CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.2. Phân tích khả năng hình thành và phát triển quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam
2.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển đến mức độ nhất định:
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời (năm 2000) đến nay luôn tăng trưởng về quy mô, chất lượng hoạt động, huy động nguồn vốn trung dài hạn cho sự phát triển kinh tế và thu hút sự quan tâm của công chúng đối với thị trường chứng khoán, mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức. Khác với thị trường chứng khoán các nước phát triển tự phát hàng trăm
9
năm đến khi đổ vỡ mới có khung pháp lý điều chỉnh, Việt Nam đã có khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ khi thị trường chứng khoán mới ra đời. UBCKNN là cơ quan xây dựng thị trường và sau đó quản lý, phát triển thị trường. Sự hỗ trợ của Nhà nước ngay từ bước đầu đã rút ngắn thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường trong 10 năm qua. Theo UBCKNN, năm 2010, huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 114.000 tỷ đồng, trong đó 83.000 tỷ đồng huy động từ phát hành cổ phiếu, còn lại là trái phiếu và các hình thức khác. [10]. Tính đến hết 2010, trung tâm lưu ký chứng khoán đã cấp trên 1,1 triệu tài khoản giao dịch, trong đó có 14.835 mã số cho nhà đầu tư nước ngoài (1.442 mã số giao dịch cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và 13.393 mã số giao dịch cho nhà đầu tư cá nhân nước ngoài) [15].
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, thị trường chứng khoán còn nhiều biến động, mới mẻ, phụ thuộc tâm lý nhà đầu tư, cơ sở kinh tế còn thấp cần hoàn thiện trong thời gian tới.
2.2.1.1. Thực trạng thị trường cổ phiếu Việt Nam:
Thị trường cổ phiếu Việt Nam gia tăng về quy mô và số lượng chứng khoán niêm yết, chất lượng cổ phiếu niêm yết. Ngày 20/7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM (TTGDCK TPHCM) bắt đầu được thành lập, phục vụ yêu cầu giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư. Ngày 8/8/2007, TTGDCK TPHCM được chuyển đổi thành SGDCK TPHCM. Số lượng và giá trị giao dịch, giá trị niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch không ngừng tăng cao từ 139 loại cổ phiếu (năm 2007), 170 loại cổ phiếu (năm 2008), 196 loại cổ phiếu (năm 2009) và 267 loại (31/12/2010).
Ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội được chính thức thành lập và chuyển đổi thành SGDCK Hà Nội vào ngày 2/1/2009 với sàn giao dịch cổ phiếu HNX. Số loại cổ phiếu liên tục gia tăng từ 112 (năm 2007), 168 (năm 2008), 257 (năm 2009) và 367 (31/12/2010).
Bảng 2.5. Số lượng, giá trị giao dịch tại SGDCK Hà Nội và TPHCM
Ngày 31/12/07 31/12/08 31/12/09 31/12/10
SGDCK HoSE HN HoSE HN HoSE HN HoSE HN
Số loại cổ phiếu 139 112 170 168 196 257 267 367
Số loại chứng chỉ quỹ
3 4 4 5
Số lượng giao dịch (triệu cp)
3.750 618 6.449 1.531 21.487 5.760 23.160 8.754 Giá trị giao dịch
(ngàn tỷ đồng)
22.279 64 272 57 829 197 719 242
Nguồn: Tổng hợp từ fpts.com.vn
Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom) mới bắt đầu hoạt động từ ngày 24/6/2009 nhưng đến ngày 16/2/2011 đã có 114 mã chứng khoán niêm yết.
Qui mô và giá trị giao dịch giữa các công ty trong thành phần chỉ số VNIndex và HNXIndex khá lớn với 634 loại cổ phiếu với hệ số vòng quay lên đến 0,85 tính đến ngày 31/12/2010. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu từ mức 10% GDP (năm 2005) lên 23% GDP (năm 2006), lên mức 45% GDP (năm 2007), giảm xuống 19% (năm 2008), tăng lên mức 38% (2009), 40% GDP (2010). Mức độ thanh khoản và mức độ đa dạng của thị trường chứng khoán đã được nâng cao. Nhiều công ty niêm yết lớn hàng đầu về quy mô, chất lượng các ngành, lĩnh vực khác nhau.
