CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.1. Bài học kinh nghiệm từ quỹ đầu tư chỉ số trên thế giới
Đến cuối năm 2010, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về quỹ đầu tư với tài sản ròng của quỹ đầu tư dạng mở là 11,8 ngàn tỷ USD, chiếm 48% so với thế giới (24,7 ngàn tỷ USD) [87]. Vì thế, việc phân tích thực trạng quỹ đầu tư chỉ số Hoa Kỳ sẽ cho chỳng ta thấy rừ vai trũ của quỹ đầu tư chỉ số, cơ chế quản lý, vận hành nhằm rỳt ra bài học cho việc hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chỉ số Việt Nam.
2.1.1. Bài học từ lịch sử hình thành quỹ đầu tư chỉ số:
Quỹ đầu tư chỉ số ra đời sau các dạng quỹ đầu tư khác nhưng lại có những bước phát triển nhảy vọt trong vài thập niên trở lại đây. Do nhu cầu bám sát chỉ số thị trường và quỹ đóng có giá giao dịch chênh lệch khá lớn so với giá trị tài sản ròng một đơn vị quỹ nên quỹ đầu tư chỉ số tồn tại dưới dạng quỹ mở hoặc quỹ ETF.
2.1.1.1. Bài học từ lịch sử hình thành quỹ đầu tư chỉ số dạng mở:
Ý tưởng về chỉ số bắt nguồn từ 1896, Charles Dow đưa ra chỉ số Dow đăng tải hàng ngày trên tạp chí Wall Street Journal để đo lường biến động của 12 loại chứng khoán tiêu biểu của Sở giao dịch chứng khoán New York. Sau đó chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) bao gồm 20 loại cổ phiếu (1916), 30 loại cổ phiếu (1928).
Năm 1933, Alfred Cowles xuất bản báo cáo về sự nghiên cứu về chỉ số Cowles và chứng minh hầu hết các quỹ không thể đạt được tỉ suất vượt trội thị trường. Sau đó, chỉ số Cowles được sửa đổi và giới thiệu với tên mới S&P 500 vào những năm 1960.
Những năm 1950, học thuyết về thị trường hiệu quả của Harry Markowitz, Paul Samuelson, Irving Fisher và A. D Roy (sau này đoạt giải Nobel năm 1990) chỉ ra mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận được lượng hóa bằng toán học, giải thích tại sao đa dạng hóa lại giảm rủi ro và nâng cao mức sinh lợi, chỉ ra sự cần thiết của quỹ chỉ số do khó khăn của việc dự đoán thị trường [92]. Năm 1973, Burton Malkiel xuất
bản sách “Wall Street bước đi ngẫu nhiên” đưa ra ý tưởng về quỹ sở hữu hàng trăm cổ phiếu tạo nên chỉ số thị trường [34].
Năm 1971, quỹ chỉ số đầu tiên được Wells Fargo Bank thành lập quỹ chỉ số đầu tiên với 6 triệu đô la từ quỹ hưu của Samsonite Corporation có danh mục quỹ là tất cả cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 và có quyền số như nhau. Quỹ này nhanh chóng thất bại do phí giao dịch quá cao và quyền số như nhau mỗi loại cổ phiếu.
Quỹ chỉ số thực sự thành công và tồn tại đến nay được thành lập vào năm 1976 là quỹ First Index Investment Trust của công ty Vanguard do John Bogle sáng lập. Sau này được đổi tên là Vanguard 500 Index Fund. Qua việc thành lập Quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên năm 1971 cũng thất bại vì việc chọn phương pháp bình quân số học giản đơn và tính phí quá cao.
Kinh nghiệm thành công của John Bogle trong việc lập quỹ đầu tư chỉ số là danh mục cơ cấu theo theo chỉ số bình quân gia quyền, phát huy tính ưu việt của quỹ: đa dạng hóa, phí thấp do tiết kiệm nhân lực và phí giao dịch, bỏ trích thưởng ban quản lý, gia tăng lợi nhuận đối với nhà đầu tư.
