* Mục tiêu
Để xây dựng được một ĐNGV có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức nhà giáo cũng như Y đức của người thày thuốc, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành GD&ĐT và ngành Y tế.
* Nội dung
♦ Một là, tổ chức các hoạt động nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho ĐNGV:
- Tăng cường phổ biến về yêu cầu phẩm chất đạo đức nhà giáo và tăng cường nhận thức cho GV luôn giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức nhà giáo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về nội dung y đức và các tiêu chuẩn phấn đấu về y đức cho ĐNGV chuyên môn
♦ Hai là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn
- Đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho ĐNGV đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Bồi dưỡng cho ĐNGV kiến thức về lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, chuyên môn và các nội dung liên quan khác.
- Khuyến khích ĐNGV tự học tập, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.
♦ Ba là, đổi mới hoạt động đánh giá GV
- Lập kế hoạch đánh giá GV theo tháng, học kỳ và năm học - Xây dựng tiêu chí cơ bản đánh giá GV về các mặt:
+ Thực hiện quy chế chuyên môn + Hiệu suất giảng dạy
+ Hiệu suất NCKH.
- Đổi mới hình thức đánh giá GV bằng cách triển khai và kết hợp các kênh đánh giá GV từ SV, từ đồng nghiệp, từ cấp trên trực tiếp, từ hội đồng thi đua khen thưởng của trường và tự đánh giá.
- Sử dụng kết quả đánh giá làm căn cứ cho khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng.
♦ Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
- Tăng cường bồi dưỡng cho ĐNGV về phương pháp NCKH.
- Tạo các điều kiện thuận lợi về kinh phí, nhân lực cơ sở vật chất để triển khai và đẩy mạnh hoạt động NCKH theo từng năm học.
- Khuyến khích các GV và tập thể tìm kiếm, tham gia các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp bộ để nâng cao năng lực NCKH.
* Cách thực hiện
♦ Tổ chức các hoạt động nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho ĐNGV:
- Tổ chức các buổi học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết về đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập, về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và ĐNGV các trường Cao đẳng nói riêng.
- Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động của Bộ GD&ĐT, xây dựng chủ đề năm học cùng với việc ban hành những quy định riêng của nhà trường và có sự cam kết thực hiện của GV. Cụ thể, tiếp tục thực hiện phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội” , “ Đổi
mới quản lý giáo dục đại học”….qua đó giúp cho GV có nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của người GV trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , trong xu thế hội nhập giáo dục...
- Phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức các buổi học tập, tìm hiểu về quy chế chuyên môn của bệnh viện, tiêu chuẩn phấn đấu về y đức cho ĐNGV giảng dạy chuyên môn. Tổ chức các hội thảo hoặc lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đoàn thể về Y đức và giáo dục Y đức trong nhà trường để mọi GV nhận thức rừ vai trũ của mỡnh trong việc tham gia trực tiếp hoặc giỏn tiếp cỏc dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Qua đó, mỗi GV sẽ tự xác định được cho mình các yêu cầu cần thiết về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Tổ chức các cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , “Noi gương Bác sỹ - Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm” để phát động phong trào sâu rộng trong toàn trường.
- Quan tâm, bồi dưỡng, phát triển Đảng viên trẻ là GV, tổ chức sinh hoạt Đảng đều đặn, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
♦ Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV theo từng năm học trên cơ sở đánh giá và phân loại trình độ, năng lực chuyên môn của GV. Yêu cầu mỗi GV phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho mình. Trưởng các Khoa, Bộ môn phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các GV mà mình phụ trách.
- Cử các GV chưa đạt trình độ chuẩn (chưa có bằng chuyên môn từ Đại học trở lên) đi đào tạo nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức như chính quy, tại chức, chuyên tu…
- Tạo điều kiện và khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, học tập để đủ các điều kiện nâng ngạch, chuyển ngạch …
- Cử GV mới tuyển dụng tham gia bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Mời các chuyên gia của Vụ khoa học và đào tạo – Bộ Y tế bồi dưỡng cho ĐNGV
chỉ giáo dục đại học cho toàn bộ ĐNGV để trang bị, củng cố các kỹ năng, phương pháp giáo dục đại học.
