1.3.1. Định nghĩa quỹ đầu tư chỉ số:
Quỹ đầu tư chỉ số là quỹ đầu tư quản lí danh mục đầu tư bám sát chỉ số chứng khoán đã được xác định trước. Quỹ đầu tư chỉ số là một cách đa dạng hóa rủi ro trong đầu tư tài chính bằng cách đầu tư vào nhiều chứng khoán khác nhau để loại trừ rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán riêng lẻ. Rủi ro và mức sinh lợi của quỹ đầu tư chỉ số sẽ tương đương với mức sinh lợi và rủi ro của chỉ số chứng khoán. Quỹ đầu tư chỉ số mang tính ổn định do hầu như quỹ chỉ số không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh danh mục đầu tư khi chỉ số chứng khoán có sự thay đổi lớn.
Việc xây dựng chỉ số chứng khoán làm tiêu chuẩn đóng vai trò không thể thiếu để đảm bảo cho sự thành công của quỹ đầu tư chỉ số. Số lượng chứng khoán trong một chỉ số phải đủ lớn và bao gồm các doanh nghiệp ở nhiều ngành công
nghiệp để đảm bảo tính đa dạng, phân tán rủi ro vào nhiều ngành nghề kinh doanh.
Mặt khác, số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch (free float) phải đủ lớn về cả khối lượng và giao dịch hàng ngày. Bởi vì, khi quỹ chỉ số mua vào và bán ra cổ phiếu quá ít giao dịch để bám sát chỉ số thì sẽ bị thiệt hại do làm thay đổi cung cầu cổ phiếu trên thị trường.
Phân biệt giữa quỹ đầu tư chỉ số và quỹ đầu tư khác:
Quỹ đầu tư chỉ số là một dạng của quỹ đầu tư. Khác với các dạng quỹ đầu tư khác, quỹ đầu tư chỉ số lấy mục tiêu bám sát chỉ số chuẩn làm phương châm hoạt động.
Quỹ đầu tư chỉ số đăng kí kinh doanh tại cơ quan quản lý thị trường chứng khoỏn (cũn gọi là ủy ban chứng khoỏn tựy cỏch gọi của từng nước) phải xỏc định rừ chỉ số lấy làm chuẩn. Sai số giữa hoạt động của quỹ và chỉ số được khống chế bởi một tỉ lệ (chẳng hạn 5%).
Về mặt pháp lý: mục tiêu bám sát chỉ số chứng khoán và loại chỉ số chứng khoán phải được khẳng định tại điều lệ quỹ, tại các bản công bố thông tin, bản giới thiệu hoạt động quỹ gởi đến nhà đầu tư. Quỹ chỉ số dạng mở do một công ty quản lý lập nên và một công ty quản lý quỹ có thể điều hành một hoặc nhiều quỹ đầu tư.
Quỹ chỉ số dạng ETF có thể do một công ty quản lý quỹ lập nên hoặc được tổ chức dưới dạng một công ty đầu tư.
Về cách thức vận hành: quỹ đầu tư chỉ số chỉ tồn tại dưới dạng quỹ mở hoặc quỹ ETF. Quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng cho dù danh mục đầu tư của quỹ tương tự như danh mục của chỉ số mà quỹ lấy làm chuẩn cũng không thể gọi là quỹ chỉ số được do nhà đầu tư rất khó mua và bán chứng chỉ quỹ với giá tương đương tài sản ròng đơn vị chứng chỉ quỹ. Giá giao dịch của quỹ đóng là do cung cầu chứng chỉ quỹ trên thị trường quyết định. Quỹ đóng không có cơ chế tự điều chỉnh để giá giao dịch tương đương với tài sản ròng đơn vị quỹ của quỹ. Quỹ đóng có thể tồn tại dưới dạng quỹ thành viên (số lượng nhà đầu tư góp vốn vào quỹ bị giới hạn) hoặc quỹ đại chúng (khi số lượng nhà đầu tư góp vốn vào quỹ vượt qua một con số mà
luật chứng khoán mỗi quốc gia quy định). Do vậy, quỹ thành viên và quỹ đại chúng dạng đóng không thể là quỹ đầu tư chỉ số.
Khác với việc quản lý danh mục đầu tư, quỹ đầu tư chỉ số ngoài việc thiết lập danh mục đầu tư bám theo chỉ số chuẩn còn phải đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ra chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư với giá tương tự giá trị tài sản ròng của quỹ.