2.1.1.2. Bài học từ lịch sử hình thành quỹ ETF:
Đáp ứng điều kiện về luật pháp là điều kiện tiên quyết để các quỹ tồn tại.
Tiền thân ETF là Cash Index Participations (giao dịch trên SGDCK Philadelphia năm 1989) và Index Participation Shares (giao dịch tại SGDCK American năm 1990) bám theo chỉ số và giao dịch như cổ phiếu. Tuy nhiên, bởi vì cấu trúc – vị thế dài hạn cho việc bám sát kết quả ngắn hạn, Hội đồng giao dịch Chicago kiện vì đe dọa đến giao dịch tương lai và cuối cùng buộc phải giải thể.
Năm 1989, Toronto Stock Exchange Index Participation Shares (TIPS) được được mua và bán trên sàn giao dịch Toronto tại Canada, bám sát chỉ số Toronto 35.
Tỉ trọng cổ phiếu của 35 loại của quỹ được giữ đúng theo tỉ lệ chỉ số.
Sự phát triển nhanh chóng của chứng chỉ quỹ này tại Canada thôi thúc sự ra đời chứng chỉ quỹ có tính năng tương tự nhưng tuân thủ quy định của Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC). Sau khi SEC ban hành Văn bản pháp luật số 17809 căn cứ Luật công ty đầu tư tạo tiền đề cho công ty Leland, O’Brien,
Rubinstein Associates Inc (LOR) lập quỹ SuperTrust. SuperTrust có cơ chế tạo ra và thu hồi tương tự quỹ mở nhưng lại có thể giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Ngày 5/11/1992, LOR giới thiệu quỹ Index Trust SuperUnit. SuperUnit cho phép nhà đầu tư tổ chức mua và bán rổ chứng khoán để trao đổi lấy chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch chứng khoán. SuperUnit có đặc tính đặc biệt bởi vì nhà đầu tư tổ chức giao dịch các chứng chỉ quỹ lấy rổ chứng khoán thuộc thành phần chỉ số đầu tư nhưng SuperUnit giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán như quỹ đóng.
SuperUnit giao dịch với giá thấp hơn giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ, nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch phi rủi ro bằng cách mua chứng chỉ quỹ đổi lấy rổ chứng khoán và bán rổ chứng khoán để thu lời. Khi giá giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng đơn vị quỹ, nhà đầu tư mua rổ chứng khoán trên thị trường để đổi lấy chứng chỉ quỹ và bán chứng chỉ quỹ trên thị trường để kiếm lợi nhuận mà không gặp rủi ro. Năm 1995, SuperTrust mới được đưa ra để thay thế các SuperTrust cũ.
Sau những thí điểm, ngày 29/1/1993, quỹ ETF đầu tiên được Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange-AMEX) cho phép thành lập: Standard
& Poor’s Depositary Receipts (SPDRs) căn cứ theo Luật SuperTrust Act năm 1992.
SPDR giao dịch tại mức giá 1/10 chỉ số S&P 500. Quỹ SPDR bám chỉ số S&P 500 và có cơ chế thu hồi như SuperTrust. Tuy nhiên, SPDR có cấu trúc đơn giản hơn SuperTrust và cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đều có thể đầu tư. Sau đó, các quỹ ETF dần dần ra đời và phát triển như WEBS, Diamonds, NASDAQ 100 Trust, iShares và VIPERs. Đến nay, phần lớn quỹ ETF được giao dịch tại SGDCK New York, NASDAQ, SGD Chicago Board Options Exchange và SGDCK American (AMEX).
Năm 1996, World Equity Benchmark Shares (WEBS) được thành lập nhằm bám sát chỉ số 13 nước khác nhau từ Áo đến Bỉ bằng cách sở hữu danh mục đại diện (sampling) và tái đầu tư cổ tức vào cổ phiếu ngay lập tức khi nhận được tiền cổ tức để bám sát chỉ số. WEBS tổ chức dưới dạng công ty đầu tư (investment company) thay vì công ty quản lý quỹ (unit investment trust – UIT) như SPDR.
