Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá

Một phần của tài liệu Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trờng không khí ở Việt nam

3.3.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá

nhân trong bảo vệ môi trờng không khí

Các tổ chức, cá nhân để tồn tại và phát triển đã tác động mạnh mẽ đến môi trờng nói chung và môi trờng không khí nói riêng theo nhiều chiều hớng ngày càng bất lợi cho môi trờng. Để bảo vệ môi trờng không khí thì chỉ riêng các cơ quan quản lý nhà nớc không thôi là không thể mà nó cần phải có sự tự giác, nỗ lực của các cá nhân, tổ chức có hoạt động tác động đến môi trờng đó.

Để góp phần định hớng hành vi cho các cá nhân, tổ chức đó, pháp luật bảo vệ môi trờng không khí cần thiết phải hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các chủ thể đó, có nh vậy mới nâng cao hiệu qủa của công tác bảo vệ môi trờng không khí bằng pháp luật.

3.3.2.1. Cần phải quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá

nhân có hoạt động khai thác, sử dụng môi trờng không khí

Nh đã đề cập thì hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trờng không khí của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều thiếu sót, tản mạn và chồng chéo, phần lớn là các quy định chung cho bảo vệ môi trờng; và các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trờng không khí cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Vì vậy, để có thể đảm bảo cho yêu cầu bảo vệ môi tr- ờng không khí đợc thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì cần phải có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng môi trờng không khí sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định, ví dụ nh: phải lập kế hoạch, phơng

án phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trờng không khí trong từng giai đoạn cũng nh trong suốt quá trình hoạt động của mình; phải xử lý khí thải trớc khi thải vào môi trờng không khí và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về TCMT không khí của Việt Nam; đối với các chủ dự án, chủ đầu t phải thực

hiện nghiêm túc và theo đúng các quy định về trình tự, yêu cầu về kỹ thuật trong quá trình đánh giá tác động môi trờng của dự án...

3.3.2.2. Cần phải quy định trách nhiệm tự giám sát tại nguồn là một trách nhiệm cơ bản của các tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa ô nhiễm môi trờng không khí 11

Tự giám sát tại nguồn của các cơ sở đợc hiểu là chơng trình giám sát chất thải ngay tại nguồn chất thải của một cơ sở nào đó do chính cơ sở tự tiến hành.

Chơng trình này đợc thực hiện thông qua ba công đoạn là: tự giám sát, tự báo cáo và tự lu giữ số liệu.

Quy định trách nhiệm tự giám sát tại nguồn là một trách nhiệm cơ bản của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp sẽ góp phần đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trờng không khí có hiệu quả hơn. Điều này đợc lý giải bởi các lý do sau:

- Tự giám sát tại nguồn là một biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trờng không khí của các cơ sở: các dữ liệu thu đợc từ ch-

ơng trình tự giám sát của các cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nớc dễ dàng phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trờng không khí.

- Thông qua việc thực hiện tự giám sát, nhận thức của các cơ sở trong bảo vệ môi trờng không khí cũng nh trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trờng không khí cũng đợc nâng cao.

- Tự giám sát tại nguồn góp phần giảm bớt gánh nặng công việc cho các cơ quan quản lý nhà nớc về môi trờng; cụ thể là: thông qua tự giám sát tại nguồn, trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các tổ chức môi trờng về khí thải đã đợc chuyển bớt cho các doanh nghiệp thực hiện.

Theo các quy định hiện hành, việc các cơ sở phải tự thực hiện quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trờng cũng là một hình thức thực hiện tự giám sát tại nguồn. Tuy nhiên, biện pháp này cha đợc thực hiện một cách đầy đủ nên hiệu quả cha cao. Vì vậy, cần phải quy định tự giám sát tại

11 Vũ Thị Duyên Thuỷ, Luận văn thạc sĩ luật học, pháp luật bảo vệ môi trờng không khí ở Việt nam- thực trạng và hớng hoàn thiện, Trờng ĐHLuật Hà nội, 2001.

nguồn là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các cơ sở có nguồn thải, mà trong bảo vệ môi trờng không khí thì đó là nguồn thải khí sẽ càng cần thiết và quan trọng hơn khi mà Nghị định th Kyoto mà Việt Nam tham gia đã bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 16.02.2005 vừa qua.

