VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1.3. Một số lí luận về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội
1.3.4. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng trường THPT với các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT
Trong trường trung học phổ thông, bộ máy quản lý trường học được xác định như sau: “Chi bộ Đảng trường học trực tiếp lãnh đạo nhà trường theo quy định của Đảng. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động trong trường học theo điều lệ của Đoàn. Công đoàn là đoàn thể chính trị của CB-GV trong trường, được tổ chức và hoạt động ở cơ sở trường học theo luật công đoàn...” [1]
Vậy quan hệ giữa Hiệu trưởng với chi bộ Đảng là quan hệ thừa hành, Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị nhưng chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở; Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường để thực hiện mục tiêu “Dạy tốt - Học tốt”, giáo dục đạo đức học sinh.
Nếu mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Hội đồng GDĐĐ HS, với các phó hiệu trưởng, các tổ, các CB-GV, các GVCN, với HS... là mối quan hệ chỉ huy điều hành, trong đó Hiệu trưởng là người chỉ huy điều hành cao nhất, thì quan hệ Hiệu trưởng với các tổ chức XH là quan hệ tham mưu, tư vấn, tác động, cung cấp thông tin cho nhau để giúp hai phía thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ, chức trách của mình trong việc GD ĐĐHS.
Các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
Học sinh ở trường Học sinh ở địa phương Học sinh ở nhà
Công đoàn Đoàn thanh niên Hội phụ nữHội cựu chiến binhHội cha mẹ học sinhGiáo viên
Tổ chức Đảng
Hiệu trưởng
Hình 1.1. Quan hệ giữa HT với các TCXH trong và ngoài nhà trường
Trong công tác GDĐĐ cho HS giữa Hiệu trưởng với các tổ chức xã hội trong nhà trường có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ phối hợp, tác động, tham mưu, tư vấn, cung cấp thông tin cho nhau để cùng nhau làm tốt việc GDĐĐ HS.
Đa số Hiệu trưởng các trường THPT đồng thời là Bí thư chi bộ Đảng, vì vậy mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cũng là mối quan hệ giữa Bí thư chi bộ với tổ chức Đảng, Đoàn, Công Đoàn. Với quan điểm Đảng lãnh đạo toàn diện, Bí thư chi bộ hoàn toàn có thể chỉ đạo các tổ chức XH trong nhà trường về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GDĐĐ cho học sinh, đây là điều hết sức thuận lợi. Hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch và giao cho các tổ chức triển khai, đặc biệt là tổ chức Đoàn TN. Đoàn TN là tổ chức trực tiếp tác động đến đoàn viên, thanh niên trong các phong trào, các hoạt động ngoại khóa với mục đích chủ yếu là giáo dục đạo đức cho học sinh, phát triển nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng tư vấn, tác động, chỉ đạo tổ chức Đảng, Công đoàn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, thông qua các giờ lên lớp của giáo viên bộ môn, qua công việc của GVCN, các giờ sinh hoạt lớp.
Mối quan hệ giữa HT và Đảng, Đoàn, các TCXH khác ngoài nhà trường cũng hết sức quan trọng. Hiệu trưởng hoàn toàn có thể vận động và phối hợp với các TCXH ngoài trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiệu trưởng có thể liên hệ với Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh của địa phương đến nói chuyện, trao đổi với học sinh nhà trường các vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần giúp đỡ, tương thân tương ái. Hiệu trưởng có thể mời Hội phụ nữ huyện đến trao đổi, tư vấn cho học sinh toàn trường về nội dung giáo dục giới tính, giáo dục vấn đề sinh sản tuổi vị thành niên. Ngoài thời gian học ở trường thì một thời lượng đáng kể học sinh ở nhà, ở địa phương, vì vậy Hiệu trưởng cần phối hợp với các TCXH ở địa phương, phối hợp với gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho con em họ.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và công nhận. Trong việc quản lí HĐ GDĐĐ phối hợp với các TCXH, người Hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng, phải đảm bảo chỉ đạo, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của trường với các TCXH, huy động các TCXH tham gia hoạt động giáo dục để đảm bảo hiệu quả cao. Do đó, hiệu trưởng phải nắm vững mục tiêu, nội dung HĐ GDĐĐ nói chung, chương trình GDCD, HĐGDNGLL...với từng khối lớp ở trường THPT để chỉ đạo triển khai hoạt động tránh chồng chéo, trùng lặp.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT theo