7. Cơ cấu của luận văn
2.2. Thực trạng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
họ và gia đình đều có cuộc sống khó khăn, gặp nhiều trở ngại trong việc hòa nhập với cộng đồng.
Đặc biệt, từ năm 2015, thực hiện mô hình cơ sở phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí, hỗ trợ người tâm thần hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH thành phố Đà Nẵng đã thực hiện hoạt động quản lý trường hợp đối với tất cả 174 trường hợp BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố. Qua đó, đã tổng hợp nhu cầu của tất cả các đối tượng và gia đình của họ. Ngoài ra, đến nay đã tiến hành hỗ trợ sửa chữa nhà cho 06 gia đình, hỗ trợ sinh kế cho 30 trường hợp và hỗ trợ đào tạo nghề trồng cây cảnh cho 06 trường hợp.
2.2. Thực trạng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Nhằm đánh giá thực trạng BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố, căn cứ số liệu báo cáo từ Sở Lao động - Thương binh và Xă hội thành phố, tác giả đề tài đã tổ chức khảo sát về thực trạng của 174 người là BĐXN bị BTT và gia đình của họ. Khảo sát đánh giá theo các tiêu chí như độ tuổi của đối tượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công việc, hoàn cảnh kinh tế gia đình và nhu cầu của bản thân BĐXN bị BTT và gia đình. Kết quả của cuộc khảo sát như sau:
- Tổng số người được khảo sát: 174/174 người, chiếm ty lệ 100%;
Trong đó:
+ Nam giới chiếm ty lệ 100%;
+ Số khách thể trực tiếp trả lời khảo sát : 112 người, chiếm 64,4%;
+ Số người chăm sóc trả lời hộ : 62 người, chiếm 35,6%.
Bảng 2.1: Số lượng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần chia theo địa bàn dân cư
STT Đơn vị Số BĐXN bị
BTT Tỷ lệ (%)
1 Quận Hải Châu 31 17,82
2 Quận Thanh Khê 25 14,37
3 Quận Sơn Trà 23 13,22
4 Quận Ngũ Hành Sơn 23 13,22
5 Quận Liên Chiểu 22 12,64
6 Quận Cẩm Lệ 18 10,34
7 Huyện Hòa Vang 32 18,39
Tổng cộng 174 100,00
Nhìn vào số liệu bảng 2.1, có thể thấy số lượng BĐXN bị BTT được chia đều cho các địa phương. Tuy nhiên, huyện Hòa Vang – là huyện nông thôn duy nhất của thành phố, đơn vị có ty lệ hộ nghèo lớn nhất thành phố - cũng là đơn vị có số đối tượng cao nhất với 32 người, chiếm ty lệ 18,39%.
Điều này cũng có nghĩa mức sống dân cư có ảnh hưởng đến ty lệ BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Bảng 2.2. Số Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần chia theo độ tuổi
ST
T Đơn vị Tổn
g số
Giai đoạn 18 - 30 tuổi
Tỉ lệ
Giai đoạn 31 - 40 tuổi
Tỉ lệ
Giai đoạn 41 - 50 tuổi
Tỉ lệ
Giai đoạn 51 - 59 tuổi
Tỉ lệ Giai đoạn 60 tuổi
trở lên
Tỉ lệ
1 Quận Hải Châu 31 0 0,0 3 9,7 11 35,5 17 54,8 0 0,0
2 Q. Thanh Khê 25 0 0,0 4 16,0 6 24,0 15 60,0 0 0,0
3 Quận Sơn Trà 23 2 8,7 3 13,0 9 39,1 7 30,4 2 8,7
4 Q. Ngũ Hành
Sơn 23 4 17,4 2 8,7 5 21,7 11 47,8 1 4,3
5 Q. Liên Chiểu 22 3 13,6 4 18,2 4 18,2 8 36,4 3 13,6
6 Quận Cẩm Lệ 18 2 11,1 3 16,7 3 16,7 7 38,9 3 16,7
7 H. Hòa Vang 32 0 0,0 5 15,6 7 21,9 18 56,3 2 6,3
Tổng cộng 174 11 6,3 24 13,8 45 25,9 83 47,7 11 6,3
Với kết quả khảo sát theo bảng 2.2. chỉ có 11 người - chiếm 6,3% là ở ngoài độ tuổi lao động, điều đó chứng tỏ đa phần hay nói đúng hơn là hầu hết số đối tượng khách thể nghiên cứu của đề tài (93,7%) đều nằm trong độ tuổi lao động, là những người phải có đóng góp vào phần phát triển kinh tế gia đình và xã hội.
