Đánh giá thực trạng kiểm toán tài sản cố định do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC thực hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 79 - 84)

TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APECTHỰC HIỆN

3.2. Đánh giá thực trạng kiểm toán tài sản cố định do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC thực hiện

3.2.1. Ưu điểm

Về công nghệ và tổ chức của Công ty APEC

Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, Công ty APEC luôn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận rộng rãi cũng như các quyết định, thông tư và những văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính... khi tiến hành kiểm toán. Công ty APEC đã xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu chi tiết và khoa học phục vụ cho kiểm toán. Đối với tất cả các cuộc kiểm toán được tiến hành thì KTV đều phải dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của công ty. Tuy nhiên do mỗi khách hàng thì có những đặc trưng riêng nên KTV thực hiện cuộc kiểm toán có sự đánh giá linh hoạt và vận dụng sáng tạo chương trình kiểm toán để có thể tiến hành cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí kiểm toán và đặc biệt cuộc kiểm toán thực hiện nhanh chóng tiết kiệm chi phí có sự hợp tác của khách

hàng được kiểm toán.

Khi tiến hành kiểm toán, công ty APEC tổ chức thực hiện theo nhóm. Thành phần tham gia nhóm kiểm toán thường từ 3 tới 5người tùy thuộc vào quy mô, tính chất, mực độ phực tạp của cuộc kiểm toán đó. Trong mỗi nhóm kiểm toán luôn có sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới về toàn bộ kết quả hoạt động nhằm nắm bắt tiến trình công việc, đồng thời có sự chỉ đạo và chấn chỉnh khi cần thiết. Ngược lại, các cấp dưới thường xuyên báo cáo tiến độ công việc cho trên để phục vụ cho việc quản lý. Việc phân chia thành cấp bậc như vậy sẽ đem lại nhiều thuận lợi trong công việc phân công công việc đúng trình độ chuyên môn và đem lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Về quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty APEC thực hiện

• Trong giai đoạn khảo sát, đánh giá khách hàng.

Công ty APEC ngày càng mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Đối với những khách hàng cũ mà công ty tiến hành gửi thư mời kiểm toán còn có đối với những khách hàng mới thì công ty sẽ thực hiện Marketing khách hàng. Nhờ công tác tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, công ty có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời mở rộng được thị phần cho Công ty.

Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán của Công ty APEC năm đầu tiên, Công ty luôn ước tính rủi ro hợp đồng trước khi ra quyết định cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Để thực hiện công việc này, Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống câu hỏi về rủi ro hợp đồng và đánh giá dựa trên các câu trả lời thu thập qua phỏng vấn BGĐ của Công ty khách hàng, qua các bên có liên quan, qua những thông thông tin KTV đã thu thập…. với những đánh giá này, Công ty có thể tham giảm thiểu rủi ro kiện tụng cho các cuộc kiểm toán có sai sót, từ đó tránh những tổn thất lớn về mặt tài chính, đảm bảo uy tín cũng như hình ảnh của Công ty.

• Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán.

Sau khi ký được hợp đồng với một khách hàng, Công ty tiến hành kế hoạch

kiểm toán. KTV thu nhập các thông tin cần thiết liên quan đến để có thể lập kế hoạch kiểm toán cụ thể và phù hợp với từng khách hàng. Các thông tin KTV thu nhập bao gồm thông tin về đặc điểm ngành nghề, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, hệ thống KSNB của khách hàng. Với các thông tin thu được, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB của khách hàng, xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục tài sản cố định, từ đó xác định mục tiêu kiểm toán, phạm vi công việc kiểm toán, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện và nhân sự của cuộc kiểm toán…

Trên cơ sở đó, KTV thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ với những dự kiến chi tiết về công việc KTV cần thực hiện. Do đó, KTV tiếp nhận cuộc kiểm toán BCTC sẽ có những thuận lợi trong quá trình thực hiện kiểm toán đã được thiết kế đầy đủ và kỹ lưỡng.

• Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Đây là giai đoạn mà KTV sử dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp để thu nhập bằng chứng kiểm toán, đưa kết luận về chu trình TSCĐ.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ, KTV luôn tuân thủ theo chương trình kiểm toán đã xây dựng và các Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực của quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam. KTV cũng linh hoạt trong việc áp dụng các văn bản, thông tư hướng dẫn về các vấn đề có liên quan đến chu trình TSCĐ, về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ,…

• Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn này, Công ty chỉ đạo thực hiện soát xét kỹ lưỡng kết quả kiểm toán TSCĐ của KTV, đồng thời đối chiếu với kết quả kiểm toán của các KTV khác có liên quan tới chu trình TSCĐ như chu trình mua hàng – thanh toán, chu trình bán hàng – thu tiền,… nhằm đảm bảo kết luận đưa ra về chu trình TSCĐ là chính xác và hợp lý. Để đưa ra ý kiến cuối cùng, kết quả kiểm toán cũng như báo cáo kiểm toán phải được soát xét bởi ba cấp: kiểm toán viên chính, trưởng phòng kiểm toán và Ban Giám Đốc. Do đó, chất lượng dịch vụ kiểm toán do Công ty cung cấp luôn được đảm bảo

3.2.2. Nhược điểm

Trong quá trình đánh giá hệ thống KSNB của công ty khách hàng

Trong quá trình kiểm toán, công ty APEC tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng thông qua việc sử dụng phương pháp lập bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Việc lập bảng câu hỏi và bảng tường thuật về hoạt động của khách hàng chủ yếu do kiểm toán viên phụ trách kiểm toán TSCĐ thực hiện. Bảng câu hỏi đưa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiết của hệ thống KSNB đối với TSCĐ. Bảng tường thuật về hoạt động của khách hàng được thể hiện dưới hình thức là các tờ ghi chú hệ thống. Qua những giấy tờ này, kiểm toán viên có thể nắm bắt được những nét chung nhất về hoạt động của khách hàng trong từng phần hành cụ thể.

