HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC
2.3. Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT
- Hình thức tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH
Trong HĐGDĐĐ ở các nhà trường đã sử dụng các hình thức tổ chức khác nhau và đem lại những hiệu quả nhất định. Cũng cần nhấn mạnh rằng, với sự ủng hộ của nhà trường, các TCXH như Công đoàn, Đoàn thanh niên đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc vận động, giáo dục đạo đức cho thanh niên gắn với việc thực hiện và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các chi đoàn thanh niên trong nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục như viết
“Nhật ký làm theo lời Bác”; “Sổ vàng học tập và làm theo lời Bác”, “Sổ tay tự rèn”, cuộc thi “Tôi yêu Tổ quốc tôi, tôi yêu đồng bào tôi”, xây dựng mô hình “Quỹ đồng đội”, triển khai cuộc vận động làm theo khẩu hiệu “Mỗi ngày một việc tốt vì nhân dân”... ; xây dựng các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức, lối sống cho các đối tượng đoàn viên thanh niên; gắn liền với chương trình rèn luyện đoàn viên và tuyên dương, biểu dương các điển hình tốt, đã có tác động không nhỏ đến GDĐĐ học
sinh.
Tổ chức Đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội trong trường và địa phương đã tích cực vận động và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh; giáo dục nâng cao nhận thức của người công dân trẻ khi đến tuổi trưởng thành, có ý thức vươn lên trong lập thân, lập nghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Bảng 2.3: Các hình thức GDĐĐ cho học sinh trong trường THPT STT Các hình thức GDĐĐ cho học sinh Số
lượng
Tỷ lệ
%
1 GDĐĐ thông qua giờ học môn GDCD 200 100
2 GDĐĐ thông qua giờ học các bộ môn khác 162 81.0
3 GDĐĐ qua giờ sinh hoạt lớp 174 87.0
4 GDĐĐ qua học tập nội quy trường, lớp 196 98.0
5 GDĐĐ phối hợp với các TCXH 50 25.0
Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy việc GDĐĐ cho học sinh THPT chủ yếu thông qua hình thức giờ học chính khóa và do nhà trường tổ chức: qua bộ môn GDCD (100 %); thông qua học tập nội quy, trường lớp (98,0 %); qua sinh hoạt lớp (87.0
%), qua giờ học các bộ môn (81.0 %); qua hoạt động tuyên truyền thời sự, chính trị do Trường tổ chức (63 %); GDĐĐ cho học sinh THPT có sự phối hợp với TCXH chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 25%.
Để đánh giá sâu hơn về các hình thức tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH, chúng tôi hãy xem kết quả điều tra sau:
Bảng 2.4: Thực trạng hình thức tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH
Tt Hình thức
Thực hiện Hiệu quả
Có Không Tốt Đạt kém
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Tham quan 34 42.9 46 57.1 17 21.4 16 20.0 47 58.8
2 Thuyết trình nhóm 23 28.6 57 71.4 17 21.4 20 25.0 43 53.8
3 Hội thi 29 35.7 51 64.3 17 21.4 23 28.6 40 50.0
4 Đóng vai 20 25.0 60 75.0 3 3.6 24 30.0 53 66.3
5 Giờ học 13 16.2 67 83.8 6 7.1 10 12.5 64 80.4
6 Hoạt động NGLL 26 32.1 54 67.9 14 17.9 26 32.1 40 50.0 7 Công tác tuyên
truyền 57 71.4 23 28.6 20 25.0 43 53.6 17 21.4
8 Đội TN Sao đỏ 60 75.0 20 25.0 40 50.0 35 43.8 5 6.3 Từ bảng 2.4 trên ta thấy tuy có nhiều hình thức tổ chức HĐGDĐĐ học sinh được sử dụng khi phối hợp với TCXH như tham quan, thuyết trình nhóm, hội thi…., nhưng mức độ thực hiện hình thức tổ chức HĐGDĐĐ khi có sự phối hợp với TCXH không cao (từ 16.2 đến 42.9%), chủ yếu là nhà trường và lớp học tổ chức HĐGDĐĐ. Tuy nhiên, có hai hình thức Tuyên truyền và Đội thanh niên sao đỏ được thực hiện có sự phối hợp với TCXH chiếm tỉ lệ rất cao (71,4% và 75%).