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
STT Đơn vị Tổng
cộng
Chưa qua đào tạo
Ty lệ
Sơ cấp/
trung cấp
Ty lệ
Cao đẳng/
đại học
Ty lệ
1 Quận Hải Châu 31 18 58,06 11 35,48 2 6,45
2 Quận Thanh Khê 25 17 68,00 7 28,0
0 1 4,00
3 Quận Sơn Trà 23 13 56,52 9 39,13 1 4,35
4 Quận Ngũ Hành Sơn 23 10 43,48 11 47,83 2 8,70
5 Quận Liên Chiểu 22 11 50,00 10 45,45 1 4,55
6 Quận Cẩm Lệ 18 6 33,33 8 44,44 4 22,22
7 Huyện Hòa Vang 32 22 68,75 9 28,13 1 3,13
Tổng cộng 174 97 55,75 65 37,36 12 6,90
Kết quả phân tích tại bảng 2.3. cho thấy, với 97 người được hỏi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa qua đào tạo - chiếm ty lệ 57,75%, chỉ có 12/174 người, chiếm ty lệ 6,9% có trình độ cao đẳng, đại học. Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội của đối tượng cũng như gia đình.
Bảng 2.4. Việc làm của Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
STT Đơn vị Tổng
cộng
Công việc
ổn định
Ty lệ
%
Không có khả năng
lao động
Ty lệ
%
Không có việc
làm
Ty lệ
%
1 Quận Hải Châu 31 6 19,35 21 67,74 4 12,90
2 Quận Thanh Khê 25 3 12,00 21 84,0
0 1 4,00
3 Quận Sơn Trà 23 3 13,04 19 82,61 1 4,35
4 Quận Ngũ Hành Sơn 23 11 47,83 9 39,13 3 13,04
5 Quận Liên Chiểu 22 2 9,09 15 68,1
8 5 22,73
6 Quận Cẩm Lệ 18 4 22,22 14 77,78 0 0,00
7 Huyện Hòa Vang 32 2 6,25 15 46,8
8 5 15,63
Tổng cộng 174 40 22,99 116 66,67 18 10,34
Cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của BĐXN bị BTT, đó là tình trạng việc làm.
Nhìn vào bảng 2.4, trong 174 đối tượng được hỏi, chỉ có 40 người hiện đang có việc làm, tạo được thu nhập ổn định, chiếm ty lệ 22.99%, trong khi đó, có đến 116 người, chiếm ty lệ 66,67% không có khả năng lao động do bệnh tật.
Đặc biệt hơn, với tiêu chí này, chúng ta thấy có đến 18 người, chiếm ty lệ 10,34% có nhu cầu và có khả năng làm việc nhưng không thể tìm thấy việc làm phù hợp.
- Tình trạng hôn nhân của BĐXN bị BTT: Một yếu tố được khảo sát có ảnh hưởng rất lớn đến việc hỗ trợ cho BĐXN bị BTT có được đời sống xã hội và hòa nhập cộng đồng tốt hơn, đó là tình trạng hôn nhân của họ. Qua khảo
sát cho thấy, chỉ có 49,43% (86 người) số đối tượng hiện đã kết hôn và đang còn duy trì mối quan hệ gia đình. Có đến 36,78% (64 người) số đối tượng chưa kết hôn, 12,7% (21 người) số đối tượng đã ly hôn và 1,72% (3 người) số đội tượng đã mất vợ (góa).
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình BĐXN bị BTT:
Nhìn vào biểu đồ 2.2 có thể thấy đa phần kinh tế gia đình BĐXN bị BTT rất khó khăn. Với 50 hộ (28,74%) thuộc diện hộ nghèo, 4 hộ (2,3%) thuộc diện hộ đặc biệt nghèo theo tiêu chí của thành phố Đà Nẵng và 16,09%
(28 hộ) thuộc diện cận nghèo. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội nói chung và dịch vụ CTXH nói riêng để hỗ trợ và giúp đỡ cho BĐXN bị BTT được hòa nhập cộng đồng.