Do mới thành lập, các khách hàng của Công ty APEC chủ yếu là những khách hàng quy mô nhỏ, hệ thống KSNB đối với TSCĐ đơn giản nên việc sử dụng hệ thông bảng câu hỏi và bảng tường thuật có thể vẫn đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong tương lai, các hoạt động kiểm toán của Công ty APEC ngày càng được mở rộng, số lượng khách hàng của Công ty tăng lên và đa dạng hơn với quy mô hoạt động lớn nhỏ khác nhau thì việc sử dụng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật rất khó giỳp kiểm toỏn viờn hiểu rừ về hệ thống kiểm soỏt nội bộ. Điều này cú thể khiến cho kiểm toán việc có cái nhìn thiếu chính xác về chu kỳ kinh doanh của khách hàng, dẫn tới những thiếu sót trong việc tiếp cận kiểm toán. Ngoài ra, Bảng tường thuật phụ thuộc rất nhiều cách thức ghi chép của kiểm toán viên. Nếu người kiểm toán không có một tư duy logic thì việc lập bảng tường thuật sẽ rất khó giúp cho các kiểm toán viêc khác hiểu về hệ thống KSNB đối với TSCĐ mà người đó thực hiện.

Khi đó, người kiểm toán phải tăng cường thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán và làm tăng chi phí.

Áp dụng các thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán

Thủ tục phân tích được Công ty APEC áp dụng chủ yếu là phân tích ngang.

Kiểm toán viên so sánh tình hình và kết quả hoạt động, so sánh số dư cuối kì của các chỉ tiêu TSCĐ trong năm tài chính hiện tại so với các năm trước để xem xét xu

hướng biến động, từ đó phán đoán những biến động bất thường, khả năng tồn tại các sai phạm trong từng chi tiêu

Mặt khác, kiểm toán viên có thể so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc các chỉ tiêu chung của ngành, tính toán và phân tích hệ thống các tỉ suất để từ đso đánh giá tính hợp lý của các số liệu mà khách hàng cung cấp.

Tuy nhiên, thủ tục phân tích này ít được sử dụng trong các cuộc kiểm toán do hạn chế về mặt thông tin số liệu ngành, trình độ kiểm toán viên và chi phí kế toán.

Việc sử dụng các phương pháp chọn mẫu kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, vì khoản mục TSCĐ được đánh giá là trọng yếu nên việc thực hiện kiểm tra chi tiết được thực hiện trên 100% các chứng từ, sổ sách đối với các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ. Việc lựa chọn 100% chứng từ, sổ sách để kiểm tra cung cấp cho KTV số lượng bằng chứng kiểm toán đầy đủ nhất.

Tuy nhiên, do những khách hàng mà Công ty APEC đã và đang thực hiện kiểm toán thường có quy mô nhỏ, việc kiểm tra 100% chứng từ, sổ sách thực hiện dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. Còn với những khách hàng quy mô lớn, các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục TSCĐ nhiều, việc kiểm tra 100% chứng từ, sổ sách rất khó thực hiện và đôi khi mang lại hiệu quả không cao.

Về sử dụng ý kiến của chuyên gia

TSCĐ là một khoản mục đặc biệt, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.

Do vậy, kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ có ảnh hưởng trong một năm kiểm toán mà trong nhiều năm, suốt đời hữu dụng của tài sản. KTV phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất của TSCĐ để kiểm tra. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trang thiết bị ngày càng được cải tiến, nâng cấp. Đối với một KTV, thật khó để vừa học tập không ngừng nâng cao chuyên môn kiểm toán của mình, vừa phải am hiểu tường tận mọi đặc tính của TSCĐ, cả hữu hình và vô hình đặc thù ở các đơn vị khác nhau, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.

Việc đánh giá gía trị TSCĐ rất phức tạp, nhất là đối với điều kiện hiện nay của nước ta - một nước đang phát triển, việc mua sắm TSCĐ tại các doanh nghiệp có

quá nhiều nguồn gốc xuất xứ: có thể mua mới hàng trong nước, nhập khẩu mới hoặc nhập khẩu tài sản đã qua sử dụng, Khi thực hiện quan sát kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản, KTV không thể đánh giá một cách chính xác được giá trị của tài sản, bởi nhiều khi máy móc hình thức rất mới nhưng công nghệ lại lạc hậu… Như vậy việc sử dụng ý kiến đánh giá của các chuyên gia bên ngoài - một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục TSCĐ giúp KTV đưa ra ý kiến chính xác về số liệu đơn vị báo cáo.

Tại Công ty APEC, kiểm toán khoản mục TSCĐ mới chỉ sử dụng ý kiến của chuyên gia khi định giá lại TSCĐ (trong trường hợp nghiệp vụ TSCĐ phát sinh của đơn vị khách hàng đòi hỏi cần định giá lại tài sản), còn các trường hợp khác khi thực hiện kiểm toán BCTC chưa có kế hoạch sử dụng chuyên gia bên ngoài trợ giúp kiểm toán khoản mục TSCĐ.

3.3. Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC tại

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w