Quỹ chỉ số thông thường có danh mục chứng khoán cân bằng và tính toán theo giá trị vốn hóa thị trường của số cổ phần niêm yết hoặc số cổ phần sẵn sàng giao dịch. Bất kì cách tính tỉ trọng khác phương pháp tính theo giá trị vốn hóa thị trường đều được coi là tính tỉ trọng điều chỉnh. Một số phương pháp điều chỉnh trọng số cổ phiếu là:
Quỹ chỉ số có trọng số cơ bản dựa trên xếp hạng của số liệu báo cáo tài chính (doanh số, dòng tiền hoặc cổ tức).
Quỹ chỉ số có trọng số nhân tố tương tự như trọng số cơ bản vì dựa trên xếp hạng các tỉ số tài chính như giá thị trường/giá sổ sách, giá thị trường/dòng tiền, thu nhập trên vốn. Trọng số nhân tố lấy trọng số là các nhân tố trong công ty như doanh số, thu nhập hoặc dòng tiền. Ví dụ: S&P US Equity index dùng 7 nhân tố: 3 nhân tố tốc độ tăng trưởng, 3 nhân tố về giá trị và 1 nhân tố cổ tức.
Quỹ chỉ số có trọng số ngang nhau tính chỉ số bằng bình quân số học giản đơn cho tất cả loại cổ phiếu trong chỉ số.
Quỹ chỉ số điều chỉnh các tỉ trọng công ty nhỏ, lớn, tăng trưởng và giá trị.
Quỹ này giảm tỉ trọng nắm giữ của cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và danh mục rải đều tỉ trọng nắm giữa giữa các công ty vừa và nhỏ. Ngoài ra, quỹ này giảm tỉ trọng cổ phiếu tăng trưởng và tăng tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu giá trị. Wisdom Tree Investments chỉ ra rằng phương pháp điều chỉnh cổ tức từ năm 1964 đến 2005 tạo ra mức sinh lợi cao hơn chỉ số S&P 500 cùng thời kì. Có hai đặc điểm của phương pháp này: Thứ nhất, phương pháp mới với sự thay đổi quyền số không tạo ra một chỉ số mới. Thứ hai, do cổ phiếu giá trị và cổ phiếu công ty nhỏ có mức sinh lợi cao
hơn nên sự điều chỉnh theo hướng gia tăng cổ phiếu công ty giá trị và công ty nhỏ làm mức sinh lợi vượt hơn chỉ số S&P 500.
Quỹ chỉ số cổ tức: Cổ tức đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư do phần lớn các cổ phiếu bị định giá quá cao thường không trả cổ tức, phần lớn công ty trả cổ tức ổn định đều ở giai đoạn trưởng thành. Cổ phiếu trong chỉ số cổ tức được quyền số theo tỉ lệ chia cổ tức. Ví dụ: Dow Jones Dividend index đo lường 100 cổ phiếu chia cổ tức hàng đầu Hoa Kì. S&P High Yield Dividend Aristocrat đo lường hoạt động của 50 cổ phiếu có tỉ lệ chia cổ tức cao nhất từ chỉ số S&P Super Composite 1500.
Morningstar Dividend Leaders bao gồm 100 loại cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức cao nhất về sự duy trì cổ tức liên tục trong nhiều năm. Cổ phiếu trong chỉ số được tính theo trọng số là tỉ lệ cổ tức sẵn sàng cho nhà đầu tư. Cổ tức hiện tại phải lớn hơn mức trả cổ tức trong 5 năm qua. Tỉ lệ cổ tức lớn hơn 1 để có biên độ an toàn.
PHỤ LỤC 3: CÁC LOẠI PHÍ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG MỞ VÀ ETF Thông thường, các quỹ đầu tư tại Hoa Kỳ có những phí và chi phí sau đây:
phí quản lý quỹ, phí tài khoản, phí giao dịch, phí 12b-1 và phí hoa hồng.
Nếu phân loại theo hình thức trả phí trực tiếp hoặc gián tiếp, nhà đầu tư vào quỹ đầu tư sẽ chịu 2 loại phí và chi phí: phí phát hành hoặc mua lại chứng chỉ quỹ và chi phí trong quá trình hoạt động của quỹ đầu tư. Phí phát hành hoặc mua lại chứng chỉ quỹ được nhà đầu tư trả trực tiếp tại thời điểm mua chứng chỉ quỹ hoặc thời điểm chứng chỉ quỹ được mua lại. Phí phát sinh trong quá trình hoạt động của quỹ gồm phí quản lý danh mục, phí điều hành quỹ, chi phí cho kế toán và định giá tài sản của quỹ hàng ngày, phí dịch vụ khách hàng như trực điện thoại, website, phí phân phối (còn gọi là phí 12b-1) và các chi phí khác. Khác với phí phát hành hoặc mua lại chứng chỉ quỹ, phí phát sinh trong quá trình hoạt động của quỹ đầu tư được trả từ tài sản của quỹ, nghĩa là nhà đầu tư trả phí gián tiếp. Tỉ lệ phí thường được tính bằng tỉ lệ phần trăm giữa phí và chi phí trên tài sản ròng của quỹ đầu tư.
Với quỹ ETF, nhà đầu tư trả phí quản lý cho quỹ và phí hoa hồng khi giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Phí quản lý quỹ ETF chỉ số có thể nhỏ hơn 0,1% tài sản, một phần phí của quỹ mở. Lí do: bộ máy đơn giản hơn quỹ mở: chứng chỉ quỹ được ghi nhận bằng bút toán điện tử bởi các nhà môi giới và nhà môi giới là điểm giao dịch với nhà đầu tư. ETF bám theo chỉ số, loại bỏ chi phí liên quan đến giao dịch liên tục so với các quỹ chủ động.
