1.2.1. Khái niệm chỉ số chứng khoán:
Chỉ số chứng khoán là chỉ tiêu thống kê dùng để tổng hợp những thay đổi về giá trong nhóm danh mục (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được chọn lọc để đại diện một phân khúc của thị trường. Sự khác biệt chính giữa các chỉ số là danh mục chứng khoán nắm giữ và cách tính tỉ trọng.
Chỉ số phải bao gồm:
- Cách chọn các chứng khoán trong một chỉ số
- Qui tắc tính toán các quyền số trong một chỉ số (trọng số theo giá trị vốn hóa của thị trường, theo giá chứng khoán, trọng số như nhau)
- Qui tắc để duy trì chỉ số khi các thành phần chỉ số thay đổi
Các chỉ số của nhà cung cấp chỉ số khác nhau được xây dựng rất khác nhau từ phương pháp luận, cách thức tính toán chỉ số và sự lựa chọn chứng khoán để đưa vào tính toán. Các chứng khoán được lựa chọn theo các tiêu chuẩn (tiêu chuẩn này có thể được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện) như S&P, Citigroup, Lehman, MSCI, Russell và Wilshire sử dụng để phân vào các chỉ số theo quy mô về giá trị thị trường, tính thanh khoản, kiểu tăng trưởng hoặc kiểu giá trị, theo ngành kinh doanh hoặc nơi mà chứng khoán niêm yết. Ngoài ra, chỉ số thường được tiến hành điều
chỉnh định kỳ như tỉ lệ chứng khoán sẵn sàng giao dịch, thay đổi trong định nghĩa về tiêu chuẩn chọn lựa chứng khoán.
1.2.2. Phương pháp tính toán chỉ số:
1.2.2.1. Phương pháp bình quân số học giản đơn:
I
∑ P
j
n
I: chỉ số cổ phiếu
∑Pj: tổng giá cổ phiếu n: số loại cổ phiếu
Chỉ số được tính bằng cách lấy trung bình giá chứng khoán. Cách tính này dùng trong chỉ số Dow Jones Industrial Average - DJIA, Nikkei Stock Average.
Ưu điểm: đơn giản, thích hợp với giai đoạn đầu khi máy vi tính còn đắt tiền và tốc độ xử lý chậm.
Nhược điểm:
Thứ nhất, mọi công ty dù nhỏ hoặc lớn đều có ảnh hưởng như nhau đối với chỉ số. Nghĩa là 1.000 đồng tăng lên của một cổ phiếu có giá 10.000 đồng/cổ phiếu cũng có cùng tác dụng như sự tăng lên 1.000 đồng của một cổ phiếu có giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý của chỉ số giá cổ phiếu và giá trị thị trường. Ví dụ: Công Ty A có giá trị vốn hóa thị trường là 100 tỷ đồng và cổ phiếu giao dịch ở mức giá 10.000 đồng/cổ phần. Công Ty B có giá thị trường là 100 tỷ đồng và cổ phiếu giao dịch ở mức giá 100.000 đồng/cổ phần. Theo phương pháp tính bình quân không trọng số thì chỉ số giá của 2 loại cổ phiếu này là 110 (100+10). Giá trị thị trường của 2 công ty là 200 tỷ đồng (100 tỷ đồng + 100 tỷ đồng). Sau một năm, giá cổ phiếu tăng từ 10.000 đồng lên 20.000 đồng làm tổng giá trị vốn hóa thị trường tăng từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Trong thời gian này, Công ty B có giá cổ phiếu đứng yên ở mức 100.000 đồng và giá trị vốn hóa thị trường vẫn như cũ là 100 tỷ đồng. Sự bất hợp lý của phương pháp tính chỉ số bình quân số học giản đơn xuất hiện: Giá trị vốn hóa thị trường của cả 2 công ty tăng từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng (tăng 50%) nhưng chỉ số bình quân số học giản đơn
tăng từ 110 lên 120 (tăng 9%). Nói cách khác, chỉ số bình quân số học giản đơn phản ánh thay đổi giá chứng khoán mà không phản ánh sự thay đổi giá trị vốn hóa của danh mục chuẩn.
Thứ hai, cách tính này chưa phản ánh việc thực hiện các quyền (cổ tức, cổ phiếu thưởng), tăng vốn, mua cổ phiếu quỹ, thay thế chứng khoán.
