7. Cơ cấu của luận văn
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, nhiều khía cạnh, điều này làm nên sự phong phú về nội hàm của nó.
Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng: dịch vụ xã hội là dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn, vì con người;
là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng loại hình dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao và các trợ giúp xã hội khác [11].
Theo các tác giả trên, dịch vụ hướng tới 2 mục tiêu quan trọng đó chính là i) dịch vụ xã hội nhằm phát triển xã hội và ii) dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo giá trị và chuẩn mực xã hội. Với mục tiêu nhằm phát triển xã hội thì dịch vụ xã hội phải phục vụ cho lợi chung của cộng đồng, bảo đảm cuộc sống cho tất cả mọi người dân trong xã hội. Với mục tiêu nhằm đảm bảo giá trị và chuẩn mực xã hội thì chú ý đưa ra các dịch vụ phòng ngừa rủi ro, khắc phục rủi ro, hòa nhập cộng đồng… và thường hướng đến các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội…
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): dịch vụ xã hội là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực [20].
Ở khái niệm này, cũng hướng đến khía cạnh dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo giá trị và chuẩn mực xã hội, là các hoạt động can thiệp nhằm vào các nhu cầu và vấn đề của các nhóm đối tượng trong đó có đối tượng dễ tổn thương/nhóm yếu thế như nạn nhân của bạo lực, đói nghèo, khuyết tật, tuổi già. Những ví dụ cụ thể về dịch vụ xã hội là: phục hồi chức năng, nhà dịch vụ trợ giúp, nhà chăm sóc ban ngày,… Nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện qua vai trò của người làm CTXH, ở đây được gọi là nhân viên CTXH.
Như vậy, có thể nhận thấy dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế chính là việc cung cấp các hoạt động phòng ngừa rủi ro, khắc phục rủi ro, hòa nhập cộng đồng nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực xã hội.
* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
CTXH là một ngành khoa học xã hội mang tính ứng dụng cao, việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp từ làm việc trực tiếp với đối tượng, nghiên cứu hay giảng dạy CTXH đòi hỏi người trong nghề ngoài kiến thức chung về pháp luật, chính sách, tâm lý, xã hội, đạo đức, nhân bản…thì đòi hỏi họ có kiến thức chuyên sâu về CTXH với các phương pháp tiếp cận, phương pháp can thiệp đặc trưng của CTXH.
Cho đến hiện nay, khái niệm CTXH rất đa dạng và phong phú và thậm chí khá khác nhau, từ các khái niệm của các nước có nền CTXH phát triển như Mỹ, Canada, Philippin, Nga…, các khái niệm của các tổ chức quốc tế, các hội và hiệp hội về đào tạo CTXH, hiệp hội nhân viên xã hội, đến khái niệm của các tác giả trong và ngoài nước….Chúng ta đều nhận thấy, nói đến
“CTXH” là nói đến: nghề nghiệp, hoạt động chuyên nghiệp, nhằm trợ giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực xã hội cá nhân và thúc đẩy môi trường (chính sách, nguồn lực, dịch vụ), phòng ngừa và khắc phục rủi ro và hòa nhập xã hội bền vững [23].
Dịch vụ CTXH có thể được coi là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp bởi các nhân viên CTXH không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông khác. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện dịch vụ CTXH đòi hỏi nhân viên xã hội phải có sự kết nối chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác.
Như vậy, có thể thấy dịch vụ CTXH hướng đến việc phòng ngừa, khắc phục rủi ro và hòa nhập xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.
Chính vì vậy, các dịch vụ CTXH cần cung cấp cho nhóm đối tượng (tại trung tâm hoặc cộng đồng) thường tập trung nhiều hơn đến các dịch vụ cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống phù hợp với giá trị và chuẩn mực xă hội, như chăm sóc và nuôi dưỡng, hỗ trợ dạy nghề và việc làm, tham
vấn và trị liệu tâm lý, tư vấn và trợ giúp đối tượng được hưởng chính sách xã hội, tìm kiếm nguồn lực, truyền thông – giáo dục, xây dựng kế hoạch can thiệp,… [37].
