VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1.3. Một số lí luận về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội
1.3.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT
* Mục tiêu của GDĐĐ
- Biết được biểu hiện và ý nghĩa của một số giá trị đạo đức cơ bản, phù hợp với lứa tuổi; có hiểu biết về một số quyền và nghĩa vụ công dân; vể tổ chức bộ máy nhà nước CH XNCH Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền công dân;
- Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học; Biết ứng xử giao tiếp một cách có văn hóa; Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi
- Yêu quê hương, đất nước Việt Nam. Tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tôn trọng con người và các nền văn hóa khác;
Tự trọng, tự tin trong giao tiếp; có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội;
* Nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT
Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm những chuẩn mực sau:
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức chính trị, tư tưởng: có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
- Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc đó là: Trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.
- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng….mặt khác có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hoà bình, bảo vệ phát huy truyền thống di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Ngày nay, trong nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có thêm 1 số chuẩn mực mới như tính tích cực xã hội, quan tâm đến thời sự, sống có mục đích, có tinh thần hợp tác với bạn bè, với người khác...
Tóm lại, GDĐĐ là trang bị cho đối tượng giáo dục những hiểu biết và niềm tin về các chuẩn mực và quy tắc đạo đức, giáo dục ý thức về lối sống cá nhân, ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể và ngoài xã hội, ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo, về trách nhiệm trong công việc, về nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ quốc...
* Phương pháp giáo dục đạo đức
Các phương pháp giáo dục đạo đức ở THPT rất phong phú, đa dạng như:
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước
- Phương pháp kế chuyện: dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô tả diễn biến, quan hệ giữa các sự vật, sự việc theo câu chuyện nhằm hình thành ở học sinh những xúc cảm đạo đức, xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, sâu sắc.
- Phương pháp nêu gương: dùng những tấm gương sáng của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo những tấm gương mẫu mực đó.
Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giỳp học sinh nhận thức rừ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.
- Phương pháp đóng vai: là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trong những tình huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ, hành vi, ứng xử.
- Phương pháp trò chơi: tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua 1 trò chơi nào đó.
- Phương pháp dự án: là phương pháp, trong đó người học thực hiện 1 nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Khi thực hành nhiệm vụ này, người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động, đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện
* Hình thức giáo dục đạo đức
- Giờ học: Thông qua các bộ môn khoa học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.
Hoạt động GDNGLL: Hoạt động GDNGLL có nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Thi làm báo tường; Thi kể chuyện; Trò chơi, tham quan dã ngoại, Chiến dịch tuyên truyền, vận động, tìm hiểu pháp luật, hoạt động cộng đồng, tình nguyện, hoạt động nhân đạo....với nhiều chủ đề gần gũi, cần thiết, có tính thời sự với HS THPT như chủ đề Biển đảo Tổ quốc Việt Nam, An toàn giao thông, Phòng chống tệ nạn xã hội, Bảo vệ môi trường, Uống nước nhớ nguồn….. Hoạt động GDNGLL giúp học sinh tự chủ động trong học tập, rèn luyện cho các em tính mạnh dạn trong quá trình giao tiếp, định hướng cho các em một cách tự giác những hành vi và thói quen đạo đức, bước đầu hiểu biết về pháp luật.
Hoạt động GDNGLL là cơ hội để nhà trường huy động, phối hợp với các TCXH trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức khi các nội dung giáo dục đạo đức đã vượt ra ngoài các trang sách giáo khoa. Sự tham gia, phối hợp của các TCXH trong các hoạt động giáo dục đạo đức giúp cho các em có định hướng đúng đắn, có suy nghĩ hành động không lệch lạc, có các trải nghiệm xã hội đa dạng, biết học hỏi và kế thừa kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước.