Bảng 1- Phụ lục 3. Các loại phí của quỹ mở và quỹ ETF
Tên phí Định nghĩa Quỹ
mở Quỹ
ETF Phí phân phối (Phí 12b-
1)
Dùng để trả cho hoạt động marketing và phân phối chứng chỉ quỹ đến nhà đầu tư mới, và đôi khi bao gồm phí dịch vụ cho nhà đầu tư. Phí 12b-1 bao gồm phí phần phối và phí dịch vụ nhà đầu tư. Hiệp hội nhà kinh doanh chứng khoán (National Association of Securities Dealers – NASD) giới hạn phí 12b-1 không vượt quá 1%. Những chi phí này đem lợi thế quy mô vì thêm nhiều cổ đông mới, quy mô quỹ lớn hơn.
X
Phí tài khoản Nhà đầu tư trả khi mở tài khoản hoặc khi số dư
tài khoản dưới mức nhất định X
Phí hoa hồng Trả cho môi giới giao dịch. X
Phí quản lý Những chi phí cần thiết cho việc điều hành quỹ như phí trả lương, dịch vụ pháp lý và kế toán, cung cấp thông tin về quỹ và tài khoản cho khách hàng qua điện thoại, thư, phân phát báo cáo thường niên, bản cáo bạch.
X X
Các phí khác X
Phí mua (front-end load) Phí mà nhà đầu tư chi ra khi mua chứng chỉ quỹ.
phí mua (purchase fee) Phí mà vài quỹ tính với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ
X Phí thu hồi (redemption
fee)
Phí thu hồi khi nhà đầu tư bán chứng chỉ quỹ mở.
X Phí bán (back-end load
hay còn gọi là deferred sales charge)
Phí mà nhà đầu tư trả khi bán lại chứng chỉ quỹ đã mua. Quỹ dùng tiền này chia sẻ với nhà môi giới và những ai giúp quỹ mở bán chứng chỉ.
X
Phí chuyển đổi
(exchange fee)
Phí chuyển đổi chứng chỉ quỹ từ quỹ này sang quỹ khác của cùng một công ty quản lý quỹ
X Phí giao dịch Phí đăng kí mua chứng chỉ quỹ và phí thu hồi
chứng chỉ quỹ nhằm mục đích trang trải chi phí giao dịch của nhà đầu tư và hạn chế nhà đầu tư ngắn hạn.
X
Nguồn: [100]
PHỤ LỤC 4: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI 1. Chỉ số trái phiếu Hoa Kỳ:
So với hàng trăm quỹ chỉ số cổ phiếu, số lượng quỹ chỉ số trái phiếu thì số quỹ chỉ số trái phiếu tương đối ít. Vanguard quản lý 4 quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu mở hoặc ETF và điển hình là Vanguard Total Bond Market Index Fund lấy tiêu chuẩn là Lehman Brothers Aggregate Bond Index. Barclays Global Investors quản lý 5 quỹ đầu tư trái phiếu lấy chỉ số tiêu chuẩn là Lehman Brothers và 1 quỹ lấy chỉ số Goldman Sachs GS $Inves Top. Ba nhà cung cấp chỉ số trái phiếu hàng đầu là Lehman Brothers, Merrill Lynch và City Group.
Tại thị trường Hoa Kỳ, thị trường trái phiếu (còn gọi là chứng khoán có thu nhập cố định) bao gồm 3 dạng chính:
- Thị trường tiền tệ và tín dụng: (1) tín phiếu, trái phiếu chính phủ liên bang và chính quyền địa phương hoặc kho bạc phát hành, bao gồm chứng khoán bảo vệ khỏi lạm phát. (2) Trái phiếu Công ty thường chia làm hai loại: mức độ đầu tư (xếp hạng từ BBB trở lên); trái phiếu Yankee (trái phiếu nước ngoài giao dịch bằng USD) - Trái phiếu của các tổ chức có quan hệ với chính phủ: (1) Tổ chức thế chấp quốc gia (GNMA), (2) Công ty thế chấp nhà liên bang (FHLMC), (3) Tổ chức thế chấp quốc gia (FNMA)
- Chứng khoán hóa tài sản thế chấp: (1) Các khoản phải thu thẻ tín dụng, (2) Nợ mua ô tô, (3) Nợ mua nhà. Chứng khoán hóa tài sản thế chấp dưới chuẩn là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008 với việc sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers tại Hoa Kỳ nhưng bộ chỉ số trái phiếu Lehman Brothers vẫn được xem là chỉ số hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, có 3 công ty cung cấp chỉ số hàng đầu là Lehman Brothers, Citygroup và Merrill Lynch. Chỉ số do Lehman Brothers cung cấp là phổ biến nhất.
Điểm khác biệt giữa chỉ số do Lehman Brothers cung cấp Citygroup và Merrill Lynch là thời điểm tiền lãi được tái đầu tư. Lehman Brothers lãi trả trong tháng phải chờ đến cuối tháng mới được tái đầu tư. Citygroup và Merrill Lynch thì tái đầu tư
tiền lãi ngay trong tháng. Vào ngày 22/9/2008, Barlays Capital mua lại Lehman Brothers’ North American Investment Banking and Capital Markets. Vì thế, chỉ số Lehman Brothers trở thành một bộ phận của Barlays Capital. (Xem một số chỉ số trái phiếu Hoa Kì tiêu biểu tại Phụ lục 4).