Tổ chức truyền thông mạnh mẽ trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức học sinh với các tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (Trang 76 - 80)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Tổ chức truyền thông mạnh mẽ trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức học sinh với các tổ chức xã hội

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường, CB QL trong TCXH có hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của TCXH trong HĐGDĐĐ cho học sinh, về khả năng phối hợp hoạt động, nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động GDĐĐ giữa nhà trường và các tổ chức xã hội.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Phổ biến, hướng dẫn CBQL, GV trong trường học tập nghiêm túc các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về HĐGDĐĐ, về nội dung và cách thức tổ chức HĐGDĐĐ theo hướng tích cực hóa người học.

- Tuyờn truyền xỏc định rừ cụng tỏc giỏo dục đạo đức cho học sinh là

trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường, cũng như các TCXH trong và ngoài nhà trường. Giáo dục đạo đức học sinh được thực hiện trong tất cả các hoạt động chính khoá và ngoại khoá với vai trò chủ đạo trong tổ chức, kết nối thuộc về nhà trường;

- Tổ chức các lớp tập huấn nội bộ trong nhà trường về những khả năng phối hợp, những cách thức phối hợp trong HĐGDĐĐ giữa nhà trường và TCXH.

+ Đối với CBQL cấp trường: Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng HĐGDĐĐ của đội ngũ giáo viên, nắm được xu thế phát triển giáo dục, yêu cầu của XH, của địa phương đối với chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý HĐGDĐĐ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả.

+ Đối với GV: nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH, ý thức học tập tự bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm.

- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn về nội dung sự cần thiết phối hợp với TCXH trong HĐGDĐĐ, vai trò, ý nghĩa của sự phối hợp hoạt động, những khó khăn, những rào cản trong quá trình phối hợp hoạt động; những cách thức giải quyết khó khăn, những cơ hội cụ thể có thể phối hợp hoạt động với TCXH trong HĐGDĐĐ.

Những nội dung truyền thông cần tập trung vào những vấn đề như sau:

- Tác dụng của hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH

- Vai trò của TCXH trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDĐĐ;

Chức năng nhiệm vụ của một số TCXH (Đoàn TNCS, Hội Phụ nữ, Hội CMHS, Hội Khuyến học, Hội thanh niên VN...) trong hoạt động GDĐĐ.

- Vai trò của nhà trường trong hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH;

Những khả năng và cách thức phối hợp giữa nhà trường và các TCXH trong hoạt động GDĐĐ; Những khó khăn và cách thức khắc phục từ phía nhà trường trong

quá trình phối hợp hoạt động GDĐĐ.

- Các hoạt động GDĐĐ có thể phối hợp với TCXH sẽ tiến hành trong năm học, theo thời gian, theo môn học, theo chủ đề, theo lớp học.

- Gặp gỡ, trao đổi giữa CBQL nhà trường và đại diện TCXH để tạo sự hiểu biết, hỗ trợ, hợp tác trong HĐGDĐĐ, nhận thức về vai trò, khả năng, cơ hội của từng bờn trong HĐGDĐĐ, làm rừ trỏch nhiệm của từng bờn tham gia, đặc biệt là của Hội CMHS và Đoàn TNCS HCM. Qua đó, TCXH sẽ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của m ì n h , phối hợp với nhà trường để cùng làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

- Ngay từ đầu năm học và thông qua các buổi họp Hội đồng giáo dục, thống nhất quan điểm và chương trình hoạt động GDĐĐ có sự phối hợp của các TCXH với toàn bộ CBQL và GV.

- Tổ chức các chuyên đề về nội dung, hình thức, các biện pháp và nguyên tắc giáo dục đạo đức học sinh; các biện pháp phối hợp trong hoạt động GDĐĐ với các tổ chức xã hội để có những tác động tích cực đến học sinh nhằm trang bị thêm những hiểu biết cho cán bộ giáo viên

- Thông qua các kỳ họp với cha mẹ học sinh, hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm truyền đạt, thuyết phục và thỏa thuận để họ thực hiện những nhiệm vụ từ phía CMHS trong hoạt động GDĐĐ (thực hiện các nội quy, quy định, kỉ luật trật tự cho người HS trong và ngoài nhà trường). Từ đó cha mẹ học sinh ý thức được vai trò của mình, giảm bớt mức độ thụ động, trở thành người đồng hành với nhà trường trong hoạt động GDĐĐ (giám sát, hướng dẫn, động viên, khích lệ theo cùng một mục tiêu và nội dung chương trình hành động với nhà trường)

- Quá trình phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội đưa học sinh vào những hoạt động giáo dục đạo đức phong phú, hấp dẫn thì việc thường xuyờn theo dừi, nắm chắc tỡnh hỡnh đạo đức học sinh và đỏnh giỏ kết quả rốn luyện của cỏc em là cần thiết để thấy rừ hiệu quả của cụng tỏc giỏo dục đạo đức và

cũng là đánh giá kết quả của việc phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức XH xã hội, đưa ra khả năng kịp thời điều chỉnh phù hợp trong hoạt động từ các bên tham gia.

- BGH giao cho Đoàn TN phối hợp với GVCN theo dừi kiểm tra việc thực hiện của học sinh về: giờ giấc học tập, ý thức thái độ học tập trong lớp, kết quả học tập từng ngày, từng tuần..., ứng xử trong quan hệ bạn bè, thầy cô giáo, ý thức trách nhiệm với tập thể lớp, việc thực hiện nếp sống văn minh, tham gia các hoạt động giáo dục NGLL, những biểu hiện tốt, chưa tốt của HS phải được GVCN tập hợp đánh giá cuối mỗi tuần học…. Đoàn TNCS cũng phối hợp với chính quyền địa phương các xã, công an, các tổ chức xã hội tìm hiểu ý thức tôn trọng trật tự, nội quy nơi công cộng, tham gia các hoạt động chính trị xã hội…

- Nhà trường giao cho GVCN phối hợp với Hội CMHStheo dừi, đỏnh giá việc rèn luyện đạo đức học sinh ở gia đình và cộng đồng nơi ở.

- Sau khi tiếp nhận tất cả những thông tin trên từ các TCXH, nhà trường tập hợp cùng những thông tin về học sinh diễn ra trong trường để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh sau mỗi kỳ học, năm học, xếp loại hạnh kiểm học sinh và thông báo kết quả xếp loại cho gia đình. Phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và các tổ chức xã hội có thể bằng giấy thông báo kết quả học tập rèn luyện, bằng sổ liên lạc hoặc bằng điện thoại…

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Dựa vào các văn bản pháp qui của ngành và các qui định nội bộ của trường đã xây dựng.

- CBQL thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo GDĐĐ của ngành (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT), hiểu và giải thích được các văn bản đó trong quá trình hướng dẫn GV thực hiện.

- Phải cú sự định hướng rừ ràng, cú sự ủng hộ của Đảng, chớnh quyền, đoàn thể, các TCXH cả về chủ trương lẫn cơ sở vật chất, tài lực.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w