Để phản ánh đầy đủ việc so sánh chỉ số qua các thời kỳ chỉ phản ánh sự thay đổi của giá, công thức sau đây thường được dùng:
∑ n Pi
I
i 1
D
I: chỉ số cổ phiếu
Pi: Giá cổ phiếu i. Giá cổ phiếu không cùng mệnh giá phát hành thường được điều chỉnh lại để tất cả các loại cổ phiếu có cùng mệnh giá phát hành.
D: Số chia. Số chia được điều chỉnh để phản ánh các quyền, thêm vào và bớt ra các thành phần của chỉ số để chỉ số chỉ thay đổi do nguyên nhân về giá.
Dold, Dnew: lần lượt là số chia cũ, số chia mới
Pt, Pb: lần lượt là giá cổ phiếu thêm vào hoặc bỏ ra chỉ số Số chia mới được tính như sau:
D n old
(
∑
P
i
P
t
Pb ) D
new
i 1
∑ n Pi i 1
Vậy, chỉ số bình quân số học giản đơn được tính bằng cách lấy trung bình giá chứng khoán và dùng hệ số chia để loại trừ các tác động ngoài nguyên nhân giá (thực hiện các quyền chia cổ tức, cổ phiếu thưởng, tăng vốn, mua cổ phiếu quỹ, thay thế chứng khoán).
1.2.2.2. Phương pháp bình quân gia quyền theo giá thị trường cổ phiếu niêm yết:
Chỉ số được tính bằng số bình quân gia quyền giá chứng khoán và khối lượng chứng khoán niêm yết, dùng hệ số chia để loại trừ các tác động ngoài yếu tố giá.
3
Có hai phương pháp là phương pháp Paascher và LayPeyres:
Phương pháp Paascher:
I ∑
Q
t
P
t
∑
Q
t
P
Qt: khối lượng cổ phiếu thời kì tính toán0
Q0: khối lượng cổ phiếu thời kì gốc Pt: giá cổ phiếu thời kì tính toán P0: giá cổ phiếu thời kì gốc Phương pháp LayPeyres:
∑
P
t
Q
0
I i ∑ P
0Q
0 i
Nếu chỉ đơn thuần áp dụng công thức Paascher hay LayPeyres thì sẽ không đảm bảo được tính liên tục của chỉ số khi thêm vào cổ phiếu, loại bỏ cổ phiếu, chia, tách cổ phiếu. Vì thế, trong thực tế, công thức tính toán chỉ số sau thường được dùng:
Cách tính chỉ số:
Cách tính thứ nhất:
Pj: giá cổ phiếu S
j
: số cổ phần đang lưu hành. Số cổ phần đang lưu hành sẽ được điều chỉnh khi quyền mua cổ phần được thực hiện hoặc khi công ty mua lại cổ phiếu quỹ.
D: hệ số chia I
∑ P
j Q j D
Khi những nguyên nhân ngoài sự thay đổi giá cổ phiếu thì không có sự thay đổi chỉ số. Nghĩa là:
Dold, Dnew: lần lượt là số chia cũ và số chia mới
Pi, P1k: lần lượt là giá cổ phiếu trước và sau khi có thay đổi vì những nguyên nhân ngoài giá cổ phiếu
n, m: lần lượt là số lượng cổ phiếu trước và sau khi có thay đổi vì những nguyên nhân ngoài giá cổ phiếu
Q
i
, Q1
k
: số lượng cổ phiếu trước và sau khi có sự thay đổi Suy ra, số chia mới được xác định như sau:
Dold ∑ mk P k Q MV 1 D
new 1 1
k 1
∑ n PQi i old
i 1
MV1: giá trị vốn hóa thị trường mới Cách tính thứ hai:
I CMV BMV
DCS
DCS: là điểm cơ sở: 100, 1000 hoặc số khác tùy theo quy định của nhà cung cấp chỉ số
CMV: là giá trị vốn hóa thị trường hiện tại (current market value), được xác định bằng tích giữa giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu niêm yết
BMV: giá trị thị trường cơ sở (base market value). BMV được điều chỉnh do có sự thêm vào hoặc bỏ ra cổ phiếu, chia cổ tức, chuyển trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện quyền, chia, tách cổ phiếu.