- Quan tâm đến các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho ĐNGV như cử GV tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn giáo trình, xây dựng chương trình chi tiết, kiểm định chất lượng đào tạo…
- Tổ chức các buổi hướng dẫn GV sử dụng thành thạo mạng LAN, khai thác các tiện ích của tin học vào thiết kế và thực hiện bài giảng, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại…
- Tổ chức tại trường các lớp học ngoại ngữ về giao tiếp, chuyên ngành và khuyến khích, tạo điều kiện cho các GV tham gia.
- Cử GV kiêm nhiệm công tác phụ trách phòng, khoa, bộ môn tham gia bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, lý luận chính trị.
♦ Chỉ đạo đổi mới hoạt động đánh giá GV
- Vào đầu mỗi năm học xây dựng kế hoạch cụ thể đánh giá GV, đồng thời xây dựng và phổ biến các tiêu chí đánh giá toàn diện GV về phẩm chất và năng lực.
- Tổ chức cho SV đánh giá GV về nội dung giảng dạy, khả năng sư phạm, thực hiện quy chế chuyên môn ngay sau khi kết thúc học phần.
- Hội đồng thi đua, khen thưởng phải sử dụng kết quả đánh giá của SV kết hợp với tự đánh giá, đánh giá từ GV khác và cán bộ quản lý để bình xét, xếp loại lao động hàng tháng và mỗi học kỳ, mỗi năm học.
- GV chuyên môn có tham gia giảng dạy thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế có thêm phần đánh giá của cán bộ y tế phụ trách khoa về thực hiện quy chế quản lý SV và quy chế bệnh viện.
- Chỉ đạo các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn thường xuyên kiểm tra giáo án, thực hiện quy chế chuyên môn, dự giờ bình giảng các GV trong khoa, trong bộ môn.
- Chỉ đạo Phòng đào tạo kiểm tra đột xuất và định kỳ việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV toàn trường.
- Tổ chức hội thi GV dậy giỏi cấp trường hàng năm, qua đó đánh giá chính xác năng lực giảng dạy của mỗi GV, đồng thời khen thưởng kịp thời để khuyến khích GV luôn sáng tạo và chú ý đổi mới phương pháp dạy học.
♦ Triển khai và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Tổ chức cho GV được bồi dưỡng về năng lực NCKH như mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp NCKH, tổ chức các hội thảo khoa học cấp khoa, cấp trường, định hướng các nội dung NCKH, cử GV tham gia các hội thảo khoa học ….
- Lập kế hoạch và triển khai hoạt động NCKH theo từng năm học. Giao nhiệm vụ NCKH cho GV theo hình thức qui đổi ra giờ chuẩn giảng dạy. Có thể phân công từng nhóm 3 – 5 GV / 1 đề tài KH/ năm học để tạo điều kiện cho GV học hỏi lẫn nhau và đảm bảo 100% GV tham gia NCKH. Cuối mỗi năm học có đánh giá chất lượng hoạt động NCKH và tổng kết rút kinh nghiệm.
- Khuyến khích SV tham gia NCKH, qua đó thúc đẩy GV tự bồi dưỡng năng lực NCKH cho bản thân
- Xây dựng kinh phí cho hoạt động NCKH để hỗ trợ, khen thưởng, động viên trong công tác NCKH.
- Khuyến khích các GV và tập thể tìm kiếm, tham gia các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp bộ để nâng cao năng lực NCKH và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học của tỉnh và trong nước.
- Tăng cường sự phối hợp với các cơ sở y tế trong việc triển khai, nghiệm thu các thành quả NC về khoa học sức khỏe và ứng dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong địa phương.
* Điều kiện thực hiện
- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường.
- ĐNGV nhận thức sâu sắc về vị trí, tiêu chuẩn, nghĩa vụ và quyền lợi của người GV và luôn có ý thức rèn luyện phẩm chất và nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
- Văn bản cụ thể quy định về chế độ, chính sách đối với những người đi đào tạo, bồi dưỡng, NCKH.
- Có một khoản kinh phí hợp lý dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và NCKH.
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