Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trờng của các dự

Một phần của tài liệu Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam (Trang 29 - 33)

2.1. Pháp luật về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trờng không khí

2.1.2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trờng của các dự

án

Mọi hoạt động phát triển của con ngời đều ít nhiều tác động, có ảnh hởng

đến môi trờng. Có những tác động tích cực, có lợi cho môi trờng nhng cũng có những tác động tiêu cực, theo hớng bất lợi cho môi trờng. Đánh giá đợc một cách đầy đủ các mặt lợi, hại đối với môi trờng và từ đó tìm ra đợc giải pháp hạn chế đợc thấp nhất những tác động xấu đến môi trờng là một trong những

đòi hỏi bức thiết và quan trọng của công tác bảo vệ môi trờng nói chung và môi trờng không khí nói riêng.

Đánh giá tác động môi trờng có thể đợc xem xét dới nhiều góc độ khác nhau. Xét dới góc độ quản lý, nó đợc coi là một biện pháp quản lý nhà nớc về môi trờng, xét dới góc độ khoa học, nó là những nghiên cứu về mối liên hệ, những tác động biện chứng giữa các hoạt động phát triển và các khía cạnh môi trờng. Theo góc độ pháp lý, “Đánh giá tác động môi trờng là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hởng đến môi trờng của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trờng”8. Theo quy

định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm thực hiện việc đánh giá tác động môi trờng đợc áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt

động phát triển và có tác động tới môi trờng (trong đó có cả môi trờng không khí). Sau khi các chủ thể thực hiện đánh giá tác động môi trờng xong, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nớc về môi trờng là thẩm định lại báo cáo

đó.

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trờng là hoạt động của các cơ

quan quản lý nhà nớc về môi trờng (theo sự phân cấp) hoặc Hội đồng thẩm

định (trong trờng hợp cần thiết) nhằm xem xét, thẩm tra tính khoa học và tính pháp lý của các báo cáo đánh giá tác động môi trờng (ĐTM). Căn cứ vào các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trờng, các cơ quan có trách nhiệm thẩm định phải đa ra các nhận xét về sự phù hợp pháp luật của báo cáo,

đồng thời phải đa ra đánh giá về tính chính xác, khách quan, mặt khoa học của các đề xuất trong báo cáo.

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về ĐTM tại Điều 37 Luật bảo vệ môi trờng, Điều 14,15,16 Nghị định 175 CP, một số Thông t hớng dẫn thi hành NĐ175 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trờng (TT490, TT ) và Quyết định số 1806-QĐ/MTG ngày 31/12/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trờng về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tổ chức môi trờng, ta có thể nhận thấy:

8 Luật bảo vệ môi trờng 1993 - Điều 2 - Khoản 11.

- Việc thẩm định báo cáo ĐTM đợc phân thành 2 cấp: cấp Trung ơng do Bộ Tài nguyên và Môi trờng (trớc là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trờng) thẩm định; cấp địa phơng do Sở tài nguyên và Môi trờng (trớc là Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trờng) thẩm định.

Trớc đây, theo Điều 14-NĐ số 175 thì sự phân cấp thẩm định đợc ghi trong Phụ lục kèm theo NĐ số 175, theo đó các dự án đợc thẩm định theo danh mục riêng phân chia cho cấp Trung ơng và cấp địa phơng. Nhng theo NĐ sửa đổi NĐ 175/CP , Điều 14 đã đợc sửa đổi theo hớng: thay vì việc quy

định các dự án phải thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi tr- ờng theo hai danh mục riêng cho Trung ơng và địa phơng, nay chỉ quy định một danh mục các loại hình dự án lớn với quy mô và mức độ tác động môi tr- ờng phức tạp hoặc các dự án thuộc phạm vi lãnh thổ từ hai tỉnh trở lên phải thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trờng ở cấp Trung -

ơng, còn lại thuộc về địa phơng. Điểm sửa đổi này có tác dụng vừa khắc phục

đợc tình trạng qúa tải về thẩm định, phê duyệt cho Trung ơng, vừa không để xảy ra tình trạng bỏ sót loại hình dự án phải thẩm định và phê duyệt báo cáo

đánh giá tác động môi trờng không đợc đa vào danh mục theo quy định...

