Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 96)

* Mục tiêu

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho ĐNGV để họ yên tâm công tác, tâm huyết với nghề và gắn bó lâu dài với nhà trường.

Thu hút các cán bộ có trình độ cao về trường công tác.

* Nội dung

- Chăm lo đời sống tinh thần và cải thiện đời sống vật chất cho ĐNGV.

- Xây dựng môi trường cho ĐNGV phát triển.

* Cách thực hiện

♦ Thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần cho ĐNGV

- Phát huy dân chủ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị của GV để họ thoải mái, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường.

- Khen thưởng bằng nhiều hình thức như nâng lương trước thời hạn, tặng giấy khen, thưởng về vật chất…các GV có thành tích cao trong giảng dạy, NCKH và các hoạt động khác để động viên kịp thời cũng như ghi nhận những thành tích của người GV.

- Quan tâm, tạo điều kiện để GV có đủ điều kiện thi nâng ngạch viên chức để đảm bảo quyền lợi cũng như khuyến khích GV phấn đấu.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động vui chơi, giải trí, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao.

- Hàng năm tổ chức cho cán bộ, GV thăm quan, du lịch, giao lưu với các trường bạn.

- Quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong GV, đặc biệt là ĐNGV trẻ

♦ Cải thiện đời sống vật chất, tăng thêm thu nhập chính đáng tương xứng với sức lao động của người GV

- Quản lý tài chính công khai, minh bạch, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tiết kiệm chi.

- Tăng cường nguồn thu trên cơ sở đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp như: Mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa hình thức đào tạo trong đó tăng cường liên kết đào tạo và đào tạo tại chức, tận dụng nguồn thu từ dịch vụ phục vụ ăn uống, trông xe, cho thuê phòng…

- Điều chỉnh định mức chi cho các hoạt động của GV hợp lý, cụ thể: tính chi tiền vượt giờ cho GV theo hệ số lương (theo thông tư số 50/2008/TTLT – BGDĐT-BNV-BTC), chi chế độ coi thi, chấm thi, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, chấm tiểu luận, biên soạn giáo trình…

- Điều chỉnh hệ số lương tăng thêm dựa vào hiệu quả, năng xuất công việc là chủ yếu để khuyến khích ĐNGV làm theo năng lực, hưởng theo lao động.

♦ Xây dựng môi trường cho ĐNGV phát triển trên nguyên tắc ban hành chính sách đãi ngộ hợp lý, thực hiện tốt chế độ, chính sách đảm bảo quyền lợi cho ĐNGV

- Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

- Xây dựng nhà trường thành tập thể đoàn kết, một tổ chức biết học hỏi trong đó mọi thành viên thông hiểu sứ mạng của nhà trường và tự nguyện cam kết thực hiện sứ mạng bằng cách thường xuyên phổ biến, công khai các qui định của ngành và của trường, chế độ, chính sách liên quan đến nghĩa vụ,

- Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả.

- Xây dựng chính sách khuyến khích ĐNGV học tập, bồi dưỡng, NCKH như tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí, miễn giảm giờ chuẩn giảng dạy…

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các lực lượng hưởng lợi từ hoạt động đào tạo của trường như ngành Y tế, gia đình người học, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào hoạt động đào tạo của nhà trường. Cụ thể, huy động ngành Y tế tham gia xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, huy động các lực lượng trên chia sẻ gánh nặng về tài lực, tạo điều kiện tốt nhất về môi trường, phương tiện cho ĐNGV phát huy năng lực trong giảng dạy, NCKH và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân lực có trình độ về trường công tác như tạo điều kiện về chỗ ở, thực hiện chính sách hợp lý hóa gia đình, tạo điều kiện về phương tiện làm việc, hỗ trợ kinh phí…

* Điều kiện thực hiện

- Chủ trương của Đảng và các chính sách của tỉnh, của ngành về chế độ và quyền lợi của GV.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến môi trường làm việc và các điều kiện để ĐNGV phát huy vai trò, tiềm năng cho sự phát triển nhà trường.

- Sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo nhà trường và đội ngũ GV 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Trên đây là 5 biện pháp quản lý để phát triển ĐNGV của trường Cao đẳng Y tế Điện Biên trong giai đoạn hiện nay. Nội dung của các biện pháp này có quan hệ biện chứng, đan xen nhau. Do đó, trong quá trình thực hiện phải tiến hành một cách đồng bộ 5 biện pháp trên.

Để phát triển ĐNGV một cách toàn diện cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như tầm nhìn của nhà trường trong tương

lai, cần thiết phải có nhận thức đúng đắn của lãnh đạo nhà trường và ĐNGV để có ưu tiên đầu tư phát triển ĐNGV một cách hợp lý và sự nỗ lực phấn đấu của mỗi giảng viên.

Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở y tế và nhà trường, đặc biệt là kết hợp về nhân lực để tận dụng trình độ, kinh nghiệm đội ngũ nhân lực 2 bên là biện pháp hữu hiệu để giải quyết đồng thời bài toán thiếu nhân lực y tế, thiếu ĐNGV trong các trường ngành Y với nâng cao chất lượng đào tạo và công tác khám chữa bệnh. Với nhà trường nói riêng, thì biện pháp này sẽ vừa đáp ứng được số lượng GV còn thiếu hụt vừa không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho ĐNGV chuyên môn.

Chất lượng của ĐNGV luôn là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo và sự phát triển nhà trường. Để không ngừng nâng cao chất lượng ĐNGV phải đồng thời tổ chức tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, NCKH, khuyến khích ĐNGV tự bồi dưỡng, giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Đồng thời, quan tâm đến đời sống tinh thần, không ngừng cải thiện, nâng cao dần đời sống vật chất để GV yên tâm công tác, dành thời gian và công sức cho sự nghiệp đào tạo. Chú trọng tạo dựng môi trường lành mạnh cho ĐNGV phát huy trí tuệ, năng lực cho sự phát triển của nhà trường.

3.4. KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Để nhận biết được mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý phát triển ĐNGV mà chúng tôi đề xuất, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 30 người là CBQL và GV của nhà trường.

Để khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý, chúng tôi dùng mẫu phiếu tại phụ lục 03. Kết quả tổng hợp số liệu trong các phiếu được thể hiện qua hai bảng 3.1 và 3.2 dưới đây.

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp phát triển ĐNGV của trường Cao đẳng Y tế Điện Biên TT Các biện pháp

Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất

cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên đối với sự phát triển nhà trường

83,3 16,7 0.0 66,7 20 13,3

2

Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

60 33,3 6,7 86,7 3,3 10

3

Xây dựng quy chế “phối hợp Viện – Trường” về nguồn nhân lực

93,3 6,7 0,0 80 6,7 13,3

4

Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ GV

- Tổ chức các hoạt động nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác đào tạo, BD.

- Đổi mới hoạt động đánh giá.

- Đẩy mạnh công tác NCKH.

90 10 0,0 73,3 20 6,7

5

Tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV

- Chăm lo đời sống tinh thần - Cải thiện đời sống vật chất - Xây dựng môi trường cho đội ngũ GV phát triển

93,3 6,7 0,0 66,7 23,3 10

Bảng 3.2. Điểm trung bình kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi

của các biện pháp phát triển ĐNGV

TT Các biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi Điểm

TB

Xếp bậc

Điểm TB

Xếp bậc

1

Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên đối với sự phát triển nhà trường

2,83 3 2,53 4

2 Hoàn thiện công tác quy hoạch phát

triển đội ngũ giảng viên 2,53 4 2,76 1

3 Xây dựng quy chế “phối hợp Viện –

Trường” về nguồn nhân lực 2,93 1 2,66 2

4

Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:

- Tổ chức các hoạt động nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới hoạt động đánh giá.

- Đẩy mạnh công tác NCKH.

2,90 2 2,66 2

5

Tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ giảng viên

- Chăm lo đời sống tinh thần - Cải thiện đời sống vật chất

- Xây dựng môi trường cho ĐNGV phát triển

2,93 1 2,56 3

Nhận xét:

Từ kết quả khảo ngiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, nhận thấy các biện pháp đưa ra đều được đánh giá tương đối cao về mức độ cần thiết và tính khả thi.

Biện pháp có điểm trung bình về tính cần thiết cao nhất là 2,93 và thấp nhất là 2,53 chứng tỏ các biện pháp rất phù hợp và cần thiết với tình hình thực tế của nhà trường, đáp ứng phần nào yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển ngành Y tế.

Biện pháp có điểm trung bình về tính khả thi cao nhất là 2,76 và thấp nhất là 2,53.

Điều đó cho thấy các biện pháp nêu trên có thể ứng dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý phát triển ĐNGV của trường Cao đẳng Y tế Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

Điểm trung bình về tính cần thiết cao hơn điểm trung bình về tính khả thi. Tuy nhiên không phải biện pháp nào có tính cần thiết cao thì tính khả thi cũng cao, như biện pháp 5 tính cần thiết xếp thứ nhất nhưng tính khả thi xếp thứ 3, điều đó cho thấy việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn để đạt kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có năng lực quản lý của Ban Giám hiệu và sự đồng thuận, tích cực của cán bộ, GV nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển ĐNGV trong các nhà trường đào tạo ngành Y. Đồng thời, nghiên cứu, đánh giá thực trạng về ĐNGV và thực trạng công tác quản lý phát triển ĐNGV của trường Cao đẳng Y tế Điện Biên, chúng tôi đã đề xuất ra 5 biện pháp phát triển ĐNGV của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, tương hỗ nhau và được các cán bộ QL, GV của nhà trường đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Do vậy, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp này với sự quyết tâm và đồng thuận của toàn thể cán bộ, GV nhà trường chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w