Ở Việt Nam, từ khi Quyết định 32/QĐ/2010 – TTg ra đời thì vấn đề dịch vụ xã hội, cơ quan cung cấp dịch vụ CTXH đưọc quan tâm và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê đến năm 2014, Việt Nam có đến 40 Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH [16] (được gọi tắt là Trung tâm CTXH tuyến tỉnh và quận huyện phục vụ cho đối tượng tại cộng đồng, cũng như khá nhiều các Trung tâm CTXH trong các bệnh viện, trường đại học được thành lập, cung cấp các dịch vụ xã hội khác nhau.
Dịch vụ CTXH được cung cấp bởi Trung tâm CTXH tại cộng đồng, thể hiện ở TT09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV, đó là: i) cung cấp dịch vụ khẩn cấp như tiếp nhận, đánh giá, bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu khẩn cấp…
cho các đối tượng trẻ em bị bỏ rơi, nạn nhân của bạo lực, bị xâm hại tình dục, buôn bán...; ii)Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm lý, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng: iii) Tư vấn cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, iv) xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp đối tượng, v) Thực hiện biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ngược đãi, bạo lực; vi) Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng; vii) Quản lý đối tượng; viii) cung cấp dịch vụ về giáo dục và nâng cao năng lực; ix) Phát triển cộng đồng;
x) Tổ chức hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức; xi) Huy động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính; xii) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đến phúc lợi và an sinh xã hội…[2]
Dịch vụ CTXH được cung cấp bởi các cơ sở y tế/bệnh viện, thể hiện ở Thông tư 43/2015/TT – BYT, đó là : i) Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề xã hội cho người bệnh và người nhà bệnh nhân qua việc cung cấp thông tin về dịch vụ y tế, thăm hỏi; đảm bảo an toàn cho người bệnh; hỗ trợ thủ tục khám
chữa và xuất viện và các hoạt động hỗ trợ khác; ii) Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là thông tin về sức khỏe, chính sách y tế…;
iii) Vận động tiếp nhận tài trợ về cả kinh phí, vật chất; iv) Hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cung cấp thông tin vè người bệnh, v) Đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên thuộc cơ sở đào tạo nghề CTXH; vi) Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm CTXH của bệnh viện, vii) Tổ chức các hoạt động từ thiện, CTXH của bệnh viện tại cộng đồng [3].
Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các dịch vụ xã hội, trong phạm vi nào đó có thể được gọi là dịch vụ CTXH, đi vào cung cấp từng dạng dịch vụ chuyên biệt, cũng như đi vào từng phục vụ cho một nhóm đối tượng cụ thể như:
Trung tâm cộng đồng; Ngôi nhà bình yên, Ngôi nhà mơ ước, Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật…
* Từ những phân tích, những tri thức về dịch vụ xã hội, CTXH thì: dịch vụ CTXH chính là việc cung cấp các hoạt động mang tính chất phòng ngừa – khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng cho các nhóm đối tượng yếu thế dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực xã hội.
Như vậy, dịch vụ CTXH đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần chính là việc cung cấp các hoạt động mang tính chất phòng ngừa - khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng cho những người đã từng công tác trong quân đội, có thể là cựu chiến binh hoặc cựu quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ, về với cuộc sống thường dân thì bị rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực xã hội.
1.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
1.2.2.1. Nguyên tắc của nhân viên công tác xã hội khi cung cấp dịch vụ công tá xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
Thứ nhất, là nguyên tắc chấp nhận đối tượng bất kể đối tượng là ai, đến từ những hoàn cảnh nào. Việc chấp nhận đối tượng là việc chấp nhận những quan điểm, hành vi và giá trị của đối tượng để đối tượng hiểu nhân viên CTXH hiểu và không phán xét đối tượng. Việc này không đồng nhất với việc đồng tình với những quan điểm, hành vi và giá trị sai lệch với xã hội.
