Thực hiện kế hoạch kiểm toán TSCĐ

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 22 - 27)

1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện

1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán TSCĐ

Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán TSCĐ gồm ba bước chính: Thủ tục kiểm soát; Thủ tục phân tích và Kiểm tra chi tiết.

1.3.2.1. Thủ tục kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát đối với khoản mụcTSCĐ bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Bảng 1.6: Thủ tục kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ

Mục tiêu KSNB Nội dung, thể thức và thủ tục kiểm soát Đảm bảo cho các nghiệp vụ

TSCĐ được phê chuẩn đúng đắn

Có quy định cụ thể, chặt chẽ về việc phê chuẩn các nghiệp vụ;

Phải tuân thủ tuyệt đối các quy định đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ này;

Quá trình kiểm soát độc lập đối với sự phê chuẩn.

Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐ là có căn cứ hợp lý

Quy trình kiểm soát để đảm bảo nghiệp vụ về TSCĐ là được người có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với hoạt động của đơn vị;

Có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: giấy đề nghị, hợp đồng, hóa đơn…

Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ;

Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số và đượcquản lý theo số trên các sổ chi tiết.

Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ TSCĐ

Kiểm soát nội bộ các chính sách đánh giá của đơn vị với TSCĐ;

Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với số liệu trên hợp đồng và các chứng từ liên quan;

Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ;

Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán và đánh giá các nghiệp vụ.

Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ

Có chính sách phân loại TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị;

Có đầy đủ sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐ;

Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các

nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp;

Có chính sách kiểm tra nội bộ với các nội dung trên.

Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐ

Mỗi bộ hồ sơ liên quan đến TSCĐ đều phải được đỏnh số và quản lý theo dừi chặt chẽ;

Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành;

Quá trình kiểm soát nội bộ.

Đảm bảo sự cộng dồn đúng đắn

Số liệu phải được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác. Kiểm tra kết quả tính toán, so sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với sổ tổng hợp.

Việc nghiên cứu đánh giá trên đây nhằm mục đích đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng trên hai giác độ: Việc thiết kế hệ thống có phù hợp, đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị hay không. Trên cơ sở kết quả đánh giá, KTV sẽ xem xét quyết định phạm vi các thử nghiệm cơ bản được áp dụng đối với khoản mục TSCĐ.

1.3.2.2 Áp dụng thủ tục phân tích đối với TSCĐ

Đối với TSCĐ, các thủ tục phân tích chủ yếu bao gồm:

- Phân tích xu hướng: So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn.

- Phân tích tỷ suất:

+ So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với Tổng nguyên giá TSCĐ; giữa tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng với các kỳ trước;

+ So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi.

- Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 và CMKT liên quan.

Trong quá trình so sánh, KTV cần xem xét ảnh hưởng của chính sách khấu hao, việc tăng, giảm TSCĐ trong kỳ đến số liệu so sánh để có kết luận cho phù hợp.

Các thủ tục phân tích liên quan đến TSCĐ thường dùng để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ, đúng đắn, việc tính toán và đánh giá đối với các số liệu liên quan. Kết quả của các thủ tục phân tích trên sẽ là cơ sở để KTV xem xét, quyết định đến phạm vi các thủ tục kiểm tra chi tiết:

- Nếu kết quả phân tích có sự biến động và bất bình thường thì KTV sẽ tiến hành mở rộng thủ tục kiểm tra chi tiết.

- Nếu kết quả phân tích không cho tháy sự biến động lớn và bất bình thường thì KTV có thể thu hẹp thủ tục kiểm tra chi tiết.

1.3.2.3 Kiểm tra chi tiết TSCĐ

Các thủ tục kiểm tra chi tiết TSCĐ nhằm mục tiêu xác định TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành…

Các thủ tục kiểm tra chi tiết TSCĐ được tiến hành như sau:

1. Thu thập bảng tổng hợp biến động từng loại TSCĐ theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế:

- Kiểm tra tính chính xác số học của bảng tổng hợp.

- Đảm bảo số dư trên bảng tổng hợp khớp với số liệu trên Sổ Cái.

- Chọn mẫu các tài sản tăng trong năm để tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc liên quan; đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của BGĐ.

- Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ với phần hành kiểm toán Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.

- Soát xét các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện.

- Kiểm tra tính chính xác việc hạch toán các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ theo chủng loại, nhóm; tính toán các khoản lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trên cơ sở các chứng từ liên quan

2. Quan sát thực tế TSCĐ:

- Tham gia kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo rằng việc kiểm kê được thực hiện phù hợp với các thủ tục và chênh lệch giữa số thực tế và kế toán được xử lý thích hợp.

- Trong trường hợp không tham gia kiểm kê cuối kỳ, thực hiện quan sát tài sản tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu ngược để xác định TSCĐ thực tế của DN tại ngày lập bảng CĐKT

- Lấy xác nhận của bên thứ ba giữ TSCĐ (nếu có) hoặc trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu).

3. Kiểm tra chi tiết tính khấu hao TSCĐ:

- Thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu bảng tính khấu hao với số dư trên Sổ Cái.

- Xem xét tính phù hợp của thời điểm bắt đầu tính khấu hao và phân bổ đảm bảo việc phù hợp giữa doanh thu và chi phí cũng như tình trạng sử dụng của tài sản.

- Ước tính khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của DN.

- Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

- Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.

4. XDCB dở dang:

- Tìm hiểu và lập bảng tổng hợp về các công trình xây dựng trong năm và đối chiếu với số kế toán.

- Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang bao gồm cả việc gửi thư xác nhận tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan sát thực tế. Đảm bảo chi phí xây dựng và các khoản công nợ được ghi nhận tương ứng với công việc xây dựng hoàn thành tại ngày khóa sổ kế toán.

- Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: kiểm tra các chi phí XDCB dở dang tăng trong kỳ với các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa đơn).

- Kiểm tra tính tuân thủ các qui định về lĩnh vực XDCB của Nhà nước (nếu liên quan)

- Đối với công trình được tự xây dựng bởi DN: kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan.

- Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ với phần hành kiểm toán Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.

- Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở dang đã hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã được tính toán đúng đắn và tài sản đã được chuyển giao, phân loại đúng và khấu hao kịp thời.

- Đảm bảo đã xem xét sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong niên độ và tính đánh giá của chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối năm.

5. Kiểm tra tính trình bày:Kiểm tra việc trình bày TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư trên BCTC.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w