CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SME
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan giám
sát về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Một khung pháp lý chặt chẽ, và phù hợp tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, để thị trường minh bạch, công bằng hơn. Sự chuyển biến tích cực đó có tác động trở lại làm cho nhà đầu tư lạc quan trong kinh doanh, đầu tư nhiều hơn dẫn đến việc thị trường ổn định và tăng trưởng.
Có hiệu lực từ ngày 01/08/2011, thông tư 74/2011/TT-BTC của bộ tài chính hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, tại Điều 11 quy định: Giao dịch ký quỹ chứng khoán, làm minh bạch hơn về vấn đề giao dịch ký quỹ đang được triển khai tại hầu hết các công ty chứng khoán nhưng chưa có hành lang phỏp lý rừ ràng. Gõy rủi ro cho nhà đầu tư, rủi ro đối với cụng ty chứng khoỏn khi có khiếu kiện xảy ra.
Văn bản pháp quy khi được đưa ra cần có cơ quan tổ chức giám sát thị trường chặt chẽ tránh trường hợp giá chứng khoán bị một số cá nhân cố tình tạo cung cầu ảo, đẩy thị giá chứng khoán lên cao sau đó trục lợi gây hoang mang trong giới đầu tư như trong năm 2010 nổi lên cổ phần PVA - Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Nghệ An giá tăng đến 118 nghìn đồng, hiện nay chỉ còn hơn 10 nghìn đồng.
3.4.2. Ngân hàng nhà nước nên cho phép triển khai cho vay chứng khoán với tỷ lệ hợp lý đối với ngân hàng thương mại
Với mục tiêu giảm Tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư nợ đạt tỷ lệ 22% trước ngày 30/6/2011 và xuống 16% vào cuối năm 2011, các ngân hàng đang từng bước thương lượng với khách hàng để thu hồi nợ. Tuy nhiên, không ít ngân hàng nhỏ và vừa cho biết, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng khó có thể về kịp thời hạn cho phép.
Trong nội dung Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành đầu tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, có đến 24 ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất chiếm từ 26% trở lên trên tổng dư nợ. Vì thế, các ngân hàng này phải bằng mọi cách đưa về mức 22% trước ngày 30/6/2011.
Việc nới nỏng chỉ thị này có tác động ngay trong ngắn hạn nhằm cứu thị trường suy giảm thanh khoản như hiện nay khi dòng vốn chứng khoán liên tục bị rút ra khỏi thị trường, thanh khoản trên hai Sở giao dịch chứng khoán ở mức rất thấp và sẽ có tác động trong lâu dài.
3.4.3. Chính phủ, bộ tài chính nên có cơ quan tạo lập và ổn định thị trường phía sau UBCKNN
Bàn tay can thiệp của chính phủ sẽ ổn định thị trường khi bị suy giảm quá mạnh do yếu tố tâm lý đám đông tác động. Và giúp giảm nhiệt thị trường khi tăng quá nóng. Điều này sẽ tạo lòng tin cho nhà đầu tư và phát triển tốt kênh huy động vốn cho nền kinh tế Việt Nam. Nên cho phép thành lập một vài định chế tài chính có nguồn vốn lớn, được ưu đãi về lãi suất để có thể tham gia bình ổn thị trường. Các công ty chứng khoán hiện nay trên thị trường với số vốn hạn chế. Việc bình ổn và tạo lập thị trường không thể thực hiện được trên quy mô rộng mà thực tế chỉ mới manh nha ở một vài mã cổ phiếu.
3.4.4. Phát triển công cụ phái sinh
Các công cụ chứng khoán phái sinh có những đặc tính hấp dẫn. Nhưng thị trường Việt Nam chưa xuất hiện. Để chuẩn bị cho sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh UBCK NN cần nghiên cứu, đầu tư và có giải pháp công nghệ. Hạ tầng công nghệ là yếu tố then chốt khi phát triển công cụ pháp sinh như hệ thống trung tâm lưu ký chứng khoán, hệ thống thanh toán bù trừ….Như vậy, sẽ có nhiều lựa chọn trong hoạt động tự doanh của công ty.
3.4.5. Giảm thời hạn thanh toán giao dịch mua bán chứng khoán
Thanh toán giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường theo T+3, chứng khoán chiều ngày T+3 mới về tài khoản khách hàng. Vì vậy, khả năng chủ động mua bán của nhà đầu tư bị hạn chế, tốc độ quay vòng vốn trên thị trường chậm. Nếu giảm thiểu giao dịch T+ xuống thì nhà đầu tư sẽ chủ động hơn trong mua/bán chứng khoán.
Tóm lại những kiến nghị đưa ra là đều nhằm mục tiêu ổn định thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thông qua việc tác động vào nhà đầu tư, vào trực tiếp thị trường, các công ty chứng khoán.