VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội
1.5.1. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS, các TCXH về việc giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội
Để quản lí tốt HĐGDĐĐ cho học sinh thì trước hết Hiệu trưởng cùng BGH phải có nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò, tác dụng của HĐGDĐĐ phối hợp với các TCXH trong việc giáo dục nhân cách của HS. Trên cơ sở đó HT mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng giáo dục xã hội khác về vai trò của các TCXH trong HĐGDĐĐ. Đồng thời HT cũng là người tập hợp, thuyết phục các TCXH trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nôị dung chương trình GDĐĐ. Có nhận thức đúng thì CBQL, GV và HS trong nhà trường mới xỏc định rừ chức trỏch và nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chương trình HĐGDĐĐ khi được giao nhiệm vụ. Ngược lại nếu không nhận thức đúng vai trò của HĐGDĐĐ thì GV sẽ không tâm huyết trong việc tổ chức các HĐ này và nếu có giao cho họ tổ chức hoạt động thì họ cũng chỉ làm một cách hình thức.
Nhận thức của các TCXH về vai trò của mình trong giáo dục cộng đồng đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và TCXH. Chỉ khi TCXH nhận thức đầy đủ, đúng đắn về trách nhiệm xã hội thì kế hoạch phối hợp của Hiệu trưởng mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Để đạt kết quả cao trong việc GDĐĐ thì nhà trường và các TCXH phải tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đạt tới sự đồng thuận trong việc lựa chọn hình thức tổ chức phối hợp. Ngược lại, nếu thiếu thống nhất trong nhận thức, mâu thuẫn trong hành động sẽ khiến cho hoạt động phối hợp rơi vào tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, gây cản trở không nhỏ cho công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng.
1.5.2. Năng lực sư phạm của người tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH
Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; Để quản lý, tổ chức tốt HĐ GDĐĐ thì năng lực của đội ngũ GV trực tiếp tổ chức HĐ GDĐĐ ở các lớp sẽ là yếu tố quyết định.
HĐ GDĐĐ được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều PP và hình thức khác nhau, do đó đòi hỏi người tổ chức phái có những năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động, tập hợp HS tham gia HĐ. Nếu năng lực của GV phụ trách HĐ GDĐĐ hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia HĐ, không thể đạt kết quả tốt được.
1.5.3. Cơ chế quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp các tổ chức xã hội
- Cơ chế quản lý các hoạt động phối hợp giữa các TCXH là một điều kiện rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động phối hợp. Nhà trường với chức năng chuyên biệt về giáo dục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng con người mới. Mặt khác, nhà trường có đội ngũ chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực, đạo đức, do đó nhà trường cần chủ động tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục cho các TCXH. Đồng thời, nhà trường cũng luôn sẵn sàng tham gia hưởng ứng khi các TCXH có nhu cầu phối hợp,
huy động lực lượng.
- Cơ chế quản lý các hoạt động phối hợp là phương tiện giúp cho Hiệu trưởng thực hiện chức năng quyền hạn lãnh đạo của mình đối với công tác phối hợp giữa các TCXH; là cơ sở để Hiệu trưởng huy động các nguồn lực có được vào việc tổ chức hoạt động phối hợp.
1.5.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội địa phương đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội
- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp, cụ thể:
+ Điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho HS, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động phối hợp.
+ Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các T C X H như đã nêu, một thực tế là, nhiều TCXH rất nhiệt tình ủng hộ chủ trương phối hợp, nhưng vì điều kiện kinh tế không có nên các lực lượng đó không phát huy được tác dụng.
+ Điều kiện kinh phí, giúp cho Hiệu trưởng có thể xây dựng chế độ ưu đãi, động viên khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong công tác phối hợp.
- Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương cũng có tác động không nhỏ tới các hoạt động phối hợp, cụ thể:
+ Các TCXH ở các địa phương nếu được huy động tốt, sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, nhất là trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Do đó nhà quản lý cần tận dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, nhằm biến nhiệm vụ
giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân.
+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương, nếu tổ chức tốt sẽ lôi cuốn HS, gia đình HS tham gia, qua đó tạo cơ hội cho các hoạt động phối hợp. Như vậy, rừ ràng cỏc hoạt động văn húa là một mụi trường thuận lợi, tự nhiên cho các hoạt động giáo dục ĐĐHS phối hợp với các TCXH.