CMVold, CMVnew : lần lượt giá trị vốn hóa thị trường trước điều chỉnh và sau điều chỉnh
BMVold, BMVnew: lần lượt là giá trị thị trường cơ sở trước và sau điều chỉnh.
Chỉ số trước và sau khi điều chỉnh ngoài nguyên nhân về giá là như nhau:
I
CMVold BMV
old
CMVnew BMV
new
Vì thế, giá trị thị trường cơ sở sau khi điều chỉnh được tính như sau:
BMVold BMV
new
CMV CMV new
old
Ưu điểm: Công ty lớn có tác động lớn đến chỉ số (quyền số theo khối lượng cổ phiếu niêm yết) nên phản ánh thay đổi giá cổ phiếu giao dịch hiệu quả hơn so với
D
phương pháp bình quân số học giản đơn. Do đó, từ năm 1969, SGDCK Tokyo công bố chỉ số Topix theo giá trị thị trường.
Nhược điểm: Phương pháp này bỏ qua tính thanh khoản của thị trường do các cổ đông lớn nắm quyền điều hành thường ít giao dịch cổ phiếu trên thị trường.
1.2.2.3. Phương pháp tính chỉ số theo giá thị trường cổ phiếu sẵn sàng giao dịch:
Chỉ số bình quân gia quyền theo giá thị trường của cổ phiếu sẵn sàng giao dịch được tính bằng cách lấy bình quân gia quyền giá chứng khoán và khối lượng chứng khoán sẵn sàng giao dịch, dùng hệ số chia để loại trừ các tác động ngoài nguyên nhân giá.
Công thức tính:
I
∑ P
j Q j IWFj D
IWF: tỉ lệ số cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với số cổ phiếu niêm yết Pj: giá cổ phiếu j
Qj: khối lượng cổ phiếu niêm yết của loại cổ phiếu j D: số chia
Khi thay đổi các thành phần chứng khoán trong chỉ số không do nguyên nhân về giá như thay đổi khối lượng niêm yết (hoặc khối lượng cổ phiếu sẵn sàng giao dịch), chia cổ tức, thưởng cổ phiếu, thực hiện quyền mua hoặc cổ phiếu cần chú ý đến các kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia D nhằm đảm bảo tính liên tục và có thể so sánh được qua thời gian của chỉ số.
P
i
, P1
k
: lần lượt là giá chứng khoán trước và sau khi có thay đổi
Qi, Q1k: lần lượt là khối lượng chứng khoán trước và sau khi có thay đổi
IWFi, IWF1k: lần lượt là khối lượng chứng khoán trước và sau khi có thay đổi. Cổ phiếu sẵn sàng giao dịch không bao gồm cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng hoặc số cổ phiếu đối tượng quản lý công ty hoặc cổ đông lớn nắm giữ.
Dold, Dnew: số chia trước và sau khi có sự thay đổi
Số chia sau khi có sự thay đổi được tính:
∑ P1 1k Qk IWFk
Dnew ∑
1
Dold P
i
Q
i
IWF
i
Để đơn giản hóa cách tính, tỉ lệ phần trăm số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch của từng cổ phiếu được làm tròn. Ví dụ về việc làm tròn theo 5 loại tỉ lệ phần trăm số cổ phần sẵn sàng giao dịch.
Bảng 1.1. Bảng tính quyền số theo số cổ phần sẵn sàng giao dịch
% khối lượng cổ phiếu sẵn sàng giao dịch
Quyền số là số cổ phần sẵn sàng giao dịch
0% đến 20% 0,20
Từ 20% đến 40% 0,40
Từ 40% đến 60% 0,60
Từ 60% đến 80% 0,80
Từ 80% đến 100% 1,00
Ưu nhược điểm của phương pháp quyền số theo giá thị trường cổ phần sẵn sàng giao dịch:
Phương pháp lấy quyền số theo khối lượng chứng khoán sẵn sàng giao dịch giảm sự lệ thuộc vào vài công ty lớn nhưng thiếu thanh khoản, cải thiện tính linh hoạt của chỉ số dựa trên đến tính thanh khoản của chứng khoán. Trên phương diện toàn cầu, phương pháp khối lượng cổ phiếu sẵn sàng giao dịch được xem như là cải tiến chỉ số tốt nhất được các quỹ đầu tư chỉ số sử dụng chính như chỉ số MSCI, FTSE, S&P, STOXX, Russell, Morningstar, Dow Jones sử dụng.