3.3.2.3. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trờng không khí

Trách nhiệm pháp lý mà pháp luật về bảo vệ môi trờng không khí ở Việt Nam áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trờng không khí bao gồm 4 loại trách nhiệm sau: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự. Qua thực tế áp dụng có một số loại trách nhiệm này đã và đang nảy sinh các thiếu sót cần hoàn thiện nh sau:

- Về trách nhiệm hành chính: mặc dù NĐ 26/1996/NĐ-CP đã đợc thay thế bằng NĐ121/2004/NĐ-CP và đã nâng mức xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trờng không khí lên cao hơn NĐ 26 với mức cao nhất là 70.000.000 đồng áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm nhng có thể nói mức xử phạt này vẫn là còn thấp so với những gì

mà nhiều doanh nghiệp thu lại đợc từ khoản đáng lẽ ra doanh nghiệp đó phải

đầu t cho công nghệ xử lý khí thải. Vì vậy có ý kiến cho rằng nên quy định mức xử phạt này cho từng loại hình doanh nghiệp với từng chất khí thải khác nhau và tính theo hàm lợng các chất gây ô nhiễm; mức thu này có thể đợc đặt ra cao hơn nữa vì có nh vậy mới có thể răn đe các chủ thể khi cố tình vi phạm và chịu chấp nhận nộp phạt.

- Về trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi thờng thiệt hại: nói theo cách nói của Bộ trởng Mai ái Trực: “Luật Dân sự và Luật bảo vệ môi trờng đang nhờng nhau vấn đề này”12. Hiện nay trách nhiệm bồi thờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trờng không khí chỉ đợc quy định chung chung tại 2 điều: Điều 826 - BLDS và điều 30 - Luật bảo vệ môi trờng. Vì vậy việc xác định trách nhiệm bồi thờng thiệt hại đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm gây

12 Nguồn: http//:www.nea.gov, Quy định bồi thờng thiệt hại về môi trờng sẽ chặt chẽ hơn.

thiệt hại cho môi trờng không khí đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. Việc hoàn thiện các quy định này là cần thiết khi tiến hành sửa đổi Luật bảo vệ môi trờng và vấn đề này cũng đã đợc đa vào dự thảo sửa đổi Luật bảo vệ môi trờng, hy vọng rằng khi đợc thông qua thì mâu thuẫn trên sẽ đợc giải quyết.

- Về trách nhiệm hình sự: Tại Điều 182 Bộ luật hình sự 1999 chỉ quy

định trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm là các cá nhân còn không áp dụng cho các chủ thể là tổ chức. Nh vậy, chủ thể tội phạm theo quy định này thì trên thực tế không phổ biến trong lĩnh vực bảo vệ môi trờng không khí.

Phần lớn, các chủ thể có hành vi đó lại là các doanh nghiệp mà trách nhiệm hình sự lại không áp dụng đối với chủ thể này, ví dụ: một doanh nghiệp A thải khí độc hại vào môi trờng không khí, đã bị xử phạt hành chính nhng cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Trờng hợp này thì trách nhiệm hình sự

đặt ra đối với chủ thể nào? Vì vậy đã đến lúc chúng ta phải vợt qua cách tiếp cận truyền thống “tổ chức không thể chịu trách nhiệm hình sự”. Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trờng nói chung và môi trờng không khí nói riêng cần phải đợc áp dụng đối với cả các tổ chức; có nh vậy thì mới đảm bảo xử lý triệt để các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trờng không khí của các doanh nghiệp, tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể vi phạm là cá nhân và tổ chức;

qua đó còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trờng không khí của chủ thể (cá nhân, tổ chức).

3.3.3. Thể chế bằng pháp luật một số công cụ kinh tế trong quản lý

Một phần của tài liệu Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w