Thứ hai, là nguyên tắc để đối tượng chủ động tham gia giải quyết vấn đề. Đây là nguyên tắc đảm bảo đối tượng tham gia giải quyết vấn đề của họ từ giai đoạn đầu cho đến giai đoạn kết thúc. Vì hơn ai hết đối tượng là người có vấn đề và hiểu về hoàn cảnh cũng như mong muốn của mình, nên vấn đề chỉ được giải quyết hiệu quả khi đối tượng là người tham gia.
Thứ ba, là nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng. Nguyên tắc này được hiểu là đối tượng chính là người quyết định giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Nhân viên CTXH chỉ đóng vai trò là người xúc tác, cung cấp thông tin và giúp đối tượng tự đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khi quyết định của đối tượng có ảnh hưởng đến sự an nguy của họ, gia đình và những người xung quanh, nhân viên CTXH cần can thiệp.
Thứ tư, là nguyên tắc đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp. Do mỗi đối tượng (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) đều có những đặc điểm riêng biệt về bản thân, hoàn cảnh gia đình và môi trường sống, khi giúp đối tượng giải quyết vấn đề nhân viên CTXH cần tôn trọng tính cá biệt của từng trường hợp mà đưa ra phương pháp tiếp cận và hỗ trợ giải quyết vấn đề hiệu
quả. Ngay cả khi cùng là một vấn đề, nhưng với mỗi đối tượng lại cần có cách thức can thiệp phù hợp.
Thứ năm, là nguyên tắc đảm bảo tính riêng tư, bí mật các thông tin liên quan đến đối tượng. Nhân viên CTXH trong quá trình làm việc luôn tuân thủ quy định bảo mật thông tin riêng tư của đối tượng. Nhân viên CTXH cần thông báo và nhận được sự đồng ý của đối tượng trước khi chia sẻ thông tin của họ với những nhà chuyên môn khác.
Thứ sáu, là nguyên tắc tự ý thức về bản thân của nhân viên CTXH.
Nguyên tắc này thể hiện ở ý thức trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ, không lạm dụng quyền lực, vị trí công tác để mưu lợi cá nhân. Bên cạnh đó nhân viên CTXH cần luôn cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ bảy, là nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa nhân viên CTXH với nhân viên CTXH cũng như giữa nhân viên CTXH và đối tượng cần đảm bảo tính bình đẳng, tôn trọng, khách quan và nguyên tắc nghề nghiệp.
1.2.2.2. Yêu cầu tính chuyên nghiệp khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
Khi nói tới tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ cần chú ý tới sự đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
* Thứ nhất, về góc độ dịch vụ:
- Dịch vụ đó cần được cung cấp nhanh chóng và kịp thời. Trong dịch vụ y tế, bệnh nhân cần cấp cứu kịp thời khi tính mạng của họ bị đe dọa, bệnh tật của họ cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh trở nên trầm trọng hơn.
Tương tự như vậy đối với xử lý các vấn đề xã hội: nếu vấn đề của đối tượng được đánh giá và có hướng xử lý kịp thời, sẽ tránh được vấn đề trở nên phức tạp hơn, xử lý lâu hơn và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn (liên quan tới nhiều
người, nhiều bộ phận khác trong xã hội). Do vậy, dịch vụ càng được triển khai ở cấp cơ sở, càng gần dân thì sẽ càng kịp thời và thuận tiện cho sự tiếp cận của người có nhu cầu.