6
Năm 1997, công ty quản lý quỹ State Street Global Advisors phát hành quỹ Diamonds để bám sát chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA). Diamonds trở thành quỹ ETF thứ năm với 2,8 tỷ USD tài sản và 2 triệu chứng chỉ quỹ giao dịch hàng ngày.
Tháng 3/1999, Ngân hàng New York (công ty quản lý quỹ) giới thiệu NASDAQ 100 Trust bám sát chỉ số NASDAQ 100. Chỉ số này bao gồm 100 công ty phi tài chính hàng đầu (dựa trên giá trị vốn hóa thị trường) trên NASDAQ.
Trong năm 1999, Barclays Global Investors lập 50 quỹ ETF iShares bám sát 50 chỉ số từ S&P, Russell, Morgan Stanley Capital International và Dow Jones.
Vanguard giới thiệu quỹ ETF đầu tiên vào năm 2001 với tên Vanguard Index Participation Equity Receipts (VIPERs). Tới thời điểm đó, Vanguard là quỹ đầu tiên tạo quỹ ETF dựa trên quỹ mở vì tất cả các quỹ ETF lập mới hoàn toàn do Vanguard sở hữu bản quyền về cấu trúc chuyển đổi từ quỹ mở sang ETF. Năm 2006, Vanguard đổi tên VIPERs thành ETF.
Tại Đức, sau khi nhìn thấy xu hướng phát triển ETF mạnh mẽ tại Mỹ, Ngân hàng HVB, một ngân hàng lớn của Đức, lập nên công ty Indexchange. Tại thời điểm đầu khi thành lập Indexchange, chỉ duy nhất nhà phân phối giao dịch đơn vị khởi tạo là HVB. Vài tháng sau, tất cả các nhà tạo lập thị trường lớn đều tham gia như Golman Sachs, Lehman, HVB, Arcalon Flow Trader, Deutsche Bank và Commerzbank. Indexchange đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp ETF hàng đầu thế giới nhưng sau đó, được mua lại và trở thành một bộ phận của tập đoàn iShares, với tên là iShares Germany. Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan lần lượt thành lập quỹ ETF vào năm 1999, 2000, 2002, 2003, 2005, 2007.
2.1.2. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động của quỹ đầu tư chỉ số tại Hoa Kỳ:
Mặc dù ra đời sau các dạng quỹ khác, quỹ đầu tư chỉ số phát triển nhanh chóng với tốc độ 28%/năm trong giai đoạn 1993-2010. Cuối năm 1993, giá trị tài sản ròng của các quỹ chỉ số mở và ETF tại Hoa Kỳ là 27.924 triệu USD (trong đó:
quỹ chỉ số dạng mở: 27.460 triệu USD, quỹ chỉ số ETF: 464 triệu USD). Đến cuối
năm 2010, giá trị tài sản ròng của các quỹ chỉ số dạng mở và dạng quỹ ETF là 1.905 tỷ USD (trong đó, quỹ ETF chỉ số: 888.198 triệu USD và quỹ chỉ số mở là 1.016.713 triệu USD [87].
2.1.2.1. Quỹ đầu tư chỉ số dạng mở tại Hoa Kỳ:
Thứ nhất, quỹ chỉ số dạng mở ngày càng trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn phát triển nền kinh tế.
Trong số gia đình sở hữu chứng chỉ quỹ, 31% gia đình sở hữu quỹ chỉ số dạng mở vào năm 2010. Tổng tài sản ròng của quỹ chỉ số dạng mở tăng tốc độ 24%/năm trong giai đoạn 1993-2010, từ 27 tỷ USD (năm 1993) lên 602 tỷ USD (năm 2008), 835 tỷ USD (năm 2009), 1.017 tỷ USD (năm 2010). Dòng tiền đầu tư vào quỹ chỉ số gia tăng từ mức 6 tỷ (năm 1993) lên 61 tỷ USD (năm 2007), sụt giảm mạnh còn 35 tỷ USD (năm 2008), lên mức 58 tỷ USD (năm 2010). (Phụ lục 13). Số quỹ đầu tư chỉ số dạng mở không ngừng gia tăng từ mức 69 quỹ (năm 1993) lên mức 365 quỹ (năm 2010). Số loại chứng chỉ quỹ tăng lên từ 73 loại (năm 1993) lên mức 776 loại chứng chỉ quỹ (năm 2010) (Phụ lục 14) [87].
Tổng giá trị phát hành mới và chuyển đổi chứng chỉ quỹ chỉ số dạng mở tăng liên tục từ 13 tỷ USD (năm 1993) lên mức 259 tỷ USD (năm 2007), giảm còn 250 tỷ USD (năm 2008) và tăng lên 279 tỷ USD (năm 2010). Giá trị phát hành mới chứng chỉ quỹ chỉ số dạng mở tăng từ 11 tỷ USD (năm 1993) lên mức 213 tỷ USD (năm 2010). Giá trị chuyển đổi chứng chỉ quỹ chỉ số dạng mở từ mức 2 tỷ USD (năm 1993) lên 66 tỷ USD (năm 2010) (Phụ lục 15) [87].
Tổng giá trị mua lại và trao đổi chứng chỉ quỹ chỉ số tăng từ mức 7 tỷ USD (năm 1993) lên 111 tỷ USD (năm 2000), dao động và tăng lên 221 tỷ USD (năm 2010). Giá trị chứng chỉ quỹ chỉ số dạng mở được mua lại tăng liên tục từ mức 5 tỷ USD (năm 1993) lên mức 163 tỷ USD (năm 2010). Giá trị trao đổi chứng chỉ quỹ chỉ số dạng mở được mua lại tăng từ mức 2 tỷ USD (năm 1993) lên mức 59 tỷ USD (năm 2010) (Phụ lục 16) [87].
Hình 2.1. Tài sản ròng của quỹ mở tại Hoa Kỳ
1,200,000
1,000,000
1,016,713
800,000
854,715 747,468
835,422
600,000
618,699 554,044
601,728
400,000
387,411 384,039
370,560 455,293
264,998
327,417
200,000
-
27,460 32,078 57,042
97,759170,302
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
t r i ệ
Nguồn: Investment Company Institute [87]
Thứ hai, chỉ số S&P 500 vẫn là chỉ số quan trọng nhất đối với các quỹ đầu tư dạng mở Hoa Kỳ. Năm 2010, tỉ trọng của quỹ chỉ số S&P 500 chiếm 37%, quỹ chỉ số cổ phiếu nội địa chiếm 32%, quỹ chỉ số trái phiếu là 19%, quỹ chỉ số cổ phiếu quốc tế chiếm 12% [87].
Hình 2.2. Tỉ trọng các dạng quỹ đầu tư chỉ số dạng mở Hoa Kỳ năm 2010
19%
37%
12%
S&P 500 CP nội địa khác CP quốc tế Trái phiếu và lai
32%
Nguồn: Investment Company Institute
Tài sản ròng của quỹ chỉ số S& P 500 tăng từ 19 tỷ USD (năm 1993) lên 395 tỷ USD (năm 2007), giảm còn 253 tỷ USD (năm 2008) và tăng lên mức 376 tỷ USD (năm 2010). Tỉ trọng tài sản ròng các quỹ chỉ số S&P 500 giảm dần từ 71% (năm 1993), xuống còn 69% (năm 1994), tăng lên mức 76% (năm 1997-1998) và rớt xuống còn 37% (năm 2010). Dòng tiền vào quỹ đầu tư chỉ số S&P 500 là con số dương trong giai đoạn 1993-2004 và giai đoạn 2008-2009. Dòng tiền rút ra khỏi quỹ S&P 500: 0,3 tỷ USD (năm 2005), 6 tỷ USD (năm 2006) và 1,4 tỷ USD (năm 2007), 0,8 tỷ (năm 2010). Số lượng quỹ S&P 500 gia tăng liên tục từ 38 quỹ (năm 1993) lên 132 quỹ (năm 2002) và giảm còn 111 quỹ (năm 2010). Số loại chứng chỉ quỹ S&P gia tăng không ngừng từ 42 loại (năm 1993) lên mức 255 loại (năm 2002), dao động xuống còn 253 loại (năm 2010) [87]. Lượng tiền đầu tư tối thiểu của mỗi quỹ đầu tư theo chỉ số S&P 500 khác nhau, từ 100 USD cho các quỹ phục vụ nhà đầu tư cá nhân đến 25 triệu USD cho các quỹ phục vụ nhà đầu tư tổ chức. Quỹ với tài khoản với mức tiền khá lớn thường có tỉ lệ phí thấp hơn mức trung bình nhờ lợi thế do quy mô. Quỹ bán chứng chỉ quỹ qua trung gian thường có tỉ lệ phí cao hơn so với quỹ không bán qua trung gian để trang trải các phí cho lập kế hoạch, tư vấn tài chính và phí phát sinh khác mà họ cung cấp cho khách hàng. Quỹ S&P 500 có tỉ lệ phí cao ít hấp dẫn nhà đầu tư.
Quỹ đầu tư vào cổ phiếu nội địa khác tăng từ 15 quỹ với 3 tỷ USD tài sản ròng (năm 1993) lên 163 quỹ với 326 tỷ USD tài sản ròng (năm 2010). Tài sản ròng của quỹ cổ phiếu quốc tế tăng từ 6 quỹ với 1 tỷ USD tài sản ròng (năm 1993) lên 163 quỹ với 326 tỷ USD tài sản ròng. Tài sản ròng quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu gia tăng từ 10 quỹ với 3 tỷ USD tài sản ròng (năm 1993) lên 42 quỹ với 193 tỷ USD giá trị tài sản ròng (năm 2010) [87].
Thứ ba, Vanguard là công ty quản lý quỹ chỉ số lớn nhất Hoa Kỳ về quỹ chỉ số dạng mở và có sản phẩm đa dạng với các loại chỉ số theo ngành, chỉ số nội địa và chỉ số quốc tế, cổ phiếu và trái phiếu.
Bảng 2.1: Quỹ đầu tư chỉ số dạng mở hàng đầu Hoa Kỳ xếp theo tài sản ròng Đơn vị tính: triệu USD
Mức sinh lợi Mức sinh lợi trung bình %
Tên quỹ Mã Tài sản
ròng
2010 2009 3
năm 5 năm
10 năm
15 năm Vanguard Total Stock Mkt,
Inv VTSMX 59,764.50 17.09 28.7 3.33 3.41 3.67 7.1
Vanguard Institutional, Inst VINIX 58,180.50 15.05 26.63 2.26 2.9 2.63 6.92 Vanguard 500, Adm VFIAX 54,664.40 15.05 26.62 2.25 2.89 2.6 6.85 Vanguard Total Stock Mkt,
Adm VTSAX 50,992.50 17.26 28.83 3.44 3.51 3.76 7.16
Vanguard Total Intl Stock,
Inv VGTSX 39,597.60 11.12 36.73 -1.44 3.91 6.22 -
Vanguard Institutional, Inst+ VIIIX 37,376.60 15.07 26.66 2.28 2.93 2.66 6.94 Vanguard 500, Inv VFINX 33,274.50 14.91 26.49 2.14 2.79 2.51 6.79
Nguồn: Morningstar. Số liệu đến ngày 28-2-2011 2.1.2.2. Quỹ đầu tư chỉ số dạng ETF tại Hoa Kì:
Hình 2.3. Tài sản ròng quỹ đầu tư chỉ số dạng ETF Hoa Kỳ
1,000,000 900,000 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000
0
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nguồn: Investment Company Institute [87]
Trong vòng 18 năm qua, quỹ ETF chỉ số chứng khoán phát triển với tốc độ thần kì 56%/năm trong thời kì 1993-2010, chiếm 8% tổng tài sản ròng của công ty đầu tư năm 2010. Giá trị tài sản ròng của các quỹ ETF chỉ số chứng khoán là 0,4 tỷ USD (năm 1993) và gia tăng mạnh mẽ đến 495 tỷ USD với 670 quỹ (năm 2008), 702 tỷ USD với 727 quỹ (năm 2009) và 888 tỷ USD với 844 quỹ (năm 2010) [87].