1.3.2. Phân loại quỹ đầu tư chỉ số theo hình thức pháp lý:
Căn cứ theo tiêu chí cách thức phát hành và giao dịch chứng chỉ quỹ, quỹ đầu tư chỉ số chỉ tồn tại dưới hai dạng: quỹ mở hoặc quỹ ETF. Quỹ chỉ số không tồn tại ở dạng đóng cho dù có thể niêm yết trên SGDCK vì nhược điểm giá giao dịch thường cách biệt với tài sản ròng một chứng chỉ quỹ nên không bám sát chỉ số thị trường.
1.3.2.1. Quỹ đầu tư chỉ số dạng mở (open-end fund):
Quỹ đầu tư theo chỉ số dạng mở là quỹ đầu tư dạng mở quản lí danh mục đầu tư bám sát chỉ số chứng khoán đã được xác định trước. Quỹ đầu tư dạng mở mua lại chứng chỉ quỹ đã phát hành với giá tương đương tài sản ròng đơn vị chứng chỉ quỹ (do thực tế giao dịch thường phát sinh phí giao dịch) với giá được xác định vào cuối ngày.
Đối với chứng chỉ quỹ mở, công ty quản lý quỹ mua vào hoặc phát hành chứng chỉ quỹ theo yêu cầu của nhà đầu tư với giá giao dịch là giá trị tài sản ròng của quỹ (phần khác biệt là phí giao dịch). Tuy nhiên, điểm hạn chế đối với quỹ mở là không thể niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán.
1.3.2.2. Quỹ đầu tư chỉ số dạng ETF (exchange traded fund):
Quỹ đầu tư chỉ số dạng ETF là quỹ đầu tư được niêm yết có danh mục đầu tư tương tự như danh mục đầu tư của danh mục chứng khoán được chọn để xác định chỉ số chứng khoán thị trường, trong đó quỹ chỉ giao dịch chứng chỉ quỹ theo khối lớn với nhà phân phối, trong khi chứng chỉ quỹ theo lô lẻ được giao dịch hàng ngày trên các Sở giao dịch chứng khoán.
Đối với quỹ ETF tại Hoa Kỳ, SEC quy định sai số giữa hoạt động của quỹ và chỉ số là 5%.
Về mặt pháp lý: quỹ ETF hình thành dưới dạng quỹ mở hoặc quỹ UIT (unit investment trust). UIT là dạng công ty đầu tư mua và nắm giữ lượng chứng chỉ quỹ cho đến khi ngừng hoạt động. UIT thường phát hành một lần tất cả chứng chỉ quỹ ra công chúng. Khi quỹ UIT được thành lập, nó cũng định trước ngày giải thể. UIT không có giao dịch danh mục đầu tư mặc dù cho phép thay đổi danh mục trong điều kiện bất thường. Chứng chỉ UIT có thể được mua lại vào bất kì ngày giao dịch nào, tương tự như quỹ mở. UIT chào danh mục cố định, chi phí thấp và thời gian hoạt động bị giới hạn.
Cơ chế hoạt động của quỹ ETF và tác động đối với giá giao dịch:
Đối với quỹ ETF, việc cho phép các nhà phân phối mua và bán “đơn vị khởi tạo” (thường là 50.000 chứng chỉ quỹ) cho quỹ ETF và chia nhỏ “đơn vị khởi tạo”
để giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán làm cho giá giao dịch chứng chỉ quỹ gần sát với giá trị tài sản ròng đơn vị chứng chỉ quỹ ETF.
Quỹ đầu tư
Danh mục chứng khoán/
tiền
Đơn vị khởi tạo
Nhà phân phối được cấp phép
Nắm giữ chứng chỉ quỹ
Giao dịch chứng chỉ quỹ trên SGDCK
Nhà đầu tư cá nhân
Hình 1.1. Quá trình tạo ra đơn vị khởi tạo và phân phối chứng chỉ quỹ ETF Nếu giá giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán thấp hơn giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ, nhà phân phối mua gom chứng chỉ ETF trên sàn giao dịch để đủ “đơn vị khởi tạo” và đổi “đơn vị khởi tạo” lấy chứng khoán trong danh mục nhằm kinh
doanh chênh lệch giá (arbitrage) để kiếm lợi. Hoạt động này làm tăng cầu chứng chỉ ETF và đẩy giá giao dịch tiến gần giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ.
Ngược lại, giá giao dịch chứng chỉ ETF cao hơn giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ, nhà phân phối mua “đơn vị khởi tạo” từ quỹ ETF và chia nhỏ “đơn vị khởi tạo”
thành nhiều chứng chỉ ETF bán lẻ cho các nhà đầu tư riêng lẻ thông qua thị trường thứ cấp để thu lợi. Hoạt động này làm tăng cung chứng chỉ ETF và đẩy giá ETF rớt xuống gần giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ.
