VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội
1.4.1. Quản lý thực hiện chương trình giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội
Để QL thực hiện chương trình giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội của GV và Tổ chuyên môn, HT cần căn cứ vào định hướng, về mục tiêu chương trình THPT của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp Quản lý, dựa vào tình hình thực tế nhà trường để hình dung tổng thể về các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt, bước đi cụ thể, thời gian tương ứng và dự kiến các biện pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.
Sau đó HT ngoài việc chỉ đạo khảo sát chất lượng đầu vào cần phổ biến, hướng dẫn GV xác định đúng chất lượng HS, cơ sở điều kiện cụ thể của nhà trường và lớp học để xây dựng kế hoạch, đề xuất biện pháp phù hợp, có tính khả thi phù hợp với chức năng nhiệm vụ từng người.
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục phối hợp với TCXH, GV cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị, nhiệm vụ của năm học, hướng dẫn giảng dạy bộ môn, hướng dẫn hoạt động GDĐĐ học sinh của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh, của Sở Giáo dục & Đào tạo, căn cứ vào tình hình điều tra chất lượng
học sinh, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường:
+ Điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch: Tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giáo dục, kinh phí phục vụ cho hoạt động GDĐĐ học sinh.
+ Kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh được xây dựng cụ thể cho từng môn học, theo năm học, học kỳ, theo tháng và theo tuần, phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ quan trọng giúp người GV xác định mục tiêu công tác giáo dục trong năm học, cụ thể là chỉ tiêu của từng lớp mà họ được giao phụ trách giảng dạy đồng thời tìm ra các biện pháp để đạt mục tiêu đề ra. Khi xây dựng kế hoạch GV cần căn cứ vào chương trình dạy học là văn bản mang tính pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành quy định nội dung, cấu trúc, thời gian, số tiết… cho từng môn học cụ thể. Kế hoạch chương trình được thảo luận, bàn bạc và thông nhất thực hiện ở tổ chuyên môn, thống nhất với các tổ chức XH. Đây là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình.
+ Hoạt động GDĐĐ trong trường THPT là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học. Vì vậy, kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục trong trường THPT, phối hợp hữu cơ với kế hoạch hoạt động trên lớp, lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý HS để đạt hiệu quả cao. Có một số kế hoạch sau:
* Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm.
* Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình.
* Kế hoạch hoạt động theo các vấn đề xã hội.
+ Kế hoạch phải đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp cụ thể có tính khả thi.
+ Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch đã đề ra: Nhà trường phải thành lập ban chỉ đạo (Ban đức dục) phối hợp với các TCXH và phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúng việc.
TCXH trong trường học (Đoàn TNCS, Công đoàn…) có nhiệm vụ phối kết hợp, tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, Hiệu trưởng căn cứ vào đó để giao nhiệm vụ phù hợp với mỗi tổ chức.
- Hiệu trưởng thông qua các Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng, phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng chương trình giáo dục đạo đức của nhà trường bao gồm: chương trình giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giảng dạy, thông qua hoạt động quản lý học sinh, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp... Trên cơ sở đó Hiệu trưởng phải yêu cầu các tổ bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ giáo viên quản lý học sinh và cỏn bộ giỏo viờn của cỏc tổ liờn quan lập chương trỡnh giỏo dục đạo đức, phải nờu rừ hỡnh thức và biện phỏp giỏo dục đạo đức thể hiện rừ sự phõn cụng cho từng cỏ nhõn đối với từng nội dung của chương trình.
Trong kế hoạch giáo dục, TTCM, GV chủ động đề xuất những nhiệm vụ, những thời điểm và những khả năng tham gia của từng TCXH để có sự thống nhất trong hoạt động trường học tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các khối, giữa các lớp. HT như một người nhạc trưởng điều phối kế hoạch giáo dục của toàn trường, trao đổi thỏa thuận với các TCXH trong và ngoài nhà trường để giúp các TCXH chủ động có kế hoạch và chuẩn bị triển khai phối hợp hoạt động giáo dục trong toàn bộ năm học.
Bên cạnh việc lập kế hoạch, phổ biến, hướng dẫn thực hiện, HT cần trực tiếp tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua các thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường (PHT, TTCM, nhóm trưởng chuyên môn), thông qua Hội đồng giáo dục có thành viên là các đại diện TCXH (Tổ chức cụng đoàn, Đoàn TN, hội phụ nữ ....) phõn cụng theo dừi nắm
tình hình thực hiện chương trình hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra việc thực hiện trên lớp, sổ đầu bài, sử dụng thời khóa biểu, phân phối chương trình…
1.4.2. Quản lí nhân sự phối hợp với các tổ chức xã hội trong