Trích GLV D743 của KTV đánh giá tính hợp lý của thời gian sử dụng hữu ích của các loại TS

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 72 - 78)

Khách hàng: Công ty CP XYZ Người thực hiện: AT Ngày:

Kỳ kế toán: 01/01/2014 – 31/12/2014 Người soát xét: Ngày:

Nội dung: Đánh giá tính hợp lý của Người soát xét: Ngày:

thời gian sử dụng hữu ích của tài sản

- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ trong DN do KTV tổng hợp được:

Loại TSCĐ hữu hình Thời gian sử dụng hữu ích (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 03 – 15

Máy móc thiết bị 03 – 05 Phương tiện vận tải 06 – 07 Thiết bị, dụng cụ quản lý 03

B1. Đối chiếu khung thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ trong Thông tư 45/2013/TT-BTC nhận thấy:

Khung thời gian sử dụng hữu ích của loại TSCĐ thuộc Nhà cửa, vật kiến trúc là chưa phù hợp, thấp hơn 2 năm so với mức tối thiểu cho phép.

Lý do: Qua tìm hiểu KTV được biết các TSCĐ có thời gian sử dụng dưới 5 năm là:

Sân bê tông Tân Thanh và Sân bê tông Thanh Trì đều có thời gian sử dụng hữu ích là 3 năm. Tuy nhiên, các TSCĐ này đã khấu hao hết từ năm 2012, hiện nay vẫn đang sử dụng và được theo dừi trờn sổ TS của đơn vị. Do những TS này đó trớch khấu hao hết từ lâu và nếu có kiến nghị với đơn vị thì đã được kiểm toán từ các năm trước nữa nên trong phạm vi cuộc kiểm toán này KTV sẽ không tìm hiểu nữa.

B2. Tiến hành rà soát lại thời gian sử dụng hữu ích được thể hiện trên bảng tổng hợp TSCĐ

Công ty TNHH Kiểm toán APEC Số10/12, Ngừ 68, Đường Xuõn Thuỷ,

Cầu Giấy, Hà Nội

D 743

KTV nhận thấy TSCĐ là Máy phát điện có thời gian sử dụng hữu ích thấp hơn 2 năm so với mức tối thiểu quy định

Lý do: KTV đã phỏng vấn kế toán TSCĐ thì được biết TSCĐ này dùng cho bộ phận sản xuất, đã đăng ký trích khấu hao nhanh theo phương pháp đường thẳng ngay từ đầu với cơ quan thuế trực tiếp quản lý của đơn vị. Khi kiểm tra thì đơn vị không trích quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng và DN vẫn có lãi nên đơn vị áp dụng thời gian sử dụng hữu ích như trên là hợp lý.

Kết luận: Như vậy, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ trong Dn là phù hợp với khung thời gian theo quy định trong Thông tư 45/2013/TT- BTC.

2.3.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình: KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ tăng TSCĐ, kiểm tra bộ hồ sơ của các nghiệp vụ này trên các khía cạnh: có phù hợp với kế hoạch hay không, có đảm bảo được phê duyệt đầy đủ và đúng thẩm quyền không, các yếu tố trên chứng từ có đảm bảo hợp lệ không, có đầy đủ bộ chứng từ (bao gồm: giấy đề nghị mua mới TSCĐ, hợp đồng kinh tế, biên bản báo giá các bộ phận, linh kiện, biên bản kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng các bộ phận, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng...) hay không.

Theo dừi trờn Bảng tổng hợp TSCĐ đang sử dụng năm 2014 KTV phỏt hiện TSCĐ không thực hiện trích khấu hao trong năm.

Bảng 2.11: Bảng TSCĐ không thực hiện trích khấu hao

Mã TSCĐ Tên TS Nguyên giá Khấu hao lũy kế Giá trị còn lại 010103 Nhà xe

suzuki

527.616.000 439.679.990 87.936.010

Phỏng vấn kế toán TSCĐ được biết: TSCĐ trên là dùng cho bộ phận hoạt động chính tại Công ty, thực tế không còn được sử dụng từ đầu năm 2014. Do đó đơn vị không tiến hành trích khấu hao cho TS này.

Sai sót: Theo Thông tư 45/2013/TT – BTC thì những TSCĐ không còn sử dụng vẫn phải theo dừi và trớch khấu hao như bỡnh thường.

Mức khấu hao DN chưa thực hiện trích trong năm 2014 là 87.936.010 VNĐ

=>trọng yếu.

KTV yêu cầu đơn vị thực hiện trích khấu hao cho năm 2014 theo bút toán:

Nợ TK632: 87.936.010

Có TK214: 87.936.010

Kiểm tra giảm khấu hao TSCĐ: KTV sẽ tiến hành đối chiếu sự phù hợp giữa phát sinh giảm TSCĐ và phát sinh giảm khấu hao trong năm dựa vào phát sinh giảm trên Bảng tổng hợp TSCĐ. Đối chiếu việc ghi nhận nghiệp vụ này với việc ghi giảm khấu hao trên TK214, việc ghi giảm TSCĐ trên TK211 và các khoản thu nhập, chi phí trên TK711 và TK811. KTV nhận thấy việc ghi nhận giảm khấu hao phù hợp với việc ghi nhận giảm TSCĐ của DN.

2.3.3. Kết thúc kiểm toán

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, KTV đưa ra kết quả cuộc kiểm toán.

Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ

Khách hàng: Công ty CP XYZ Người thực hiện: AT Ngày:

Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2014 Người soát xét: Ngày:

Nội dung: Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ Người soát xét: Ngày:

Công việc đã tiến hành

KTV đã thực hiện các thủ tục theo chương trình kiểm toán, thực hiện kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, đã thu thập các bằng chứng xác minh cho những thông tin liên quan đến TSCĐ, đã đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 “TSCĐ hữu hình”, chuẩn mực số 04 “TSCĐ vô hình”, chuẩn mực số 06 “Thuê tài sản”, theo Thông tư 45/2013/TT-

Công ty TNHH Kiểm toán APEC Số 10/12, Ngừ 68, Đường Xuõn Thuỷ,

Cầu Giấy, Hà Nội

BTC ban hành ngày 25/4/2013 “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ”. KTV đã đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của BGĐ về TSCĐ của đơn vị.

KTV cho rằng đã có thể đưa ra kết luận về khoản mục TSCĐ.

Giới hạn phạm vi kiểm toán

Do việc bổ nhiệm làm KTV sau ngày 31/12/2014 nên KTV không thể tham gia chứng kiến việc kiểm kê TSCĐ của Công ty tại thời điểm nêu trên. Mặt khác, do Công ty có nhiều chi nhánh và đặc thù là ngành vận tải nên việc thực hiện kiểm kê bổ sung tại ngày kiểm toán là không thể áp dụng được. Do đó, KTV không thể kiểm tra được tính đúng đắn của khoản mục TSCĐ tại thời điểm trên và KTV sẽ không đưa ra ý kiến nhận xét về tính hiện hữu cũng như giá trị khoản mục TSCĐ cho năm tài chính kết thúc 31/12/2014.

Những vấn đề còn tồn tại

- Đơn vị không thực hiện trích khấu hao theo ngày (theo quy định của Thông tư 203/TT- BTC)

- Việc quản lý, theo dừi cỏc TS chưa khấu hao hế nhưng khụng cũn sử dụng nữa chưa được chặt chẽ, khi TSCĐ hỏng thì không được thông báo kịp thời.

- Quy trình thanh lý TSCĐ còn chưa đầy đủ thủ tục.

Ý kiến của Kiểm toán viên

- Đơn vị nên thực hiện trích khấu hao theo ngày như trong Thông tư 45/2013/TT-BTC.

- Nên quy định chặt chẽ hơn về quy trình thanh lý TSCĐ.

- Theo dừi chặt chẽ cả những TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng khụng cũn được sử dụng, TSCĐ đã khấu hao hết nhưn vẫn còn sử dụng, TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý...

- Phải thực hiện trích khấu hao cho tất cả các tài sản của đơn vị (kể cả TS chưa khấu hao hết nhưng không còn được sử dụng) theo đúng nguyên tắc trích khấu hao được quy định trong Thông tư 45/2013/TT- BTC.

Bút toán điều chỉnh Đơn vị tính: VNĐ

Nợ TK 632: 87.936.010

Có TK 214: 87.936.010

2.4. So sánh quá trình áp dụng chương trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty APEC thực hiện tại công ty ABC và Công ty XYZ

• Trong giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng

Do ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên việc tiếp cận để đi đến kí kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện theo đúng trình tự công ty APEC đã quy định, còn công ty XYZ là khách hàng thường xuyên nên Công ty APEC có thể giảm tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. Cụ thể, để chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty ABC, Công ty APEC tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán dựa trên hệ thống câu hỏi về rủi ro có thể xảy ra đối với hợp đồng kiểm toán giữa công ty với khách hàng. Với công ty XYZ, công việc này đã được thực hiện trong cuộc kiểm toán BCTC năm trước. Sau khi công ty APEC đưa ra quyết định chập nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đại diện của hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ để trao đổi và đề suất yêu cầu của mình với cuộc kiểm toán này.

• Trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán

Ở cả 2 công ty ABC và Công ty XYZ, các bước công việc phần lớn đã được thực hiện theo đúng quy trình trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán được thiết kế chung tại Công ty APEC. Tuy nhiên, ở một số bước trong giai đoạn này có sự khác biệt khi áp dụng vào hai công ty ABC và XYZ.

Quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thóng kiểm soát nội bộ: tại công ty XYZ công việc này phần lớn dựa trên những thông tin kiểm toán những năm trước kết hợp với tìm hiểu những thay đổi trong hệ thống kiểm soát. Tại công ty ABC, quá trình này được thực hiện thông qua hệ thống các bảng hỏi về hệ thống KSNB được thiết lập sẵn. KTV tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc, bộ phận kế toán và các cán bộ bộ phận khác có liên quan, tìm hiểu các chính sách, quy định của đơn vị có liên

quan đến việc quản lý và sử dụng HTK... để thu câu trả lời

Xây dựng chương trình kiểm toán: Do năm kiểm toán cũng là năm đầu công ty kiểm toán cho Công ty ABC. Đồng thời, hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá ở mức trung bình nên chương trình kiểm toán được thiết kế theo hướng thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Với Công ty XYZ, là năm thứ hai sử dụng dịch vụ của công ty APEC, hệ thống KSNB được đánh giá hiệu quả hoạt động ở mức trung bình nên KTV đã xây dựng chương trình kiểm toán bao gồm các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm soát chi tiết.

• Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thực hiện thủ nghiệm kiểm soát: do hệ thống KSNB ở cả hai công ty được đánh giá là hoạt động ở mức trung bình nên KTV không dựa vào hệ thống KSNB để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Thực hiện thủ tục phân tích: Theo chương trình kiểm toán đã được xây dựng trong giai đoạn lập kế hoạch, khi thực hiện kiểm toán tại công ty ABC, Công ty APEC không thực hiện các thủ tục phân tích do không có cơ sở để xác minh sự biến động của TSCĐ qua các năm. Ngược lại, với công ty XYZ, tình hình biến động tài sản trong năm được đánh giá qua việc phân tích xu hướng của nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ.

Vì vậy, giữa hai công ty có sự khác biệt trong quá trình thực hiện kiểm toán.

CHƯƠNG III:

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w