Hình 2.12. Diễn biến chỉ số VNIndex từ 1/1/2007
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
Nguồn: fpts.com.vn 0
2 / 0 0
2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1 0 2 / 0 0 2 / 0
Hình 2.13. Chỉ số HNX Index từ 1/1/2007 đến nay
500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0
Nguồn: fpts.com.vn
Đối với các công ty đại chúng (bao gồm cả công ty niêm yết), nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ. Riêng đối với các cổ phiếu ngành ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 30% vốn điều lệ (Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng chính phủ). Hơn 10 năm qua, năm 2010 là năm nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất với 840 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với tổng giá trị mua ròng cả 2 SGDCK là 16.000 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009, chỉ sau mức kỷ lục 24.000 tỷ đồng năm 2007. Như vậy, giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đạt 66% so năm 2007 nhưng khối lượng mua vào đạt trên 200%.[9]
Cơ sở hạ tầng của SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã được nâng cấp cho phép hệ thống giao dịch trực tuyến của các công ty chứng khoán vào ngày 12/1/2009 tại SGDCK TPHCM và 8/2/2010 tại SGDCK Hà Nội. Nhờ đó, các giao dịch chứng khoán được tự động hóa, rút ngắn thời gian nhận lệnh, xử lý, xác nhận giao dịch của nhà đầu tư.
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 0
0 2 / 1
0 2 / 0 0 2 / 0 0 2 / 0
2.2.1.2. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam:
Thị trường trái phiếu phát triển mạnh về quy mô và chất lượng. Thị trường trái phiếu Việt Nam bao gồm trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái, trái phiếu đô thị và trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành và giao dịch còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân là khi cần huy động vốn, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng, thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn rườm rà, sự hiểu biết của nhà đầu tư về trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế, tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp còn thấp. Hiện nay, trái phiếu chính phủ được phát hành qua ba kênh: trực tiếp qua hệ thống kho bạc nhà nước, đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân Hàng Nhà Nước, và đấu thầu trái phiếu qua thị trường chứng khoán (SGDCK là đại lý tổ chức), bảo lãnh và đại lý phát hành (do Kho bạc Nhà Nước thỏa thuận với thành viên thị trường) và phát hành riêng lẻ. Đấu thầu trái phiếu qua thị trường chứng khoán huy động vốn trung dài hạn. Trái phiếu phát hành có kì hạn 2 năm trở lên, đủ tiêu chuẩn niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán. Từ năm 2005, trái phiếu chính phủ cũng được Ngân hàng Nhà Nước cho phép giao dịch trên thị trường mở góp phần nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu. Khối lượng trái phiếu phát hành thông qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành tăng nhanh và đạt giá trị 20.126 tỷ đồng (năm 2006), 34.607 tỷ đồng (năm 2007), chiếm tỷ trọng 55% trái phiếu do Kho Bạc Nhà Nước phát hành. Tuy nhiên, giai đoạn từ giữa năm 2008 đến đầu năm 2010, tỷ lệ vốn huy động đạt thấp do ít thành viên tham gia, nhiều phiên đấu thầu, bảo lãnh không thành công, sự đột biến của lãi suất thị trường. Giá trị đấu thầu và bảo lãnh phát hành năm 2008 là 19.362 tỷ đồng (64,7% kế hoạch), năm 2009 là 2.210 tỷ đồng và 543 triệu USD (32,5% kế hoạch), từ tháng 1-9/2010 là 55.656 tỷ đồng (56% kế hoạch năm).