- Trong trờng hợp cần thiết thì thành lập hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định ở cấp Trung ơng do Bộ trởng Bộ Tài nguyên và Môi trờng ra quyết

định thành lập, Hội đồng thẩm định cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà khoa học, quản lý, có thể có đại diện của các tổ chức xã hội và đại diện của nhân dân nhng số thành viên hội đồng không quá 09 ngời.

- Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trờng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận đợc đầy đủ các văn bản liên quan. Riêng đối với các dự

án do tổ chức hoặc cá nhân nớc ngoài, tổ chức quốc tế đầu t, viện trợ, cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì thời hạn thẩm định phải phù hợp với thời gian quy định cho việc cấp giấy phép đầu t.

- Việc thẩm định quá trình đánh giá tác động môi trờng đợc kết thúc bằng Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trờng, việc cấp Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trờng hoặc việc từ chối cấp những văn bản trên.

Trờng hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối phê chuẩn báo cáo đánh giá tác

động môi trờng hoặc từ chối cấp Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trờng thì

các công trình, các dự án sẽ không đựơc triển khai. Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trờng, Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trờng là

điều kiện bắt buộc phải có để đợc cấp giấy phép đầu t và đa dự án vào hoạt

động trên thực tế. Quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trờng

đối với các cơ sở đang hoạt động và kết quả thẩm định đa ra sẽ là cơ sở để đa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề môi trờng cho các cơ sở đó.

Nh vậy, sau quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM phải có trách nhiệm đa ra nhận xét cụ thể về những vấn đề gây ra cho môi trờng, trong

đó bao gồm cả môi trờng không khí mà hoạt động phát triển đó có thể đem lại. Điều đó cho thấy rằng: cơ quan quản lý nhà nớc về môi trờng qua quá

trình thẩm định báo cáo ĐTM có thể dự liệu đợc trớc những tác động xấu đối với môi trờng nói chung và môi trờng không khí nói riêng do các hoạt động phát triển của con ngời mang lại và buộc các chủ thể tiến hành những hoạt

động ấy phải áp dụng những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để làm tăng tác động tốt (nếu có) cho môi trờng không khí và giảm đến mức tối đa những tác động xấu với môi trờng không khí mà nó có thể gây ra.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn Việt nam, các quy định của pháp luật về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trờng đó cũng đã nảy sinh nhiều vớng mắc, khó khăn nh sau:

Trớc hết phải nói rằng, môi trờng không khí là yếu tố thờng bị xem nhẹ trong quá trình ĐTM, ngay từ khâu lập báo cáo ĐTM đến khâu thẩm định báo cáo ĐTM. Vì vậy trên thực tế, thờng thì chỉ những dự án nào mà ngời ta đánh giá thực tế nó sẽ gây tác động rất lớn đến môi trờng không khí thì ngời ta mới tiến hành xem xét cân nhắc một cách đầy đủ nh các yếu tố khác, ví dụ nh: các dự án xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy giấy, vật liệu

xây dựng còn các dự án nh… : dệt nhuộm, cơ khí, phân bón hoá chất...thì sự tác

động đến môi trờng không khí thờng bị coi nhẹ, đôi khi ngời ta không xem xét

đến. Điều đó làm cho việc dự liệu trớc cũng nh phòng ngừa những tác động xấu tới môi trờng không khí không đợc đảm bảo. Khi các dự án, công trình đi vào hoạt động thì lúc đó thực tế cho thấy nó đã gây nhiều ảnh huởng, tác động xấu đến môi trờng không khí. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải có cái nhìn

đầy đủ hơn vai trò của việc thẩm định đánh giá tác động của các dự án đến môi trờng không khí.

Thứ hai, khi xem xét Điều 15-NĐ 175 ta thấy có quy định: “Trong trờng hợp cần thiết thì thành lập hội đồng thẩm định”. Nhng trờng hợp nào đợc coi là trờng hợp cần thiết thì pháp luật lại cha có quy định cụ thể? Quy định này

đã gây khá nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trờng. Vì vậy, nó có thể dẫn đến hậu quả xấu là: có những dự án lẽ ra phải lập hội đồng để thẩm định báo cáo ĐTM, nhng vì các lý do khác nhau mà cơ quan thẩm định không ra quyết định thành lập hội

động thẩm định. Điều đó đã và sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ đến tính khoa học, tính chính xác của các kết quả thẩm định; nghĩa là nó sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trờng nói chung và môi trờng không khí nói riêng.

2.1.3. Về thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w