Nhờ cơ chế này mà quỹ ETF có thể được niêm yết trên các Sở giao dịch mà giá giao dịch trên thị trường sẽ luôn xấp xỉ với giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV).
Quỹ ETF thừa hưởng lợi thế của quỹ mở (giá giao dịch gần giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ) và lợi thế của quỹ đóng (có thể niêm yết trên sàn giao dịch).
1.3.2.3. So sánh giữa quỹ đầu tư chỉ số dạng mở và dạng ETF:
Quỹ đầu tư chỉ số ETF có nhiều ưu điểm hơn so với quỹ đầu tư chỉ số dạng mở về tính linh hoạt trong việc giao dịch, phí giao dịch và phí quản lý quỹ, lợi thế về thuế.
Lợi thế cơ bản đầu tiên của quỹ ETF cho nhà đầu tư là tạo tính linh hoạt trong giao dịch chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư có thể giao dịch chứng chỉ quỹ ETF bằng cách đặt lệnh tại các công ty môi giới chứng khoán để chuyển lệnh vào Sở giao dịch chứng khoán tương tự như cách thức giao dịch cổ phiếu niêm yết. Đối với quỹ đầu tư dạng mở, nhà đầu tư mua và bán lại chứng chỉ quỹ trực tiếp với quỹ. Đối với quỹ ETF, nhà đầu tư cá nhân không thể bán lại chứng chỉ quỹ mà chỉ có thể giao dịch trên thị trường. Chỉ những tổ chức phân phối mới có thể mua và bán lại từng đơn vị khởi tạo với quỹ ETF.
Đối với quỹ đầu tư dạng mở, nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch vào cuối ngày.
Khi thị trường đảo chiều và đi xuống, nhà đầu tư không thể thoát ra cho đến cuối ngày. Đối với ETF, nhà đầu tư có thể giao dịch bất kì thời điểm nào trong ngày.
Thứ hai, giá thực hiện giao dịch là điểm khác biệt giữa quỹ chỉ số mở và ETF. Giá thực hiện giao dịch của quỹ mở là giá tương lai “forward priced”, nghĩa là dù nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng chỉ quỹ trong ngày, nhưng tất cả lệnh
4
nhận được trong ngày sẽ thực hiện cùng một giá – giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ vào lúc 4 giờ chiều lúc SGDCK đóng cửa. Các nhà đầu tư mua bán chứng chỉ quỹ ETF tại thời điểm khác nhau của một ngày có thể nhận được giá khác nhau và giá này có thể đôi chút khác biệt với giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ ETF vào cuối ngày giao dịch. Quỹ ETF là thừa hưởng lợi thế của quỹ mở (giá giao dịch gần giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ) và lợi thế của quỹ đóng (có thể niêm yết trên SGDCK).
Lợi thế thứ ba của quỹ chỉ số ETF là lợi thế về thuế. Nhiều quỹ ETF hoãn và giảm thuế từ lợi nhuận do chênh lệch giá chuyển nhượng từ việc mua lại (redeemption) bằng cách cho cổ phiếu giá thấp được mua lại trước.
Lợi thế thứ tư của quỹ ETF là công khai thông tin nhiều hơn quỹ mở. Quỹ ETF phải có điều lệ và bản công bố thông tin, bản giới thiệu tóm tắt thông tin chính về quỹ ETF. Phí hoạt động và phí thường niên cũng phải được công khai trong bản công bố thông tin. Không những thế, quỹ ETF phải cung cấp danh mục chứng khoỏn trong danh mục quỹ, chỉ số làm chuẩn và cỏch tớnh chỉ số (trong đú nờu rừ quyền số của chỉ số lấy theo số cổ phiếu niêm yết hoặc số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch) liên tục nhiều lần trong ngày. Đối với quỹ mở, danh mục đầu tư được công khai 6 tháng/lần.
Lợi thế thứ năm của quỹ chỉ số ETF so với quỹ chỉ số mở là tiết kiệm chi phí giao dịch và chi phí quản lý do chỉ tập trung vào việc điều hành quỹ, giảm chi phí liên quan đến việc mua và bán chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Quỹ ETF đơn giản hóa các loại phí chỉ còn phí quản lý và hoa hồng. Trong khi đó, quỹ mở tính nhiều loại phí đối với nhà đầu tư (Xem Bảng 1.2 và Phụ lục 3).
Lợi thế thứ sáu của quỹ ETF là bán khống chứng chỉ quỹ: Nhà quản lý quỹ mở và nhà đầu tư vào quỹ mở không thể bán khống danh mục nắm giữ của quỹ.
Ngược lại, nhà đầu tư có thể bán khống chứng chỉ quỹ ETF.