Bảng 2.6. Giá trị đấu thầu và bảo lãnh trái phiếu Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thời gian 2008 2009 1/2010-9/2010
Giá trị trái phiếu đấu
thầu và huy động 19.362 tỷ đồng 2.210 tỷ đồng &
543 triệu USD 55.656 tỷ đồng
% kế hoạch 64,7% 32,5% 56%
Nguồn: [58]
Bảng 2.7. Số lượng trái phiếu Việt Nam niêm yết năm 2007-2010
Ngày 31/12/07 31/12/08 31/12/09 31/12/10
SGDCK HoSE HNX HoSE HNX HoSE HNX HoSE HNX
Trái phiếu 363 177 68 527 65 522 49 509
Nguồn: fpts.com.vn, bsc.com.vn, ssc.com.vn
Số lượng trái phiếu niêm yết tại SGDCK TPHCM giảm từ 363 loại trái phiếu (năm 2007), 68 (năm 2008), 65 (năm 2009) và 49 (31/12/2010). Trong khi đó, số loại trái phiếu niêm yết tại SGDCK HN tăng từ 177 (năm 2007), 527 (năm 2008), 522 (năm 2009) và 509 (31/12/2010). Đây là kết quả của sự dịch chuyển niêm yết trái phiếu từ SGDCK TPHCM sang SGDCK HN để SGDCK HN trở thành một đầu mối giao dịch trái phiếu, tạo thuận lợi cho việc phát hành, giao dịch và định giá trái phiếu. Tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ trái phiếu Việt Nam tương đương 14,2% GDP, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Singapore 66,8%, Thái Lan 52,4%, Philippines 34,2%. Trái phiếu chính phủ chiếm tỉ trọng lớn, trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỉ trọng khá nhỏ 5,84% so với tỉ trọng ở Malaysia, Singapore khoảng 70-80%.[57]
Việc phát hành trái phiếu quốc tế được điều chỉnh bởi Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 4/6/2009 của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho việc phát hành trái phiếu quốc tế. Theo đó, trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phối hợp các ngân hàng bảo lãnh và các tư vấn để phát hành. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có Chính phủ bảo lãnh phải có hệ số tín nhiệm từ thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia trở lên và báo cáo tài chính 3 năm gần nhất không bị lỗ và không có khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế các doanh nghiệp nhà nước có tình hình yếu kém phát hành trái phiếu quốc tế có Chính phủ bảo lãnh, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nợ quốc gia như Vinashin.
Việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ dựa trên nhu cầu chi tiêu ngân sách nhà nước nhưng chưa chú trọng vào khả năng thị trường, chưa gắn chặt giữa huy động vốn và quản lý ngân quỹ (một số thời điểm còn tồn ngân quỹ nhưng Chính phủ vẫn vay, chưa có cơ chế pháp lý để thực hiện đầu tư từ ngân quỹ kho bạc nhà nước), tỷ lệ các phiên đấu thầu không thành công khá cao.
Thời gian gần đây, thị trường trái phiếu chính phủ phát triển tương đối cao do đấu thầu, giao dịch trái phiếu sôi động. Năm 2000, tổng khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng thì năm 2010 tăng lên 60.000 tỷ đồng, đưa tổng mức phát hành trái phiếu chính phủ từ 2000-2010 lên 375.000 tỷ đồng, chiếm 6-7% GDP. Tính chuyên nghiệp của thị trường trái phiếu chính phủ ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển của thị trường. Thị trường trái phiếu còn nhiều tiềm năng phát triển trong trung và dài hạn.[18].
Đến năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn như Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, Lilama, Vinaconex…Trong năm 2010, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD (tăng 49% so năm 2009), ước tính 6 tháng đầu năm 2011 đạt 3,5 tỷ USD. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngoài các tổng công ty nhà nước còn có các công ty cổ phần như Vincom, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, T&T Hà Nội, Liên Việt. [19]
Lợi thế của trái phiếu doanh nghiệp là:
- Doanh nghiệp huy động vốn dài hạn với chi phí hợp lý nhưng quyền kiểm soát, sở hữu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
- Huy động được nguồn vốn lớn cho kinh doanh và quảng bá hình ảnh, tên tuổi, vị thế tài chính đến đông đảo nhà đầu tư. Khi thị trường cổ phiếu suy giảm thì việc phát hành cổ phiếu gặp khó khăn, nhất là khi giá cổ phiếu giảm dưới giá trị sổ sách.
