Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 42 - 46)

Biểu 2.2: Trích giấy tờ làm việc của KTV

2.2.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ

Để xây dựng được chương trình kiểm toán TSCĐ, đầu tiên phải xác định các mục tiêu kiểm toán TSCĐ và có sự đánh giá về HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ.

Mục tiêu kiểm toán TSCĐ bao gồm:

• Tính hiện hữu: TSCĐ hữu hình và vô hình có thực sự tồn tại

• Sở hữu: TSCĐ có thuộc về DN trong khuôn khổ hoạt động của mình hay không

• Tính đầy đủ: Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải có đầy đủ tiêu chuẩn đáp ứng là TSCĐ, việc bán

• Trình bày phân loại: TSCĐ có được phân loại một cách chính xác về nguyên giá , giá trị hao mòn

• Tính nhất quán: Phương pháp tính khấu hao trong kỳ có nhất quán hay không

Căn cứ vào kết quả đánh giá HTKSNB của công ty ABC là hiệu quả hoạt động của hệ thống này ở mức trung bình nên KTV quyết định không dựa vào HTKSNB để thu thập bằng chứng kiểm toán. Sau khi có những thông tin cần thiết về TSCĐ tại công ty ABC, KTV hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ. Đây là tài liệu giúp KTV định hướng được công việc mình cần thực hiện trong quá trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán chu trình TSCĐ tại công ty ABC như sau:

Bảng 2.2: Chương trình kiểm toán tài sản cố định được thực hiện tại công ty ABC

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu

Người thực hiện Kiểm tra chi tiết:

1. Biên bản kiểm kê TSCĐ tại thời điểm khóa sổ

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện…) - Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã

thực hiện để đánh giá mực độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được

- Quan sát hoạt động sx và ghi chép lại các phát hiện về TSCĐ không sử dụng (ngừng sử dụng), trao đổi với khách hàng về vấn đề này

2. Lập bảng tổng hợp theo nhóm các TSCĐ về nguyên giá, KH thể hiện số dư đầu kì, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ

3. So sánh số dư chi tiết đầu kì này với số dư chi tiết cuối kỳ trước, đối chiếu số phát sinh và số dư TSCĐ, KH TSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kế toán tổng hợp và BCTC.

4. Nguyên giá TSCĐ: kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số TSCĐ phát sinh tăng giảm trong năm; thực hiện kiểm tra chi tiết đối với sổ, thẻ, hồ sơ

TSCĐ xem có phù hợp với quy định hiện hành không?

a. TSCĐ hữu hình

- TSCĐ hữu hình tăng: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo

tính chính xác có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị

- Đối chiếu TSCĐ hữu hình tăng trong kì với nguồn vốn tăng tương ứng (nguồn ngân sách, tự bổ sung, nguồn vay…)

b. TSCĐ vô hình

- TSCĐ vô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ vô hình tăng trong kì với nguồn vốn tăng tương ứng

- Đối chiếu số dư cuối kì trên sổ kế toán với Bảng cân đối kế toán và kiểm tra lại trên cơ sở tính toán.

5. Xem xét các tài liệu liên quan để phát hiện các TSCĐ đã được đem ra thế chấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN nhưng vẫn được ghi nhận trên khoản mục TSCĐ

6. Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không?

7. Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lý thì trao đổi với khách hàng.

8. Khấu hao TSCĐ

- Thu thập thông tin về phương pháp KH, tỷ lệ KH, thời gian KH áp dụng cho từng loại TSCĐ

- Kiểm tra để đảm bảo rằng phương pháp KH TSCĐ được áp dụng nhất quán. Thời gian KH TSCĐ phải theo đúng quy định hiện hành hoặc phù hợp với thời gian KH đăng ký áp dụng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong những trường hợp có sự thay đổi về phương pháp

KH, thời gian KH thường cần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTC năm nay

- Kiểm tra để đảm bảo rằng số KH TSCĐ trong kỳ được tính toán theo đứng quy định. Đối chiếu biên bản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng để đảm bảo rằng thời điểm bắt đầu tính KH là hợp lý.

- Kiểm tra cách tính KH TSCĐ tăng, giảm trong kỳ

- Kiểm tra việc phân bổ CP KH phát sinh trong kỳ để đảm bảo rằng CP KH được tập hợp theo đúng mục đích và bộ phận sử dụng TSCĐ

- Đối chiếu thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạt động của DN, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụng hoặc KH hết thì không được tính KH.

- Chỉ ra chênh lệch giữa số KH được tsinh vào CP theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có)

- Thu thập thông tin cần trình bày trên BCTC theo quy định của Chuẩn mực kế toán

9. Kết luận:

- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý

- Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục TSCĐ

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán váo kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w