- Dịch vụ đó cần được cung cấp một cách phù hợp. Mỗi đối tượng đều có những vấn đề riêng biệt, không giống nhau. Việc này đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải xác định được nhu cầu của từng đối tượng và khả năng trợ giúp để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ đó cần được cung cấp ở nhiều khía cạnh. Các vấn đề của thân chủ thường liên quan tới nhiều khía cạnh (sức khỏe, thể chất, vấn đề tâm lý, quan hệ xã hội, việc làm, thu nhập…). Do vậy, người cung cấp dịch vụ cần tính tới một kế hoạch trợ giúp tổng thể với sự trợ giúp của các cơ sở dịch vụ khác nhau để đảm bảo vấn đề của họ được giải quyết càng nhiều khía cạnh càng tốt như vậy sự trợ giúp sẽ mang tính bền vững. Một cơ sở thường không có khả năng đáp ứng được hết các nhu cầu của đối tượng, muốn vậy người cung cấp dịch vụ mà ở đây là NVCTXH cần kết nối và chuyển gửi đối tượng tới những cơ sở cung cấp dịch vụ khác.
- Dịch vụ đó cần mang tính liên tục. Nghĩa là người/cơ quan cung cấp dịch vụ phải liên kết được các nguồn lực cho thân chủ một cách chuyên nghiệp, để đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ xã hội giúp cho đối tượng giải quyết vấn đề một cách xuyên suốt, không bị ngắt đoạn.
- Dịch vụ đó cần được cung cấp một cách bền vững. Nghĩa là dịch vụ đó cần hướng tới tăng cường năng lực, tăng cường tính tự quyết cho thân chủ trong lựa chọn dịch vụ, phương án giải quyết vấn đề xuất phát từ thân chủ, phù hợp nhất với hoàn cảnh của họ.
- Dịch vụ đó cần được cung cấp một cách tiết kiệm. Dịch vụ xã hội mang tính nhân văn, do vậy cơ sở cung cấp dịch vụ hoạt động trên cơ sở lợi ích của con người, vì vậy khi cung cấp dịch vụ cho đối tượng cần tính tới chi
phí tối thiểu cho người sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với người có hoàn cảnh khó khăn họ rất cần có dịch vụ vừa đảm bảo về chất lượng, vừa tiết kiệm về chi phí. Khi các dịch vụ được nối kết trong một mạng lưới sẽ tạo ra sự huy động nguồn lực từ nhiều nguồn trong xã hội giảm tải ngân sách Nhà nước, nhưng nhiều người cùng hưởng lợi.
* Thứ hai, về góc độ chuyên môn: Dịch vụ đó cần phải được cung cấp bởi những người có chuyên môn. Người tham gia cung cấp trực tiếp cần được đào tạo bài bản, có kiến thức kỹ năng chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Người tham gia quản lý các dịch vụ cũng phải là người có tư duy đổi mới, sáng tạo và hiểu biết sâu rộng về kinh tế, xã hội cũng như kiến thức nhất định trong lĩnh vực chuyên môn đó. Nhìn chung có thể thấy để có tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội yêu cầu đòi hỏi người cán bộ xã hội cần học tập và rèn luyện và tuân thủ các quy điều đạo đức trong khi thực hiện tiến trình hỗ trợ cho thân chủ một cách tốt nhất. Nhân viên CTXH có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đối tượng phá bỏ rào cản đó và kết nối với các dịch vụ trợ giúp, tạo lòng tin, ý chí và nghị lực mới hướng tới một cuộc sống hữu ích hơn. Nhân viên CTXH cần xác định những khó khăn và thuận lợi những rào cản trong việc cung cấp dịch vụ.
* Thứ ba, về góc độ pháp lý: Một dịch vụ chuyên nghiệp cần được thực hiện trong một khuôn khổ pháp lý có hệ thống văn bản quy định kiểm soát chất lượng và chuyên môn. Cơ quan cung cấp dịch vụ này cần có được quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Cần có hệ thống chính sách vĩ mô quản lý chung hệ thống cơ quan cung cấp dịch vụ trong toàn quốc. Cũng cần có một cơ quan đầu mối theo dừi cập nhật thụng tin về cỏc cơ sở cung cấp dịch vụ, cỏc loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ làm căn cứ cho cung cấp thông tin giới thiệu chuyển gửi, cung cấp thông tin và vấn đề quản lý, hoạch định chiến lược và chính sách ở tầm vĩ mô nó cần phải được tổng hợp, giám sát. Để có thể trợ