Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (Trang 70 - 73)

HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh

2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch

– Tỉnh Vĩnh Phúc

2.4.3.1. Mặt mạnh

Ban giám hiệu đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của TCXH trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, đã có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động giữa nhà trường và TCXH để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhà trường đã chủ động phối hợp với các TCXH trong và ngoài trường tổ chức nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh với nội dung phù hợp thông qua các buổi mít-tinh, kỉ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức giao lưu, thi tìm hiểu, thăm quan, giáo dục pháp luật, ý thức công dân, giáo dục kĩ năng sống, phòng chống các tệ nạn xã hội, nêu gương người tốt việc tốt,… Nhà trường đã thành lập câu lạc bộ tư vấn kĩ năng sống, các loại câu lạc bộ, đã thu hút nhiều học sinh tham gia và thực sự có tác dụng giáo dục đạo đức học sinh hiệu quả.

Nhà trường đã chủ động yêu cầu và giao trách nhiệm cho các TCXH trong

nhà trường như Tổ chức Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn nhà trường, Hội TNVN tham gia và phối hợp với các mức độ khác nhau trong việc triển khai các HĐGDĐĐ cho HS trong trường với các nội dung giáo dục đa dạng, cần thiết và có tính thực tiễn.

Nhà trường cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để các TCXH, mà nhiều HS là thành viên của các TCXH, như Đoàn TNCS, như Hội TNVN, có cơ hội tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng, có tính giáo dục cao của các TCXH ngoài nhà trường, ở địa phương, với các quy mô khác nhau như Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Tổ chức Đoàn cấp huyện/ cấp Tỉnh…

Việc quản lý HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH cho HS được nhà trường quan tâm và quản lí toàn diện ở tất cả các lĩnh vực: quản lí kế hoạch, chương trình giáo dục; Quản lí phân công nhân sự; Quản lý phương pháp, hình thức GDĐĐ phối hợp với TCXH của giáo viên; Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo chuyên đề tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH; Quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật và các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDĐĐ; QL việc kiểm tra, đánh giá HS qua HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH;

2.4.3.2. Mặt yếu

Sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, thường chỉ mang nặng tính hành chính, kém hiệu lực.

Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi TCXH cùng tham gia.

2.4.3.3. Nguyên nhân

Một số cán bộ quản lý, cùng một bộ phận cán bộ, giáo viên trong trong các nhà trường còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải phối hợp với các TCXH trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường giữ vai trò giáo dục trung tâm, then chốt trong phối hợp với các TCXH, nhưng lại chưa chủ động trong việc tập hợp các TCXH ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và c á c t ổ c h ứ c xã hội, nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường và các TCXH còn tách rời, đơn phương, thiếu nội dung và biện pháp thống nhất, không hỗ trợ được cho nhà trường trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, thậm trí còn làm suy giảm những nội dung giáo dục từ phía nhà trường. Có những học sinh gia đình khá giả, bố mẹ có chức quyền, có mối quan hệ cấp trên ràng buộc với nhà trường, thì con em của họ thường ỷ lại, lười học tập, rèn luyện, tu dưỡng kém, nhưng có thể lại được nhà trường hoặc các thày cô giáo nâng đỡ, bỏ qua những lỗi vi phạm của học sinh.

Công tác phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội đơn điệu, mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến hiệu quả. Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của nhà trường có thành lập và nhưng suốt năm học chỉ có ba kỳ họp phụ huynh học sinh: đầu năm, cuối kỳ I và có thể là cuối năm học. Thông thường, nội dung các kỳ họp chủ yếu thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng học sinh, thông báo các khoản đóng góp theo quy định. Vì thiếu thông tin thường xuyên nên cha mẹ học sinh muốn đóng góp ý kiến gì với nhà trường đều rất khó, chủ yếu đồng tình và thống nhất ý kiến là tất cả nhờ nhà trường, cha mẹ học sinh sẽ chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường.

Cán bộ TCXH còn tư tưởng coi giáo dục đạo đức là công việc riêng của nhà trường, từ đó phó thác trách nhiệm cho nhà trường, phê phán chất lượng đào tạo, hiện tượng đạo đức học sinh xuống cấp, những vi phạm pháp luật ở một số học sinh. Các TCXH địa phương cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trường do quan niệm giáo dục đạo đức cho học sinh không thuộc chức năng. Đó là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phối hợp các TCXH và nhà trường gặp khó khăn.

Nhà trường giữ vai trò chính trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường

còn quá tập trung, chú trọng giáo dục văn hoá, chính vì vậy nội dung giáo dục đạo đức có lúc còn bị xem nhẹ. Hiện tượng nhà trường thiếu kỷ cương nề nếp, một số giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm; đặc biệt, ứng xử sư phạm chưa chuẩn mực, đối xử thiếu công bằng, thiếu khách quan với học sinh đã vô tình hoặc cố ý dẫn các em đến hành vi vô lễ với các thầy cô giáo, chán nản học hành, trở thành học sinh yếu kém. Nhà trường chưa chủ động phối hợp với các tổ chức xã hội nên việc giáo dục đạo đức còn kém hiệu quả.

Có một nguyên nhân khác, đó là điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức ít được quan tâm, do vậy nhà trường thiếu các điều kiện tổ chức để tập hợp các T C X H ngoài nhà trường tích cực tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nguyên nhân quan trọng là nhà trường chưa thực sự quan tâm, tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các TCXH nhằm tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo nên sức mạnh của toàn xã hội vào công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w