trường ngành Y
a. Vai trò của người giảng viên trong các trường ngành Y
Cùng với nhiệm vụ to lớn của ngành giáo dục, ngành y tế và vai trò, sứ mạng cao cả của trường đại học, thì người GV trong các trường ngành Y có một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội đó là hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ sinh viên theo mục tiêu mà xã hội và nhà trường đặt ra. Cụ thể các vai trò cơ bản đó là:
- Vai trò nhà giáo: Đây là vai trò truyền thống và tiên quyết. Với vai trò là nhà giáo thì người GV cần phải được trang bị bốn nhóm kiến thức, kỹ năng sau:
+ Thứ nhất, kiến thức chuyên ngành: người GV có kiến thức sâu về chuyên ngành và các môn học mà mình đảm nhận.
+ Thứ hai, kiến thức về chương trình: xây dựng các chương trình, đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa các môn học, đa ngành, đa lĩnh vực để giúp người học phát triển toàn diện và thích nghi với mọi hoàn cảnh khác nhau.
+ Thứ ba, kiến thức và kỹ năng dạy và học: Người GV có kiến thức về phương pháp luận, kỹ thuật dạy học nói chung, dạy và học trong từng chuyên ngành cụ thể, có kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy và học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chuyên ngành trong từng điều kiện cụ thể.
+ Thứ tư, kiến thức về môi trường giáo dục – mục tiêu giáo dục: Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các hoạt động dạy và học. Chỉ khi mỗi giảng viờn hiểu rừ được cỏc sứ mệnh và cỏc mục tiờu chớnh của hệ thống giáo dục và môi trường giáo dục thì việc giảng dạy mới đi đúng định hướng và có ý nghĩa xã hội. Ngoài ra, đây còn là kim chỉ nam cho giảng viên trong quá trình soạn giáo án, giáo trình, lựa chọn phương pháp giảng dạy cho những đối tượng người học khác nhau.
- Vai trò nhà khoa học: Với vai trò nhà khoa học, GV có 3 chức năng cơ bản là nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ và công bố kết quả nghiên cứu.
- Vai trò nhà cung ứng cho xã hội: Với vai trò này xã hội đánh giá cao và kỳ vọng ở người GV, bởi GV cung ứng các dịch vụ cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức kinh tế, văn hóa, cho cộng đồng và cho xã hội thông qua các hoạt động như: tham gia công tác quản lý, tư vấn sinh viên, hướng dẫn thực tập, giới thiệu việc làm, phản biện khoa học, cung cấp thông tin, đưa khoa học đến với đời sống cộng đồng…
- Vai trò thày thuốc: Đa số GV trong các trường ngành Y giảng dạy chuyên môn tốt nghiệp từ các trường Y, Dược. Với đặc thù của đào tạo trong ngành Y là học đi đôi với hành, chú trọng rèn luyện tay nghề thông qua đào tạo lâm sàng, cho nên người GV ngoài việc tham gia quản lý và giảng dạy lâm sàng cho sinh viên thì họ cũng đóng vai trò là người thày thuốc như tham gia công việc chuyên môn (khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, giáo dục sức khỏe…) của cơ sở y tế để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
b. Nhân cách của người giảng viên trong các trường ngành Y
Nghề dạy học và nghề y là hai nghề được coi trọng trong xã hội và được tôn vinh là các nghề cao quý. Trong bất kỳ thời gian nào, không gian nào trên
thày thuốc luôn được khẳng định. GS.Hồ Đắc Di là một người thày thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam, đồng thời là người thày giáo của nhiều thế hệ thày thuốc đã từng nói: “Trong mọi nghề, có lẽ nghề thày thuốc và nghề thày giáo là hai nghề cao thượng nhất. Một mang lại sự sống, một mang lại trí tuệ và cả hai đòi hỏi lương tâm phải trong sạch”. Do đó, những người thày giáo trong các nhà trường Y tế, đào tạo ra những người thày thuốc tương lai lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Rất nhiều người trong số họ mang trên vai hai sứ mệnh người thày - thày giáo và thày thuốc, cho nên nhân cách của họ là nhân cách của người trí thức và có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhân cách của người thày giáo và người thày thuốc.
Nhân cách của con người là tổng hòa của phẩm chất (đạo đức, chính trị, nghề nghiệp), năng lực, trí tuệ, tâm lý … Đối với người giảng viên thì những phẩm chất và năng lực có ý nghĩa nhất là đạo đức nghề nghiệp và năng lực sư phạm.
Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên các trường đào tạo chuyên ngành Y là sự tổng hòa của đạo đức sư phạm và đạo đức y tế, biểu hiện ở lòng yêu nghề, tâm huyết giảng dạy và giáo dục thế hệ sinh viên, yêu thương con người, coi bệnh nhân như người ruột thịt của mình và biết đau cùng nỗi đau của người bệnh.
Năng lực sư phạm của giảng viên các trường đào tạo chuyên ngành Y được thể hiện ở năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Có kiến thức chuyên môn chuyên sâu, đồng thời có nghiệp vụ sư phạm để truyền tải, giảng dạy, hướng dẫn thế hệ sinh viên có kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ của người cán bộ y tế trong tương lai.
Như vậy, để hoàn thiện nhân cách của mình, thì mỗi người thày giáo khoác áo blouse trắng phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu, học tập và tự bồi dưỡng về phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường và xã hội.
1.5.2.2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của GV trường Cao đẳng Căn cứ Luật Giáo dục, Pháp lệnh cán bộ công chức , Điều lệ trường Cao đẳng và quy định chế độ làm việc đối với giảng viên tại Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT…xin được cụ thể hóa tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền lợi của giảng viên giảng dạy bậc cao đẳng như sau:
a. Tiêu chuẩn:
- Giảng viên trường Cao đẳng phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng, sức khỏe tốt và lý lịch bản thõn rừ ràng
- Giảng viên các trường Cao đẳng phải có trình độ từ đại học trở lên phù hợp với các môn học của ngành đào tạo. Những người tốt nghiệp các ngành ngoài sư phạm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi và người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên.
b. Nhiệm vụ:
1. Giảng dạy:
- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học.
- Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, giảng bài, phụ đạo, dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác.
- Hướng dẫn SV kỹ năng học tập, nghiên cứu, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống. Hướng dẫn SV tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ SV để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.
- Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học.
Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước. Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn.
Hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.
- Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.
3. Tham gia công tác quản lý đào tạo của nhà trường.
- Tham gia công tác tuyển sinh của nhà trường.
- Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; cải tiến và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở giáo dục đại học.
- Tham gia các công tác kiêm nhiệm, như: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, công tác đảng, đoàn thể, công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban,…
của nhà trường.
4. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ không những được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Bộ giáo dục và nhà trường, mà mỗi GV phải chủ động, tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết. Qua đó nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GV và cũng là điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển đội ngũ GV ngày càng hoàn thiện và đồng bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo.
c. Quyền của giảng viên:
- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được tham gia nghiên cứu khoa học , ký hợp đồng giảng dạy tại các cở sở giáo dục khác với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo các chế độ chính sách qui định cho nhà giáo: được thi nâng bậc, chuyển ngạch GV, được nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hè, được xét tặng các danh hiệu thi đua….
1.5.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng ngành Y