Nguyên nhân nhà trường tích cực phối hợp với TCXH vì Đoàn TNCS trong trường với vai trò TCXH tiếp nhận nội dung hoạt động từ Đoàn TN cấp huyện để triển khai, và cần chú ý là nội dung giáo dục này độc lập với Chương trình giáo dục và Đoàn có thể chủ động trong toàn bộ quá trình hoạt động từ nội dung đến phương thức tổ chức.
Về hiệu quả thực hiện thì hình thức “Công tác tuyên truyền” và “Đội thanh niên sao đỏ” đánh giá là có hiệu quả hơn cả với mức độ khá cao (25% và 50%), còn lại các hình thức khác đều được đánh giá ở mức độ thấp (hiệu quả kém đạt từ 50 đến 80.4%). Nhà trường nói chung và GV nói riêng không nhiệt tình phối hợp với TCXH khi tổ chức HĐGDĐĐ học sinh, vì e ngại mất nhiều thời gian chuẩn bị, phải nhiều lần trao đổi thảo luận với đối tác (TCXH), không chủ động, không thể đơn phương tự quyết định hoặc tự ý thay đổi trong quá trình hoạt động giáo dục khi chưa có sự đồng ý của TCXH.
Kết quả điều tra trên cho thấy các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp với sự tham gia của TCXH ít được chú trọng, trong khi các hoạt động này có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng năng lực, phẩm chất, tình cảm tốt đẹp ở học sinh.
Thực tế ở các trường THPT trong huyện Lập Thạch, các hình thức GDĐĐ cho học sinh chưa phong phú, còn nặng về giáo huấn. Cần phải thu hút, huy động các TCXH tham gia cùng nhà trường để có nhiều hình thức GDĐĐ phong phú, đa dạng, kết hợp với thực tiễn hoạt động, giữa chính khóa và ngoại khóa để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia tự rèn luyện mình.
- Thực trạng sử dụng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh
Bảng 2.5: Đánh giá việc sử dụng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh
TT Các phương pháp
Mức độ
Điểm TB (X )
Xếp bậc
TX (3đ)
KTX (2đ)
KTH (1đ)
1 Thuyết trình, giảng giải 178 18 4 2.87 1
2 Phát động thi đua để HS phấn đấu rèn luyện
176 22 2 2.86 2
3 Xây dựng tập thể HS tự quản 101 63 36 2.32 7
4 GVCN kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn 165 33 2 2.82 3
5 Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh
152 37 11 2.70 4
6 Nêu gương người tốt, việc tốt 147 38 15 2.66 5
7 Trò chuyện, thảo luận 22 83 95 1.63 8
8 HS viết cam kết 131 54 15 2.58 6
9 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để GDĐĐ HS
116 71 13 2.52 8
Từ bảng 2.5 chúng tôi nhận thấy một số phương pháp được thường xuyên sử dụng là: Thuyết trình giảng giải (xếp bậc 1); Phát động thi đua để học sinh phấn đấu, rèn luyện (xếp bậc 2); GVCN kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn (xếp bậc 3); Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh (xếp bậc 4); Nêu gương người tốt, việc tốt (xếp bậc 5);
Như vậy GDĐĐ HS ở các trường THPT trong huyện Lập Thạch, chủ yếu vẫn nặng về sử dụng các phương pháp hành chính, hay yêu cầu học sinh thực hiện quy định, các chuẩn mực một cách bắt buộc. Các biện pháp giáo dục được sử dụng chưa phong phú, linh hoạt, vẫn để HS giữ vai trò thụ động. Việc không quan tâm đúng mức đến vai trò của các TCXH trong HĐ GDĐĐ cho HS đã làm giảm khả năng đa dạng hóa hình thức và nội dung HĐ GDĐĐ, giảm sự hứng thú khi HS không có cơ hội được tham gia trải nghiệm với những con người và những quan hệ xã hội mới mẻ.
2.3.3. Nhận xét thực trạng tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh