CHƯƠNG 3: CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐ TẠI VIỆT NAM
3.3. Những giải pháp chính
3.3.1. Hoàn thiện chỉ số chứng khoán:
Hiện nay, chỉ số chứng khoán VNIndex và HNX dùng bình quân gia quyền với trọng số là số lượng cổ phiếu niêm yết nên bộc lộ khá nhiều hạn chế. Tỉ trọng cổ phần không sẵn sàng giao dịch (cổ đông chiến lược, cổ đông nhà nước) có ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán chung. Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết chưa được công bố thường xuyên. Việc 2 SGDCK sử dụng hai hệ thống giao dịch và hệ thống báo cáo trong khi các ngành là sự tổng hợp các doanh nghiệp cùng ngành trên cả 2 SGDCK có khó khăn cho việc cập nhật, tính toán chỉ số ngành.
SGDCK TPHCM sử dụng phương pháp khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng
cửa và giá tham chiếu cho ngày giao dịch tiếp theo. HNX sử dụng phương pháp khớp lệnh liên tục và giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của ngày giao dịch trước đó.
Việc cung cấp thông tin tại các Sở giao dịch chứng khoán các nước cũng là một trong những nghiệp vụ đem lại nguồn thu nên các Sở giao dịch chứng khoán đã phát triển một phòng ban chuyên đảm nhiệm việc cung cấp thông tin có tính phí. Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội cần cung cấp, tính toán và phát triển hệ thống chỉ số chứng khoán nhằm phục vụ cho các quỹ đầu tư, nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp, đa dạng hóa các chỉ số chứng khoán như đưa ra chỉ số tính theo giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu sẵn sàng giao dịch (free-float market weighted) để phản ánh yếu tố thanh khoản của thị trường, ràng buộc các tiêu chuẩn về tình hình tài chính đáp ứng nhu cầu đa dạng của các các quỹ đầu tư.
Bên cạnh các chỉ số cổ phiếu hiện tại, căn cứ vào tình hình đặc thù của Việt Nam và tiếp thu kinh nghiệm các nước để phát triển thêm các chỉ số làm chuẩn mực cho các quỹ đầu tư chỉ số như sau:
3.3.1.1. Hoàn thiện chỉ số VNIndex theo phương pháp cổ phần sẵn sàng giao dịch:
Phương pháp chỉ số tính theo số cổ phần sẵn sàng giao dịch là phương pháp và kinh nghiệm hay, cần phải mạnh dạn học hỏi và đưa vào áp dụng linh hoạt trong thực tiễn Việt Nam, làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh và bền vững. Càng chậm cải tiến, chúng ta càng bị tụt hậu so với các nước, bỏ lỡ thời cơ và cơ hội phát triển.
Luận án lấy mốc ngày 30/5/2011 làm mốc điều chỉnh phương pháp tính toán chỉ số từ bình quân gia quyền cổ phiếu niêm yết sang bình quân gia quyền cổ phiếu sẵn sàng giao dịch. Chỉ số vào ngày 30/5/2011 là 412,10. Giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu sẵn sàng giao dịch theo cách tính của tác giả vào ngày 30/5/2011 là 377.871.794.159 ngàn đồng (Xem Phụ lục 37).
Chỉ số hàng ngày được tính:
I M
V D
∑ PiSi
Wi
Pi: giá thị trường của cổ phiếuD Si: số lượng cổ phiếu niêm yết
Wi: tỉ lệ số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch so với số cổ phiếu niêm yết
D: số chia dùng để điều chỉnh chỉ số khỏi bị ảnh hưởng của các nguyên nhân không xuất phát từ sự thay đổi giá cổ phiếu mà thay đổi phương pháp từ bình quân gia quyền cổ phiếu niêm yết sang cổ phiếu sẵn sàng giao dịch
Công thức trên viết lại là:
D
∑ P
i Si Wi I
377.871.794.159 412,10
916.941.990
Từ ngày 31/5/2011 trở đi, chỉ số được tính bằng:
I ∑ P S Wi i i
916.941.990
Khi có sự thay đổi giá trị thị trường cổ phiếu sẵn sàng giao dịch do các nguyên nhân ngoài sự thay đổi giá trị cổ phiếu thì chỉ số không đổi I=I1. Hệ số chia mới D1 là:
Các trường hợp thay đổi số chia:
D
MV1 I
1
MV CMV
I D CMV
I
- Thêm vào hoặc bớt cổ phiếu ra khỏi chỉ số
- Chia tách công ty mà phần công ty mới không được đưa vào chỉ số (trường hợp công ty được tách ra còn trong danh mục chỉ số thì không thay đổi giá thị trường của cổ phiếu sẵn sàng giao dịch nên không làm thay đổi số chia)
- Chia cổ tức: sau khi chia cổ tức thì giá cổ phiếu giảm xuống nên giá trị thị trường của số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch giảm xuống.
- Thực hiện quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi thì giá trị thị trường của số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch thay đổi.
1
- Thay đổi tỉ lệ số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch so với số cổ phiếu niêm yết.
Do vậy, để đơn giản cách tính, hạn chế việc thay đổi số chia thì nên sử dụng hai kỹ thuật: làm tròn tỉ lệ số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch và chỉ thay đổi tỉ lệ số cổ phiếu sẵn sàng giao dịch hàng quý.
- Điều kiện của cổ phiếu có mặt trong Chỉ Số VNIndex:
Công ty cổ phần đại chúng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Không bao gồm các quỹ đầu tư chứng khoán.
- Cách thức điều chỉnh, cập nhật danh mục đầu tư chỉ số:
Hàng quí, các công ty trong chỉ số sẽ được điều chỉnh, rà soát. Điều chỉnh bất thường chỉ số khi các công ty trong chỉ số sáp nhập, chia tách hoặc ngừng giao dịch cổ phiếu.
- Cách thức tính giá trị quyền số:
Chỉ số được điều chỉnh theo số cổ phiếu tự do (float adjustment):
I ∑ P S Wi i i
WD
i
: tỉ lệ số cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với số cổ phiếu đang lưu hành của cổ phiếu i
Pj: giá cổ phiếu i
Sj: số cổ phần đang lưu hành. Số cổ phần đang lưu hành sẽ được điều chỉnh khi quyền mua cổ phần được thực hiện hoặc khi công ty mua lại cổ phiếu quỹ.
3.3.1.2. Chỉ Số VN 40 Index:
Học hỏi kinh nghiệm từ chỉ số S&P 500 nổi tiếng tại Hoa Kỳ, chỉ số SSE 50 của SGDCK Thượng Hải, Chỉ Số VN 40 Index có các tiêu chuẩn đối với cổ phiếu có mặt trong chỉ số này để đảm bảo những công ty có mặt trong chỉ số VN 40 Index là những công ty hàng đầu thị trường về hiệu quả, giá trị vốn hóa thị trường như sau:
- Điều kiện của cổ phiếu có mặt trong chỉ số VN 40 Index:
40 công ty cổ phần đại chúng hàng đầu về giá trị thị trường của cổ phiếu sẵn sàng giao dịch được niêm yết tại SGDCK TPHCM theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Điều kiện không thuộc chỉ số VN 40 Index:
Không bao gồm các công ty quản lí quỹ đầu tư, công ty đầu tư.
- Cách thức điều chỉnh, cập nhật danh mục đầu tư chỉ số:
Hàng quí chỉ số VN 40 Index sẽ điều chỉnh, rà soát các công ty trong chỉ số.
Điều chỉnh bất thường chỉ số khi các công ty trong Chỉ Số sáp nhập, chia tách hoặc ngừng giao dịch cổ phiếu.
Chỉ số này có các đặc tính kỹ thuật như sau:
- Điều kiện để được có mặt trong chỉ số: cổ phiếu phổ thông của công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Trọng số của chỉ số là giá trị thị trường của số cổ phần sẵn sàng giao dịch. Do đặc thù của Việt Nam là các công ty niêm yết có quy mô lớn, chất lượng cao thường là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, khi bán phần vốn nhà nước phải xin phép cơ quan quản lý vốn nhà nước, thông tin về đối tượng nắm giữ dài hạn cổ phiếu chưa được thống kê một cách hệ thống nên luận án đưa ra cách xác định cổ phần sẵn sàng giao dịch là số cổ phần đang lưu hành loại trừ số cổ phần nhà nước ra.
- Điều kiện để loại trừ ra khỏi chỉ số: cổ phiếu của công ty quá nhỏ, cổ phiếu quá ít giao dịch, công ty bị loại khỏi Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Không bao gồm chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc trái phiếu.
- Cách thức điều chỉnh, rà soát thành phần của chỉ số:
Cổ phiếu được thêm vào hoặc loại ra khỏi chỉ số hàng tháng. Cổ phiếu mới niêm yết trong tháng trước sẽ được thêm vào chỉ số vào đầu tháng sau. Mỗi tháng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ được cập nhật để phản ánh sự kiện phát sinh của công ty.
Bảng 3.1: Danh mục cổ phiếu của chỉ số VN 40 Index
Đơn vị tính: cổ phiếu, ngàn đồng
Mã Đóng cửa KLĐLH điều
chỉnh GT vốn hóa thị
trường cp đlh % nhà
nước % cp sẵn
sàng gd GT thị trường cp sẵn sàng gd
1 MSN 96,5 515.272.269 49.723.773.959 100 49.723.773.959
2 VCB 27 1.758.754.031 47.486.358.837 90,72 9,28 47.486.358.837
3 VIC 106 389.554.020 41.292.726.120 100 41.292.726.120
4 VNM 98 356.475.450 34.934.594.100 47,6 52,4 18.305.727.308
5 HAG 34,1 467.280.590 15.934.268.119 100 15.934.268.119
6 EIB 14,8 1.056.006.875 15.628.901.750 100 15.628.901.750
7 BVH 78,5 680.471.434 53.417.007.569 70,9 29,1 15.544.349.203
8 VPL 59 205.498.489 12.124.410.851 100 12.124.410.851
9 STB 11,7 917.923.013 10.739.699.252 0,01 99,99 10.738.625.282
10 HPG 30,5 317.849.760 9.694.417.680 100 9.694.417.680
11 FPT 45,3 193.019.451 8.743.781.130 7,2 92,8 8.114.228.889
12 SSI 16,8 348.111.742 5.848.277.266 100 5.848.277.266
13 KBC 16,9 289.760.512 4.896.952.653 100 4.896.952.653
14 PVD 47 209.740.215 9.857.790.105 50,38 49,62 4.891.435.450
15 CTG 26,2 1.685.810.134 44.168.225.511 89,23 10,77 4.756.917.888 16 DPM 30,3 377.647.740 11.442.726.522 60,05 39,95 4.571.369.246
17 KDC 36,9 118.484.695 4.372.085.246 100 4.372.085.246
18 OGC 14,3 250.000.000 3.575.000.000 100 3.575.000.000
19 PDR 25,6 130.200.000 3.333.120.000 100 3.333.120.000
20 ITA 9,6 340.702.092 3.270.740.083 100 3.270.740.083
21 POM 16,5 186.336.991 3.074.560.352 100 3.074.560.352
22 PVF 20,6 600.000.000 12.360.000.000 78 22 2.719.200.000
23 QCG 17,9 121.518.139 2.175.174.688 100 2.175.174.688
24 CII 26,6 75.081.000 1.997.154.600 100 1.997.154.600
25 REE 10,7 186.291.956 1.993.323.929 4,85 95,15 1.896.647.719
26 VCF 70 26.579.135 1.860.539.450 100 1.860.539.450
27 KDH 39,5 43.900.000 1.734.050.000 100 1.734.050.000
28 DHG 114 26.902.832 3.066.922.848 44,28 55,72 1.708.889.411
29 SJS 30,2 99.041.940 2.991.066.588 51 49 1.465.622.628
30 NTL 23,1 61.600.000 1.422.960.000 100 1.422.960.000
31 SBT 9,8 141.252.330 1.384.272.834 100 1.384.272.834
32 PNJ 22,8 59.998.433 1.367.964.272 100 1.367.964.272
33 MPC 18 70.000.000 1.260.000.000 100 1.260.000.000
34 PGD 35 42.900.000 1.501.500.000 18 82 1.231.230.000
35 CTD 41 30.750.000 1.260.750.000 6,86 93,14 1.174.262.550
36 SBS 9 129.510.000 1.165.590.000 100 1.165.590.000
37 ASM 28,9 39.736.202 1.148.376.238 100 1.148.376.238
38 HDG 30,4 40.500.000 1.231.200.000 10,04 89,96 1.107.587.520
39 NBB 64 17.860.600 1.143.078.400 6,82 93,18 1.065.120.453
40 BCI 20,4 72.267.000 1.474.246.800 27,89 72,11 1.063.079.367
Nguồn: SGDCK TPHCM và tính toán của tác giả. Số liệu ngày 30/5/2011
3.3.1.3. Chỉ số ngành của VNIndex theo số cổ phần sẵn sàng giao dịch:
Việt Nam cần học tập phân ngành theo ICB (Industry Classification Benchmark) do Dow Jones và FTSE xây dựng. Chuẩn hệ thống ngành kinh tế quốc dân VSIC 2007 theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam phù hợp với công tác thống kê, đăng kí kinh doanh, đánh giá tình hình kinh tế xã hội mà không phù hợp để phân ngành cho quỹ đầu tư chỉ số.
Trong khi đó, chuẩn phân ngành ICB phù hợp với chỉ số chuẩn cho quỹ đầu tư chỉ số do hướng đến nhà đầu tư, cấu trúc linh hoạt, đảm bảo tính đại diện, chính xác và quy mô toàn cầu. Công ty có hoạt động tạo hơn 50% doanh thu sẽ xếp vào ngành đó. Nếu không xác định được hoạt động đạt hơn 50% doanh thu thì thực hiện nhóm các ngành tương đồng và phân chia cho ngành có cấp bậc cao hơn.
Chỉ số VNIndex của công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM theo số cổ phần sẵn sàng giao dịch được tách thành 10 ngành nhỏ theo chuẩn ICB gồm 10 ngành lớn: dầu khí, vật liệu cơ bản, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, tiện ích công cộng, tài chính, công nghệ thông tin (Phụ lục 38).
Trong 10 ngành lớn tiếp tục được phân ngành thành 18 ngành vừa: dầu khí, hóa chất, tài nguyên, xây dựng & vật liệu xây dựng, hàng hóa & dịch vụ công nghiệp, thực phẩm và đồ uống, ô tô và phụ tùng, hàng tiêu dùng cá nhân, y tế, bán lẻ, du lịch & giải trí, viễn thông, tiện ích công cộng, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin (Phụ lục 38).
Bảng 3.2: Phân ngành theo chuẩn ICB
Đơn vị tính: ngàn đồng
Ngành lớn
Giá trị thị trường theo cổ phiếu sẵn sàng giao dịch ngành lớn
Tỉ trọng ngành lớn
Ngành vừa
Giá trị thị trường theo cổ phiếu sẵn sàng giao dịch ngành vừa
Tỉ trọng ngành
vừa
Dầu khí 6.701.180.288 1,90% Dầu khí 6.701.180.288 1,90%
Vật liệu cơ
bản 11.735.850.965 3,33% Hóa chất 10.129.049.307 2,88%
Tài nguyên 1.606.801.658 0,46%
Công
nghiệp 10.714.710.528 3,04%
Xây dựng, vật liệu
xây dựng 3.839.328.166 1,09%
Hàng hóa và dịch vụ
công nghiệp 6.875.382.361 1,95%
Hàng tiêu
dùng 83.439.455.926 23,69%
Thực phẩm và đồ
uống 81.302.967.961 23,09%
Ô tô và phụ tùng 808.546.641 0,23%
Hàng tiêu dùng cá
nhân 1.327.941.325 0,38%
Y tế 3.024.548.836 0,86% Y tế 3.024.548.836 0,86%
Dịch vụ
tiêu dùng 22.201.011.312 6,3% Bán lẻ 9.071.354.102 2,58%
Du lịch và giải trí 13.129.657.210 3,73%
Viễn thông 518.011.228 0,15% Viễn thông 518.011.228 0,15%
Tiện ích
công cộng 2.631.201.675 0,75% Tiện ích công cộng 2.631.201.675 0,75%
Tài chính 210.502.814.765 59,77%
Ngân hàng 118.022.111.380 33,51%
Bảo hiểm 15.961.230.003 4,53%
Bất động sản 67.281.802.163 19,11%
Dịch vụ tài chính 9.237.671.220 2,62%
Công nghệ
thông tin 692.717.052 23,69% Công nghệ thông tin 692.717.052 0,20%
Nguồn: SGDCK TPHCM vào ngày 30/5/2011 và tính toán của tác giả
Tuy nhiên, để chỉ số ngành phù hợp với quỹ đầu tư chỉ số thì danh mục cấu thành chỉ số nên có tỉ trọng giá trị thị trường theo số cổ phần sẵn sàng giao dịch lớn, số loại cổ phiếu nhiều. Chỉ số ngành bị loại là viễn thông (1 loại cổ phiếu), công nghệ thông tin (2 loại cổ phiếu), y tế (6 loại cổ phiếu), dầu khí (8 loại cổ phiếu), tiện ích công cộng (11 loại cổ phiếu).