- Lãi suất trái phiếu khá ổn định và tương đối thấp so với lãi vay ngân hàng, huy động vốn linh hoạt theo nhiều hình thức lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Ví dụ, Vincom phát hành 1000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm lãi suất 16%, điều chỉnh 6 tháng/lần, lãi suất tiền gởi tiết kiệm 12 tháng của NHTMCP Công Thương Việt Nam cộng 5,5%.
- Có tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư có thể mua bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán để kiếm lời hoặc cơ cấu danh mục đầu tư.
- Có nhiều cấu trúc linh hoạt đáp ứng nhu cầu tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Khó khăn của phát hành trái phiếu doanh nghiệp:
- Quy mô thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu còn nhỏ về quy mô. Quy mô thị trường trái phiếu đạt 16% GDP thì thị trường trái phiếu chính phủ chiếm 13%, còn trái phiếu doanh nghiệp chiếm 3% GDP. Trái phiếu doanh nghiệp của Thái Lan chiếm 20% GDP (50 tỷ USD) vào năm 2010. Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành tại 12/2010 là 321 ngàn tỷ đồng (15,3 tỷ USD), trong đó, trái phiếu chính phủ 13,8 tỷ USD, trái phiếu doanh nghiệp 1,5 tỷ USD.
- Doanh nghiệp thường huy động trái phiếu có lãi suất thả nổi (chiếm 75%
trong năm 2010) do bù đắp lạm phát tăng cao. Điều này làm giảm khả năng ước đoán chính xác dòng tiền của doanh nghiệp.
- Chỉ phự hợp với doanh nghiệp lớn, cú kế hoạch kinh doanh rừ ràng, dài hạn, có uy tín, thương hiệu, công khai, minh bạch, phải có kế hoạch sử dụng vốn hiệu để khi huy động nguồn tiền lớn một lúc, áp lực trả lãi tăng lên.
- Cầu về trái phiếu của ngân hàng thương mại bị thu hẹp do tác động của việc thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân Hàng Nhà Nước tháng 3/2011: đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tính vào dư nợ tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 khống chế dưới 20%, tỉ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất trên tổng dư nợ tối đa 16% vào cuối năm 2011. Trong khi đó, ngân hàng thương mại nắm giữ trái phiếu chiếm 8- 10% giá trị tài sản, tỉ lệ sở hữu trái phiếu trên 70%.
Như vậy, qui mô, chất lượng và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đến điểm chín muồi cho sự ra đời của quỹ đầu tư chỉ số. Tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP của Việt Nam đạt 40%, số lượng công ty niêm yết đạt 634 công ty năm 2010, tương đương với các nước tại thời điểm hình thành quỹ đầu tư chỉ số.
2.2.2. Các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam:
Tại Việt Nam có một số chỉ số chứng khoán như sau:
- Chỉ số chính thức do Sở GDCK công bố: SGDCK TPHCM công bố chỉ số VNIndex, SGDCK Hà Nội công bố chỉ số HNX, Upcom.
- Công ty Chứng khoán Woori Biển Việt đưa ra chỉ số CBV Index, công ty chứng khoán Sài Gòn lập nên chỉ số SSI30, Dragon Capital giới thiệu chỉ số DC VN30 Index.
- Báo đầu tư chứng khoán tính toán chỉ số VIR 50. Báo đầu tư chứng khoán hiện đã tính và công bố chỉ số VIR 50 với thành phần là 50 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Tuy vậy, VIR 50 vẫn chưa thêm vào các điều kiện về tài chính, tính đại diện nền kinh tế nên việc dùng VIR 50 vẫn chưa đại diện cho danh mục toàn thị trường.
- Chỉ số do tổ chức nước ngoài lập ra như FTSE Vietnam Index, S&P Vietnam 10.
2.2.2.1. Chỉ số VNIndex, HNX, UpCom:
Chỉ số giá chứng khoán trên thị trường niêm yết:
TTGDCK TPHCM (sau đổi tên thành SGDCK TPHCM) công bố chỉ số VNIndex.