- Tình trạng nhà ở của BĐXN bị BTT:
Qua khảo sát, với 22 gia đình sống trong nhà tạm (chiếm ty lệ 12,64%) và 19 hộ gia đình đang phải thuê nhà để ở (chiếm ty lệ 10,9%), chỉ có 24 gia đình đang sinh sống tại các mái nhà kiên cố (chiếm ty lệ 13,97%), chúng ta có thể thấy môi trường sinh sống hàng ngày của BĐXN bị BTT chưa phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như không thể đáp ứng được nhu cầu sinh tồn tối thiểu của nhóm đối tượng này. Điều này cũng cho thấy việc phải thường
xuyên chăm lo cho người bệnh là gánh nặng rất lớn của các gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến việc có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của họ.
- Nhằm đánh giá nhu cầu của nhóm khách thể nghiên cứu và gia đình của họ, khảo sát đã tiến hành đánh giá mức độ cần thiết của các nhóm nhu cầu, kết quả khảo sát cho thấy:
Từ biểu đồ 2.3, có thể thấy nhu cầu của BĐXN bị BTT và gia đình rất đa dạng. Tuy nhiên, về mức độ đánh giá sự cần thiết của các nhu cầu, đa phần đều tập trung vào hai nhóm nhu cầu chính, đó là hỗ trợ sinh kế (với 47,13%
đánh giá rất cần thiết, 25,86% đánh giá cần thiết) và trợ cấp thường xuyên (với 57,47% đánh giá rất cần thiết và 28,74% đánh giá cần thiết). Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhóm đối tượng này vẫn còn một đời sống kinh tế vô cùng khó khăn, chỉ luôn nghĩ đến làm thế nào để có thể có một cuộc sống đỡ vất vả hơn về kinh tế. Hơn thế nữa, qua đây còn cho thấy nhận thức của họ và gia đình về các nhóm nhu cầu ở cấp cao hơn vẫn chưa được đầy đủ và đặc biệt là các nhóm nhu cầu về phục hồi chức năng, về lao động, việc làm ...
”Nhu cầu thì nhiều chú ơi, chú thấy đó, nhà thì thiếu lên thiếu xuống, chừ chỉ muốn sao tiền lương (trợ cấp hàng tháng – tác giả) của hắn (đối tượng – tác giả) được nâng lên nhiều hơn chớ 500.000 đồng thì không đủ thiếu chi hết chú nờ” (bà Nguyễn Thị Lệ T – người chăm sóc anh Trần Hữu T, BĐXN bị BTT tại quận Thanh Khê);
”Thật sự giờ chỉ mong nhà nước quan tâm, cho ít vốn để phụ thêm vợ mua bán, chớ bả bán ngày được, ngày mất. Có bữa hết vốn, đi mượn quanh mà có ai cho mượn đâu anh” (anh Nguyễn Hữu T – BĐXN bị BTT tại quận Liên Chiểu);
”Cũng ưng cho ảnh ra làm kiếm thêm thu nhập, nhưng nói thiệt, chừ biết cho anh làm chi chừ anh. Năm ngoái có đi học nghề sửa xe, cũng sửa được đó nhưng dễ chi mà mở tiệm. Nào tiền vốn, mặt bằng, rồi không biết có khách không nữa. Chừ mà có ai hỗ trợ ảnh mở cái tiệm nhỏ nhỏ, sửa xe đạp cho mấy đứa học sinh gần đây cũng được, nhưng thấy khó quá anh ơi” (chị Phạm Thị H – vợ anh Trần Đ – BĐXN bị BTT huyện Hòa Vang).
Qua những phân tích trên đây và đặc biệt qua chia sẻ của một số khách thể nghiờn cứu và gia đỡnh của họ, chỳng ta cú thể thấy rừ đa phần BĐXN bị BTT ở trong độ tuổi lao động, nhưng lại không có công việc ổn định hoặc do bệnh tật không thể làm việc, từ đó dẫn đến đời sống kinh tế của họ và gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu của BĐXN bị BTT và gia đình rất nhiều nhưng họ vẫn mong muốn nhận được các hỗ trợ mang tính đáp ứng các nhu cầu sống còn như trợ cấp xã hội, hỗ trợ sinh kế.
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị