Về tiêu chuẩn môi trờng không khí

Một phần của tài liệu Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam (Trang 24 - 29)

2.1. Pháp luật về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trờng không khí

2.1.1. Về tiêu chuẩn môi trờng không khí

Theo tài liệu của ISO thì tiêu chuẩn môi trờng (TCMT) đợc hiểu là: “tài liệu đợc thiết lập bằng cách thoả thuận và thông qua bởi một tổ chức đợc thừa nhận, trong đó đề ra những hành động hoặc những kết quả của chúng để sử dụng chúng và lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm đạt đợc chất lợng môi trờng tối u trong khung cảnh nhất định”7.

ở Việt Nam, khái niệm “TCMT” đợc quy định chính thức tại Điều 2- Luật bảo vệ môi trờng 1993: “Tiêu chuẩn môi trờng là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, đợc dùng làm căn cứ để quản lý môi trờng”.

Theo đó, TCMT là những chuẩn mực, giới hạn về các thành phần môi tr- ờng. Những chuẩn mực, giới hạn cho phép đợc hiểu là mức độ, phạm vi gây ô nhiễm có thể chấp nhận đợc mà cha gây nguy hại cho sức khoẻ con ngời và các thành phần môi trờng, hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ sức khoẻ cộng

đồng và bảo vệ môi trờng trong hiện tại cũng nh trong tơng lai. Mặt khác, khái niệm TCMT cũng đã trả lời cho mục đích ban hành TCMT đó là tạo cơ sở

7 Đỗ Thị Duyên, Một số vấn đề về tiêu chuẩn môi trờng quốc tế ISO 14000 và thực tiễn áp dụng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, Khoa luận tốt nghiệp, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, trang 23

quan trọng làm căn cứ để quản lý môi trờng. Trong bảo vệ môi trờng không khí, vai trò, mục đích đó cũng không ngoại trừ.

Trên cơ sở các quy định tại Luật bảo vệ môi trờng 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 về hớng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trờng; tại Điều 22 của NĐ này, cùng với việc quy định nghĩa vụ cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến môi trờng là phải tuân theo các TCMT, NĐ đã đa ra danh mục các loại TCMT Việt Nam bao gồm 21 TCMT các loại căn cứ vào tính chất cũng nh thành phần môi trờng, trong đó có TCMT không khí. Theo các Quyết định số 229-QĐ/TĐC ngày 25/03/1995 của Bộ Khoa học, Công ngệ và Môi trờng và Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 thì hệ thống TCMT không khí bắt buộc áp dụng ở Việt Nam hiện nay là 12 TCVN; bao gồm: tiêu chuẩn chất lợng môi trờng không khí xung quanh (tiêu chuẩn chất lợng môi trờng không khí xung quanh nhà máy, xí nghiệp, giao thông ) và tiêu chuẩn chất l… ợng nguồn thải (khí thải từ ống khói nhà máy, từ ống xả của xe ). Những tiêu chuẩn đó là căn cứ kỹ… thuật cho việc thi hành Luật bảo vệ môi trờng và hoạt động quản lý môi trờng, là căn cứ để đánh giá chất lợng môi trờng xung quanh và kiểm soát ô nhiễm môi trờng do các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt do con ngời gây ra.

2.1.1.1. Tiêu chuẩn chất lợng môi trờng không khí xung quanh

Các chất gây ô nhiễm chủ yếu trong không khí là: cácbon oxit (CO), lu huỳnh oxit (SOx), chủ yếu là SO2, hyđro cacbon (HC), nitơ oxit (NOx), chủ yếu là NO2 và NO, ozon (O3) và bụi lơ lửng.

Với trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ nh hiện nay của Việt Nam cha thể loại trừ hoàn toàn các chất thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất, vì

vậy trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về vệ sinh y học ngời ta đã thiết lập các tiêu chuẩn bảo đảm cho môi trờng không khí tơng đối trong sạch. Mức độ trong sạch của không khí đợc đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa trong một đơn vị thể tích không khí, đơn vị đo lờng thờng là trọng lợng chất ô nhiễm

chứa trong 1m3 không khí (mg/m3) hoặc tỉ lệ bách phân theo thể tích hay trọng lợng (ppm- 1 phần triệu). ở Việt Nam, đơn vị đo lờng thờng đợc sử dụng là trọng lờng chất ô nhiễm chứa trong 1m3 không khí (mg/m3). Theo TCVN 5937-1995 và TCVN 5938-1995 cho thấy:

- Các tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2, O3 và chì) và nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại (bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ sinh ra do các hoạt động kinh tế của con ngời) trong môi trờng không khí xung quanh.

- Các tiêu chuẩn này đợc áp dụng để đánh giá mức chất lợng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm môi trờng không khí xung quanh. Tức là, các tiêu chuẩn này đợc sử dụng là một chuẩn mực để sau khi phân tích, đánh giá các số liệu về hiện trạng môi trờng không khí, ngời ta sẽ so sánh số liệu thu đợc với chuẩn mực mà tiêu chuẩn đề ra để đánh giá xem mức độ ô nhiễm môi tr- ờng không khí xung quanh tại một địa bàn nhất định là nh thế nào? Để thực hiện chức năng giám sát vệ sinh môi trờng, trong đó có phần kiểm tra ô nhiễm khí quyển và quan trắc các định mức nồng độ ô nhiễm với mục đích báo động kịp thời sự ô nhiễm, ngời ta thờng thành lập các trạm môntoring và kiểm soát

ô nhiễm môi trờng.

Khi tiến hành so sánh tiêu chuẩn chất luợng môi trờng không khí xung quanh của Việt Nam với tiêu chuẩn mà Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đa ra và một số nớc ta có thể thấy: TCMT không khí Việt Nam đặt ra thấp hơn về chất lợng môi trờng không khí so với một số nớc trên Thế giới (đặc biệt là những n- ớc phát triển) do điều kiện kinh tế, xã hội và môi trờng Việt Nam hiện nay cha thể đáp ứng đợc. Mặc dù vậy, với những quy định này cũng đã đủ đảm bảo cho ngời dân Việt Nam một môi trờng sống chất lợng và đảm bảo.

2.1.1.2. Tiêu chuẩn chất lợng nguồn thải

Để ngăn ngừa và giảm tối đa sự ô nhiễm môi trờng không khí thì phải định ra các tiêu chuẩn về đại lợng nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp cũng nh khí thải giao thông. Theo Quyết định số 35/2002 đã công bố 12

TCMT không khí Việt Nam bắt buộc áp dụng, trong đó có 10 tiêu chuẩn chất lợng nguồn thải, bao gồm: 02 TCVN quy định về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, đối với các chất hữu cơ; 06 TCVN quy định thải liên quan của khí thải công nghiệp vào khu công nghiệp, vùng đô thị và nông thôn, miền núi; 01 TCVN quy định giới hạn cho phép của khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; 01 TCVN quy định giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải của phơng tiện giao thông đờng bộ. Các tiêu chuẩn này đợc xây dựng dựa trên khả năng kiểm soát các chất ô nhiễm môi trờng, khả năng đồng hoá và phát tán, pha loãng chất thải của môi trờng tiếp nhận, yêu cầu chất lợng của nớc ta.

Các tiêu chuẩn này đợc biết đến nh sau:

- Các TCVN 5939-1995 và TCVN 5940-1995 là 2 tiêu chuẩn quy định về giá trị nồng độ tối đa của các chất hữu cơ (TCVN5940) và của các chất vô cơ

(TCVN5939) trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3) khi thải vào không khí xung quanh. Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn TCVN5939 là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt

động khác tạo ra; còn khí thải công nghiệp nói trong TCVN 5940 là do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

Các tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ hoặc các chất hữu cơ trong thành phần khí thải công nghiệp trớc khi thải vào không khí xung quanh.

- TCVN 6438:2001: là tiêu chuẩn quy định về giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải của các phơng tiện giao thông (xe cơ giới).

- 06 TCVN quy định về thải lợng của khí thải công nghiệp vào vùng đô

thị và nông thôn, miền núi, bao gồm: TCVN 6991:2001 quy định tiêu chuẩn thải theo thải lợng của các chất vô cơ trong khu công nghiệp, TCVN 6992:2001 quy định tiêu chuẩn thải theo thải lợng của các chất vô cơ trong vùng đô thị, TCVN 6993:2001 quy định tiêu chuẩn thải theo thải lợng của các chất vô cơ

trong vùng nông thôn và miền núi, TCVN 6994:2001 quy định tiêu chuẩn thải theo thải lợng của các chất hữu cơ trong khu công nghiệp, TCVN 6995:2001-

tiêu chuẩn thải theo thải lợng của các chất hữu cơ trong vùng đô thị, TCVN 6996:2001-tiêu chuẩn thải theo thải lợng các chất hữu cơ trong vùng nông thôn và miền núi.