Trước đây, TTGDCK Hà Nội công bố chỉ số cổ phiếu HaSTC-Index. Sau khi chuyển đổi thành SGDCK Hà Nội, chỉ số HASTC-Index được đổi tên thành HNX- Index.
Chỉ số giá thị trường UPCom là Upcom Index áp dụng cho công ty đại chúng chưa niêm yết khai trương ngày 24/6/2009.
Phương pháp tính chỉ số VNIndex, HNX-Index, Upcom Index được tính theo phương pháp chỉ số trung bình gia quyền giá trị với quyền số giá trị là số lượng chứng khoán niêm yết thời kì tính toán. Nói cách khác chỉ số được tính bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại so với giá trị thị trường tại thời điểm gốc. Giá trị chỉ số tại thời điểm gốc là 100. Cụ thể:
I
∑ P
it
Qit
∑ Pi
0Q
it
100
Pit, Pi0: giá cổ phiếu vào thời điểm hiện tại, thời điểm gốc Qit: số lượng cổ phiếu niêm yết tại thời điểm hiện tại
Cách tính này đơn giản, dễ tính toán, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc tính trọng số theo số cổ phần niêm yết bắt đầu bộc lộ hạn chế: không phản ánh chính xác giá của cổ phiếu theo tính thanh khoản, lượng cổ phiếu không sẵn sàng giao dịch (cổ đông chiến lược, cổ đông nhà nước) gây ảnh hưởng quá lớn đến chỉ số chứng khoán chung. Vì thế, ngày 26/3/2010, HNX chỉ tính khối lượng cổ phần tự do chuyển nhượng của Công ty CP Khoáng Sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC) là 11.253.000 cổ phiếu làm quyền số (thay vì lấy khối lượng niêm yết như trước đây là 100 triệu cổ phiếu) để làm giảm tác động của SQC đến HNX-Index. BVH niêm yết toàn bộ khối lượng cổ phiếu lưu hành trong khi VCB niêm yết lượng cổ phiếu IPO đã làm ảnh hưởng lớn đến VN-Index (chiếm 11% giá trị thị trường ngày 21/1/2011).
Do đó, xu hướng sắp tới của phương pháp tính chỉ số là việc chuyển sang tỉ trọng theo số cổ phần sẵn sàng giao dịch sẽ là tất yếu đối với các chỉ số chứng khoán Việt Nam.
SGDCK TPHCM thử nghiệm phân ngành với 178 doanh nghiệp đang niêm yết theo doanh thu bình quân 3 năm liền kề theo Quy định nội dung hệ thống phân ngành kinh tế của Việt Nam năm 2007 do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ban hành. Hệ thống này có 21 ngành cấp một, 88 ngành cấp hai, 242 ngành cấp ba, 437 ngành cấp bốn và 642 ngành cấp năm. Mặt tích cực là giúp nhà đầu tư nhận ra các doanh nghiệp hoạt động không đúng như tên gọi nữa. Tuy nhiên, kết quả phân ngành chưa có giá trị sử dụng cao (rất khó nhớ các ngành), chưa phản ánh đầy đủ bản chất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xếp FPT vào ngành “bán buôn máy móc, phụ tùng và thiết bị” là chưa hợp lý trong khi nhiều công ty chứng khoán, quỹ đầu tư xếp FPT vào nhóm công nghệ thông tin. Nếu đơn thuần chỉ dựa trên doanh thu thì khi phân ngành, một tờ báo sẽ xếp vào nhóm ngành quảng cáo chứ không phải báo chí. Việc gộp nhiều doanh nghiệp ớt liờn quan trong ngành lớn khụng làm rừ được hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Cty CP Khoáng sản Bình Định được xếp vào nhóm ngành “Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”. Cty CP Thủy sản Mê Kông (chế biến thủy sản), Cty CP Đầu Tư và Xây Dựng Sao Mai (xây dựng, bất động sản, thủy sản), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (phân bón, hóa chất), Công
1