Các hoạt động này được tổ chức bởi các TCXH trong và ngoài nhà trường, bao gồm: Chính quyền, Đoàn thể, các tổ chức XH, các câu lạc bộ… Mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ cho học sinh, đặc biệt là Đoàn TNCS HCM. Các nội dung giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống văn hóa, giáo dục ý thức quốc phòng, giáo dục pháp luật được Đoàn chuyển tải đến từng đoàn viên. Hoạt động tuyên truyền giáo dục đã được Đoàn trường lồng ghép, thực hiện thông qua những cuộc vận động cụ thể như triển khai thực hiện đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện cuộc vận động Văn minh công sở, phong trào Hướng về biển đảo quê hương,... Thông qua các cuộc vận động, các đoàn viên đã cụ thể hóa các nội dung tuyên truyền bằng các việc làm cụ thể: Tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm,
chấp hành nội quy của nhà trường, đóng góp ủng hộ các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo,… Cách triển khai hoạt động tuyên truyền theo hình thức này đã bước đầu phát huy hiệu quả, hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra đối với công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức pháp luật, thu hút được sự chú ý và đồng tình ủng hộ của các đoàn viên học sinh. Đối với công tác tổ chức và tham gia các hoạt động phong trào, đã phát huy hình thức liên kết trong tổ chức hoạt động, Đoàn Thanh niên đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Lá lành đùm lá rách”... Các hoạt động hướng về cội nguồn thực sự là những bài học giáo dục vô cùng sống động, giúp cho đoàn viên có điều kiện ôn lại truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Công tác tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách, nhưng hiệu quả trực tiếp đến đoàn viên thanh niên, nhất là việc sử dụng hệ thống phát thanh; hệ thống bảng tin của trường; bản tin viết của giới trẻ; Hiện nay, hầu hết các nhà trường đều đã có hệ thống phát thanh, một số Đoàn trường đã biết cách tận dụng hiệu quả của phương tiện này để tuyên truyền các chương trình, hoạt động của Đoàn; nêu gương người tốt, việc tốt; tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ giúp học sinh giao lưu, gần gũi nhau hơn...
Đối với lứa tuổi thanh niên, không chỉ nói suông mà nói phải đi đôi với việc làm mới tạo được niềm tin và tình cảm ở họ. Do đó, Đoàn TNCS đã tăng cường triển khai các hoạt động có ý nghĩa giáo dục đoàn viên, thanh niên như: thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng..., qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của HS. Các Đoàn trường đã chủ động đề xuất đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên để vừa thu hút tập hợp đoàn viên, thanh niên, vừa nâng cáo ý thức tự giác lao động của các bạn trẻ. Sau khi tổ chức, các phong trào đã kịp thời biểu dương, khen thưởng các đoàn viên, thanh niên có ý thức, đạo đức tốt, có hành động dũng cảm, trung thực, đồng thời kịp thời nhắc nhở,
phê bình hoặc kỷ luật đối với những đoàn viên, thanh niên vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, trong các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như ngày thành lập Đảng 3/2, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Lễ khai giảng năm học mới, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,...
Chi đoàn đã luôn tích cực phát huy vai trò xung kích, năng động, sáng tạo. Phong trào luyện tập thể dục thể thao do nhà trường phát động, Đoàn trường đã phối hợp có hiệu quả với Công đoàn nhà trường trong việc động viên tinh thần các đoàn viên, thanh niên nhà trường nhiệt tình tham gia. Phong trào luyện tập thể dục thể thao thực sự đã thổi một luồng sinh khí mới vào hoạt động của nhà trường, góp phần cải thiện sức khỏe thể chất, để từ đó nâng cao hiệu quả công việc, học tập. Đoàn TN là một TCXH có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức HS, luôn có tinh thần chủ động, độc lập lôi kéo nhà trường vào hoạt động giáo dục. Nhà trường thực sự còn giữ vị trí hơi thụ động nếu so với Đoàn TNCS, chỉ hỗ trợ khi Đoàn yêu cầu phối hợp.
Các hình thức giáo dục trên muốn đạt kết quả phải được thực hiện với sự chủ động và phối hợp hài hoà từ các bên, nhà trường và TCXH nói chung, Đoàn TN nói riêng. Các TCXH phải thực sự quan tâm và thực hiện theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình khi phối hợp sẽ phát huy tối đa sức mạnh của tổ chức mình.
1.3.3. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lí hoạt động giáo dục