Thứ bảy, về quyền chọn: Đối với quỹ mở, không có quyền chọn nhưng đối với ETF thì có thể sử dụng quyền chọn.
Thứ tám, về việc sử dụng đòn bẩy tài chính: quỹ mở thì không sử dụng đòn bẩy. Ngược lại, ETF giao dịch tương tự như cổ phiếu, nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy theo mức độ mà nhà môi giới chứng khoán cho phép.
Nhược điểm của quỹ ETF là phải có nhà phân phối luôn phối hợp để tạo thị trường và điều chỉnh giá giao dịch quỹ trên SGDCK sao cho gần sát với giá trị tài sản ròng đơn vị chứng chỉ quỹ.
Nhìn chung, các nước đang phát triển cũng vận dụng khung lý thuyết về quỹ đầu tư chỉ số của Mỹ. Ở các nước đang phát triển hiện nay đã có các hoạt động của quỹ đầu tư chỉ số như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…
Ngoài quỹ đầu tư chỉ số bám sát chỉ số như đã phân tích còn có quỹ chỉ số biến thể (alternative fund) được phân tích tại Phụ lục 2.
Bảng 1.2: So sánh các loại phí giữa quỹ mở và quỹ ETF Loại quỹ Mua chứng chỉ
quỹ
Sở hữu chứng chỉ quỹ Bán chứng chỉ quỹ
Quỹ mở - Phí đầu vào (front-end load) - Phí mua (purchase fee)
- Phí phân phối (Distribution fee) - Phí dịch vụ tư vấn (shareholder service fee) - Phí tài khoản (account fee)
- Phí quản lý (management fee)
- Phí khác (other expenses)
- Phí đầu ra (back-end load) - Phí trao đổi quỹ (exchange fee) - Phí thu hồi (redemption fee)
Quỹ ETF Hoa hồng (commission)
Phí quản lý (management fee)
Hoa hồng (commission) 1.3.4. Phân loại quỹ đầu tư chỉ số theo tiêu chí chỉ số:
1.3.4.1. Theo tiêu chí thành phần của chỉ số:
Theo tiêu chí chứng khoán vốn hoặc nợ thì quỹ đầu tư chỉ số được chia thành hai dạng quỹ đầu tư chỉ số cổ phiếu và quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu.
Quỹ chỉ số cổ phiếu là dạng chỉ số thông dụng nhất do dễ quản lý, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Cổ phiếu là chứng nhận trên giấy hoặc dữ kiện điện tử ghi nhận vốn góp của nhà đầu tư vào công ty. Cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành, không có ngày đáo hạn và nhà đầu tư cổ phiếu chỉ giới hạn trách nhiệm trong phạm vi số vốn vào công ty.
Quỹ chỉ số trái phiếu phân loại bởi thời điểm đáo hạn và rủi ro tín dụng. Việc quản lí quỹ trái phiếu khó hơn quỹ cổ phiếu do phần lớn chỉ số trái phiếu không được thiết kế để làm chuẩn cho quỹ đầu tư chỉ số và do sự thiếu thanh khoản của trái phiếu, nhà quản lí quỹ trái phiếu thường dùng phương pháp chọn mẫu. Chọn mẫu là phương pháp toán học phân loại mỗi chỉ số thành các tiêu chí khác nhau:
ngành công nghiệp, quy mô phát hành, hệ số tín nhiệm, thời gian đáo hạn và lãi hàng năm.
Theo tiêu chí phong cách đầu tư: Quỹ đầu tư chỉ số được phân chia thành quỹ đầu tư chỉ số tăng trưởng (growth), quỹ đầu tư chỉ số giá trị (value) hoặc quỹ đầu tư chỉ số trung dung (core).
Theo tiêu chí quy mô công ty: Quỹ đầu tư chỉ số được chia thành quỹ đầu tư chỉ số công ty lớn, công ty vừa, công ty nhỏ.
1.3.4.2. Theo tiêu chí khu vực địa lý:
Đối với các chứng khoán niêm yết ngoài nước sở tại và niêm yết bằng đồng ngoại tệ thì việc xây dựng và tính toán chỉ số phải tính đến yếu tố tỉ giá hối đoái và giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Chỉ số quốc tế (international index) phản ánh biến động giá chứng khoán tại các quốc gia ngoài nước sở tại.
Chỉ số toàn cầu (global index) phản ánh biến động giá chứng khoán ở phạm vi rộng nhất - phạm vi toàn cầu.
Chỉ số khu vực (regional index) phản ánh biến động giá chứng khoán ở một khu vực địa lý như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ Latinh, liên minh Châu Âu.
Chỉ số của các nước phát triển (developed market index) phản ánh biến động giá chứng khoán tại các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.