t r i ệ
Hình 2.4. Tỉ trọng các dạng quỹ đầu tư chỉ số dạng ETF Hoa Kỳ năm 2010
15%
42%
Cổ phiếu nội địa chung Cổ phiếu nội địa ngành Cổ phiếu quốc tế Trái phiếu
31%
12%
Nguồn: Investment Company Institute [87]
Năm 2010, tại Hoa Kỳ, quỹ ETF cổ phiếu nội địa chung dẫn đầu với tỉ trọng 42%, cổ phiếu quốc tế chiếm 31%, trái phiếu chiếm 15% và cổ phiếu ngành chiếm 12% [87]. Quỹ ETF theo chỉ số nội địa chung (broad-based) bao gồm các quỹ theo chỉ số theo danh mục cổ phiếu toàn thị trường hoặc đại diện thị trường, theo qui mô, theo phong cách đầu tư như họ chỉ số S&P, Dow Jones, MSCI, Morningstar và Russell. Quỹ ETF cổ phiếu ngành bám sát các chỉ số ngành với 2 hệ thống phân loại chỉ số ngành tiêu biểu là hệ thống GICS và ICB. Global Industry Classification
Standard (chuẩn phân loại ngành công nghiệp toàn cầu) do Standard and Poor’s và Morgan Stanley Capital International cùng nhau đưa ra vào năm 1999. Industry Classification Benchmark - hệ thống phân loại ngành công nghiệp do Dow Jones indexes và FTSE Group tạo ra.
Sự gia tăng ấn tượng của quỹ ETF do quỹ ETF đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng và phong phú của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Khoảng 3,3 triệu gia đình Mỹ sở hữu ETF vào năm 2010. Trong số gia đình sở hữu quỹ đầu tư dạng mở, 5%
cũng sở hữu ETF. 97% gia đình sở hữu ETF đồng thời sở hữu cổ phiếu hoặc công
cụ đầu tư vào cổ phiếu. 66% gia đình sở hữu ETF đồng thời sở hữu trái phiếu, chứng chỉ quỹ trái phiếu [87].
Hình 2.5. Tổng tài sản ròng ETF Hoa Kỳ năm 2010 theo các dạng
250
212 200
150
154 138
100 104 97
63 48
50 50
26
0
CP cty lớn CP cty vừa CP cty nhỏ CP khác CP ngành CP toàn cầu CP quốc tế CP thị trường mới nổi
Trái phiếu & lai
Nguồn: Investment Company Institute [87]
Số lượng quỹ ETF cổ phiếu chung từ 1 quỹ - SPDR S&P 500 (năm 1993) tăng lên con số là 243 quỹ (năm 2010). Quỹ ETF cổ phiếu quốc tế xuất hiện từ năm 1996 với 17 quỹ nhưng đến năm 2010 lên đến 298 quỹ. Quỹ ETF cổ phiếu nội địa theo ngành xuất hiện từ năm 1998 với 9 quỹ thì đến năm 2010 con số này lên đến 193 quỹ. Năm 2002, số lượng quỹ ETF trái phiếu là 8 quỹ thì đến 2010 đã lên đến
t ỷ