Trong hoạt động bảo vệ môi trờng không khí, các tiêu chuẩn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó vừa đợc xem là công cụ kỹ thuật, vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nớc quản lý môi trờng không khí có hiệu quả hơn. Trên cơ

sở TCMT không khí, các cơ quan quản lý nhà nớc có thẩm quyền có thể xác

định đợc một cách chính xác chất lợng môi trờng không khí, xác định xem môi trờng đó đã bị ô nhiễm hay cha và nếu đã bị ô nhiễm thì ở mức độ nào...

Thông qua các TCMT không khí, Nhà nớc có thể áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng môi trờng không khí đã bị ô nhiễm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật môi trờng không khí. Mặt khác, thông qua các TCMT không khí mà các tổ chức, cá nhân biết đợc họ

đang đợc sống trong bầu không khí có chất lợng tốt hay xấu; tức là, thông qua TCMT, các tổ chức, cá nhân có thể xác định đợc quyền đợc sống trong môi tr- ờng trong lành (có chất lợng tốt) đợc đảm bảo đến đâu?

Có thể nói, bộ TCMT không khí này là một bớc tiến mới trong hoạt động tiêu chuẩn hoá và quản lý môi trờng, đã ngăn ngừa tối đa sự bùng phát ô nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ gây tổn hại đến môi trờng không khí trong tơng lai của Việt nam. Tuy nhiên kể từ thời điểm có hiệu lực thi hành (đầu năm 2003).

TCMT không khí Việt nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn chất lợng không khí (TCVN 6992:2001 đến TCVN 6996:2001) đã bộc lộ một số thiếu sót, bất cập nh:

- Tiêu chuẩn không quy định cụ thể cho các loại hình công nghiệp và không quy định chi tiết mức phát thải cho các loại hình công nghiệp và không quy định chi tiết mức phát thải cho từng loại nhiên liệu đầu vào, ví dụ nh:

ngành điện: nhiên liệu sử dụng có thể là dầu, than, khí. Và vì vậy nếu buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn này thì ngành điện của nớc ta phải đầu t thêm các thiết bị khử khí.

Thực tế cho thấy, cùng một loại khí thải thải ra từ các hoạt động sản xuất, nhng các cơ sở khác nhau có lợng thải khác nhau. Vì thế việc xử lý các khí thải ấy cũng sẽ đòi hỏi áp dụng các quy trình xử lý không giống nhau. Một cơ

sở sản xuất lớn, lợng khí thải vào môi trờng chắc chắn sẽ lớn hơn một cơ sở sản xuất nhỏ dù lĩnh vực hoạt động của chúng có thể giống nhau. Nói cách khác là các cơ sở có tổng lợng khí thải hoàn toàn khác nhau. Lợng khí thải ấy nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào qui mô, lĩnh vực hoạt động của cơ sở đó.

Nếu không quy định mức phát thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại trong khí thải nh hiện nay chúng ta sẽ không đảm bảo đ- ợc sự bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ cũng nh không đạt đợc hiệu quả

cao trong áp dụng TCMT không khí.

- Việc quy định thời hạn hiệu lực áp dụng chung cho mọi đối tợng (từ 01.01.2003) và thiếu một lộ trình thích hợp áp dụng cho các tiêu chuẩn này để các cơ quan quản lý môi trờng và các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị

áp dụng đã gây ra nhiều bất cập trong quá trình thực hiện hệ thống TCMT không khí Việt Nam theo QĐ số 35/2002 (TCVN 2001).

Nh vậy, trong thực tiễn áp dụng các TCMT không khí Việt Nam đã xuất hiện một số điểm thiếu sót kể trên. Vì vậy việc sớm hoàn thiện, rà soát lại và sửa đổi các TCMT không khí Việt Nam là hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản lý và bảo vệ môi trờng không khí của nớc ta.

Một phần của tài liệu Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w