nhìn chung, trong chương 1, tác giả đã khái quát hóa các cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ CTXH đối với BĐXN bị BTT từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ BỊ BỆNH TÂM THẦN

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với cụng cuộc mở mang bờ cừi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngừ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn cũn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.

Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt được nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.

Người Pháp khi tấn công vào Việt Nam, lựa chọn đầu tiên của họ là Đà Nẵng. Những người Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam cũng lựa chọn nơi này.

Điều ấy chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên của lịch sử, mặc dù lịch sử

ngoài những tất yếu, luôn ẩn chứa những yếu tố ngẫu nhiên. Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của Đà Nẵng do vị trí đầu tiên của mình đối với miền Trung, đối với cả nước có thể được khẳng định.

Từ năm 1997, khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong hơn 10 năm qua, Đà Nẵng đã liên tục thay đổi gương mặt của mình. Chưa bao giờ trong quá trình phát triển, Đà Nẵng quyết liệt như thế trong nhu cầu tự làm mới mình. Sự phát triển Đà Nẵng vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một thành phố đầu tàu có sứ mệnh liên đới trách nhiệm đối với miền Trung trong giai đoạn mới của đất nước.

Đầu tư cho y tế, giáo dục bảo đảm cuộc sống có chất lượng cao cho người dân là một mục tiêu quan trọng trong những nỗ lực của thành phố này.

Trong thời điểm hiện tại, Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa bệnh tư. Cùng với sự hình thành của trường đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXI - nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đánh giá

”Công tác đảm bảo an sinh xã hội gắn với chương trình thành phố “5 không”,

“3 có” được thực hiện tốt. Trong 3 năm 2011 - 2013, với chủ đề “Năm an sinh xã hội”, thành phố tập trung chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, hộ nghèo và đồng bào dân tộc. Mục tiêu “Không có hộ đặc biệt nghèo” cơ bản hoàn thành, Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2015 về đích trước 3 năm (năm 2012), giai đoạn 2013 - 2017 về đích trước 2 năm (năm 2015), đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố.

Đến nay “Không có học sinh bỏ học” do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Mục tiêu “Không có người lang thang xin ăn” được tăng cường với nhiều

biện pháp xử lý tình trạng lang thang xin ăn biến tướng, bán hàng rong. Thành phố kiên trì thực hiện mục tiêu “Không có người nghiện ma túy trong cộng đồng”, chú trọng công tác quản lý cai nghiện và giải quyết các vấn đề sau cai, hạn chế phát sinh các điểm nóng về ma túy; có nhiều nỗ lực trong kiểm soát mục tiêu “Không có giết người để cướp của”.

Đề án “Có nhà ở” được triển khai đồng bộ bằng cả nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa, hướng tới người có thu nhập thấp và hộ nghèo. Đặc biệt, năm 2014, 2015 đã hoàn thành Đề án xây dựng, sửa chữa gần 2.000 nhà ở cho các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân Làng Vân.

Công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư đi vào nền nếp, các sai phạm được xử lý nghiêm, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Đề án “Có việc làm” được quan tâm thực hiện, tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hằng năm giải quyết việc làm cho 3,2 vạn lao động; ty lệ lao động qua đào tạo ước đạt 55%. Ty lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến cuối năm 2015 ước giảm còn 4,15% (cuối năm 2010 là 4,9%).

Đời sống tín ngưỡng của nhân dân được tôn trọng, hoạt động tôn giáo thuận lợi, phù hợp với chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Công tác dân tộc được đẩy mạnh, chăm lo phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã miền núi nói chung, đồng bào dân tộc nói riêng. Đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện rừ rệt; khụng cũn hộ đồng bào dõn tộc đặc biệt nghốo.

Có thể khẳng định, việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện 5 đột phá theo Nghị quyết Đại hội XX đã góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo sức bật mới cho thành phố. Đã xây dựng và triển khai tích cực các chương trình, đề án phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa; các chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015”, “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” được thực hiện tốt, mang đậm tính nhân văn và dần hình thành nét văn hóa của thành phố.

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Theo thống kê dân số 2010, thành phố Đà Nẵng có gần 01 triệu dân với diện tích tự nhiên 1.256,54 km2- là một trong những địa phương chịu tác động và ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chất độc hoá học màu da cam (Dioxin) mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Dioxin ngấm sâu trong lòng đất, rò rỉ thấm vào nước ngầm, ao hồ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Người dân sống ở gần khu vực có nguy cơ phơi nhiễm Dioxin cao, dẫn đến nguy cơ bệnh tật di truyền qua nhiều thế hệ, đặc biệt là các dị dạng cơ thể, khuyết tật về thần kinh, tâm thần và các rối nhiễu tâm trí khác.

Cùng với tốc độ phát triển nhanh của Đà Nẵng thời gian gần đây cộng hưởng với ảnh hưởng phát triển chung của xã hội dẫn đến hậu quả về tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thiên tai, áp lực xã hội, và các vấn đề xã hội khác làm cho số lượng người TT và RNTT trên địa bàn thành phố tăng cao.

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, tính đến tháng 04/2014, số ca tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng là 3.892, chiếm tỉ lệ gần 0,4% tổng số dân toàn thành phố, trong đó nam chiếm đa số là 2.500 người. Chia theo địa giới hành chính, thì huyện Hoà Vang là địa phương có số người tâm thần lớn nhất thành phố: 892 người, chiếm 20,7% tổng số người đang quản lý. Thanh Khê đứng thứ hai 736 người, chiếm 20,5%. Song tính theo ty lệ người bệnh so với số dân trên địa bàn quận/huyện, thì Thanh Khê là địa phương có ty lệ người tâm thần cao nhất là 4%. Số lượng người tâm thần điều trị ngoại trú là 3.408, chiếm đa số là BTT phân liệt (TTPL) 1.807 người, động kinh (ĐK) 1.601 người. Số lượng đang điều trị nội trú dao động trong khoảng 200 người bệnh. Lưu lượng người bệnh đến khám mỗi ngày một tăng, trung bình 300 lượt khám/ngày. Số người bệnh được điều trị ổn định, tái hòa nhập xã hội là 70-80%, trong đó có từ 30%-40%

trở lại với lao động và sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Đà Nẵng có 342 người rối loạn tâm thần đang được tiếp nhận, điều trị, chăm sóc và nuôi dưỡng. Công tác điều trị và chăm sóc giới hạn trong phạm vi nuôi dưỡng, dùng thuốc, quản lý, tổ chức một số hoạt động PHCN như lao động trị liệu và các liệu pháp tâm lí đơn thuần, chưa có các hỗ trợ của nhân viên CTXH. Đa số các đối tượng tại trung tâm điều dưỡng là không có thân nhân, lang thang hoặc không nơi nương tựa nên sống đến hết đời tại trung tâm. Những trường hợp người tâm thần có thân nhân, Trung tâm đã tìm các giải pháp đưa người bệnh hồi phục về hoà nhập cộng đồng, tuy nhiên vấp phải các trở ngại xã hội như kì thị, sinh kế, việc làm và các hỗ trợ khác.

Theo báo cáo năm 2015 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, toàn thành phố hiện có 174 BĐXN bị BTT hiện đang hưởng trợ cấp theo tinh thần Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND của UBND

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w