Như vậy, 5 chỉ số ngành phù hợp với quỹ đầu tư chỉ số: vật liệu cơ bản, công nghiệp, hàng tiêu dùng, dịch vụ tiêu dùng và tài chính. Trong đó, chỉ số tài chính (tỉ trọng 59,77%) và chỉ số hàng tiêu dùng (23,69%) giữ vị trí quan trọng nên được triển khai trước.
Bảng 3.3. Phân ngành phù hợp với quỹ đầu tư chỉ số
Đơn vị tính: ngàn đồng
Ngành lớn
Giá trị thị trường theo cổ phiếu sẵn sàng giao dịch ngành lớn
Tỉ trọng ngành lớn
Ngành vừa
Giá trị thị trường theo cổ phiếu sẵn sàng giao dịch ngành vừa
Tỉ trọng ngành
vừa Vật liệu cơ
bản 11.735.850.965 3,33% Hóa chất 10.129.049.307 2,88%
Tài nguyên 1.606.801.658 0,46%
Công
nghiệp 10.714.710.528 3,04%
Xây dựng, vật liệu
xây dựng 3.839.328.166 1,09%
Hàng hóa và dịch vụ
công nghiệp 6.875.382.361 1,95%
Hàng tiêu
dùng 83.439.455.926 23,69%
Thực phẩm và đồ
uống 81.302.967.961 23,09%
Ô tô và phụ tùng 808.546.641 0,23%
Hàng tiêu dùng cá
nhân 1.327.941.325 0,38%
Dịch vụ
tiêu dùng 22.201.011.312 6,3% Bán lẻ 9.071.354.102 2,58%
Du lịch và giải trí 13.129.657.210 3,73%
Tài chính 210.502.814.765 59,77%
Ngân hàng 118.022.111.380 33,51%
Bảo hiểm 15.961.230.003 4,53%
Bất động sản 67.281.802.163 19,11%
Dịch vụ tài chính 9.237.671.220 2,62%
Nguồn: SGDCK TPHCM vào ngày 30/5/2011 và tính toán của tác giả 3.3.1.4. Một số chỉ số đề xuất:
Ngoài những chỉ số trên, trong những năm sắp tới, tác giả đề xuất 5 chỉ số sau đây:
- Chỉ số theo giá trị thị trường cổ phần sẵn sàng giao dịch của SGDCK TPHCM và Hà Nội
- Chỉ số theo quy mô công ty niêm yết - Chỉ số toàn thu nhập
- Chỉ số theo thuộc tính giá trị hoặc tăng trưởng - Chỉ số trái phiếu
Thứ nhất là chỉ số theo giá trị thị trường cổ phiếu sẵn sàng giao dịch:
Cổ phiếu sẵn sàng giao dịch được tính bằng số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TPHCM và Hà Nội trừ đi số cổ phần ít có khả năng giao dịch.