Tuy nhiên, việc tính toán, cập nhật dữ liệu sẽ phức tạp, chi tiết hơn cách tính theo phương pháp tính giá thị trường của cổ phiếu niêm yết nhưng nhược điểm này được khắc phục nhờ vào phát triển của công nghệ thông tin.
1.2.2.4. Chỉ số toàn thu nhập (total return index):
Chỉ số toàn thu nhập là chỉ số đo lường biến động của giá chứng khoán và sự tái đầu tư của cổ tức (đối với cổ phiếu) hoặc lợi tức (đối với trái phiếu).
Phương pháp tính chỉ số toàn thu nhập được tính như sau:
Bước 1: Tính tổng cổ tức hàng ngày (total daily dividend-TDD):
TDD = ∑Di Qi
Di: cổ tức trả cho mỗi cổ phần (dividend) Qi: số lượng cổ phần (shares)
Bước 2: Tính cổ tức được chỉ số (index dividend- ID) ID TD
D D
∑ D i Q i
D
Bước 3: Tính tổng thu nhập của chỉ số hàng ngày (daily total return for the index - DTR):
DTR t ILt IDt IL 1
t 1
ILt, ILt-1: lần lượt là chỉ số (index level) ngày t và ngày t-1 Tổng thu nhập (Total Return)
TR
Pt D t 1 D
t 1
Suy ra, chỉ số toàn thu nhập (total return index - TRI):
TRI TRI
t 1
(1 DTR
t
)
Ưu nhược điểm của phương pháp này:
Khác chỉ số giá (price return index) phản ánh sự thay đổi giá cổ phiếu thì
“chỉ số bao gồm tất cả thu nhập” (total return index) phản ánh thay đổi của giá cổ phiếu và tái đầu tư cổ tức (đối với chỉ số cổ phiếu) và tái đầu tư lợi tức (đối với trái phiếu) của tất cả chứng khoán cấu thành danh mục đầu tư của chỉ số. Việc so sánh hiệu quả đầu tư giữa các chỉ số sẽ dễ dàng và đầy đủ hơn.
Ngoài các phương pháp tính toán chỉ số nêu trên, các phương pháp tính toán chỉ số còn lại được phân tích tại Phụ lục 6.
1.2.3. Phân loại chỉ số chứng khoán:
1.2.3.1. Dựa trên tiêu chí danh mục hàng hóa:
Chỉ số chứng khoán được chia thành chỉ số cổ phiếu và chỉ số trái phiếu.
Chỉ số cổ phiếu là loại chỉ số đo lường biến động của giá cổ phiếu của một danh mục cổ phiếu xác định, trong đó danh mục chứng khoán cấu thành nên chỉ số là các cổ phiếu.
Chỉ số trái phiếu là loại chỉ số đo lường biến động của giá trái phiếu của một danh mục trái phiếu xác định, trong đó danh mục chứng khoán cấu thành nên chỉ số là các trái phiếu.
1.2.3.2. Dựa trên tiêu chí có tái đầu tư cổ tức (trái tức):
Chỉ số được chia làm hai loại:
Chỉ số giá chứng khoán (price return index) không tái đầu tư cổ tức (đối với cổ phiếu) hoặc không tái đầu tư lợi tức (đối với trái phiếu).
Chỉ số toàn thu nhập (total return index) tính đến việc tái đầu tư cổ tức (đối với cổ phiếu) hoặc lợi tức (đối với trái phiếu) vào danh mục chứng khoán.
1.2.4. Ý nghĩa của chỉ số chứng khoán:
Chỉ số cho thấy sự thay đổi tổng thể về giá và mức sinh lợi của một danh mục chứng khoán và là cột mốc (benchmark) cho các quỹ đầu tư chỉ số. Nhà đầu tư so sánh giữa chỉ số chuẩn và hoạt động của quỹ để biết mức sinh lợi và hiệu quả của một quỹ đầu tư chỉ số. Quỹ đầu tư chỉ số không thể hoạt động nếu thiếu chỉ số vì chỉ số là cơ sở để thiết lập danh mục đầu tư. Các chỉ số thị trường làm chỉ số chuẩn cho quỹ đầu tư chỉ số chủ yếu được xây dựng bởi các công ty hoặc SGDCK được thành lập lâu đời, được tín nhiệm rộng rãi.