Cổ phần ít có khả năng giao dịch phù hợp với thực tế Việt Nam gồm:
14
- Cổ phần do Nhà nước nắm giữ. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị sau đây thay mặt Nhà nước nắm giữ phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần: Tổng Công Ty Quản Lý Kinh Doanh Vốn Nhà Nước, Tổng Công Ty Nhà Nước, các Bộ và Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh và thành phố (hiện nay phần vốn nhà nước của các Bộ và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và thành phố chuyển sang Tổng Công Ty). Khi bán phần vốn nhà nước, đại diện vốn nhà nước đều phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu (cơ quan quản lý cấp trên) chấp thuận. Do vậy, khi tính toán chỉ số cổ phần sẵn sàng giao dịch cần phải loại trừ những phần này.
- Cổ phần do người quản lý doanh nghiệp sở hữu. Khi người quản lý công ty (Hội đồng quản trị, Ban Kiểm Soát, Ban Giám Đốc và người có liên quan của những đối tượng trên) khi bán cổ phần phải công bố thông tin.
Để dễ dàng tạo loại trừ cổ phần ít sẵn sàng giao dịch, SGDCK TPHCM và Hà Nội cần phải lập và công bố số cổ phần ít sẵn sàng giao dịch hàng ngày của từng loại cổ phiếu.
Tỉ lệ số cổ phần sẵn sàng giao dịch được tính bằng cách:
Số cổ phần ít có khả năng giao dịch
1 - Số cổ phần niêm yết
Thực tế, để làm đơn giản cách tính, tỉ lệ số cổ phần sẵn sàng giao dịch được làm tròn như sau:
Bảng 3.4. Cách làm tròn tỉ lệ cổ phần sẵn sàng giao dịch
Tỉ lệ cổ phần sẵn sàng giao dịch Tỉ lệ cổ phần sẵn sàng giao dịch được làm tròn
0 – 10% 10%
10% - 20% 20%
20% - 30% 30%
30% - 40% 40%
40% - 50% 50%
50% - 60% 60%
60%-70% 70%
70% - 80% 80%
80% -90% 90%
90% - 100% 100%
- Về giá trị vốn hóa thị trường:
Do công ty nhỏ vừa không mang tính đại diện cho sự biến động của thị trường và tính thanh khoản kém hơn nên chỉ số chứng khoán cần có tiêu chuẩn tối thiểu về giá trị vốn hóa thị trường.
- Về năng lực tài chính:
Để chỉ số chứng khoán có uy tín, ổn định và bền vững thì các công ty là thành phần của chỉ số cần có năng lực tài chính tốt.
- Về khả năng thanh khoản:
Công ty có mặt trong thành phần của quỹ chỉ số phải có tính thanh khoản tương đối cao để quỹ đầu tư chỉ số có thể mua được cổ phiếu mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến mức giá giao dịch trên thị trường.
- Về điều kiện thêm vào và loại ra cổ phiếu ra khỏi chỉ số:
Quỹ đầu tư chỉ số có quy định về thời gian thêm vào và loại ra cổ phiếu khỏi quỹ đầu tư chỉ số (hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm), quy định về tiêu chuẩn thêm vào và loại ra khỏi chỉ số (sáp nhập, hợp nhất hoặc thay đổi lớn về số cổ phần sẵn sàng giao dịch).
Thứ hai là chỉ số theo quy mô công ty niêm yết.
Chỉ số theo quy mô công ty: gồm 3 chỉ số con là chỉ số doanh nghiệp lớn niêm yết, doanh nghiệp vừa niêm yết và chỉ số doanh nghiệp nhỏ niêm yết
Chỉ Số Doanh Nghiệp Lớn Niêm Yết: 40 doanh nghiệp hàng đầu về giá trị vốn hóa thị trường, vị thế doanh nghiệp trong từng ngành nghề kinh doanh trên thị trường niêm yết (Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội).
Chỉ Số Doanh Nghiệp Vừa Niêm Yết: 150 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường từ thứ 41 đến thứ 190 (không bao gồm cổ phiếu có trong Chỉ Số Niêm Yết Doanh Nghiệp Lớn).
Chỉ Số Doanh Nghiệp Nhỏ Niêm Yết: bao gồm tất cả các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội (không bao gồm các cổ phiếu có trong Chỉ Số Niêm Yết Doanh Nghiệp Lớn và không bao gồm các cổ phiếu có trong Chỉ Số Niêm Yết Doanh Nghiệp Vừa).