CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY KHAI THÁC CÔNG
2.4 Đánh giá chung về công tác tư vấn thiết kế của công ty khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn
2.4.2 Những tồn tại hạn chế và phân tích
Bên cạnh những kết quả đã đạt được công ty còn nhiều những tồn tại như:
Chất lượng nguồn nhân lực: Đã được cải thiện trong thời gian gần đây nhưng cần phải nâng cao hơn nữa, trình độ tay nghề của một số kỹ sư thiết kế vẫn còn nhiều yếu kém, thiếu các chuyên gia đầu đàn trong lĩnh vực tư vấn thiết kế.
Thực tế cũng như bao doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, việc tuyển chọn lao động của công ty chủ yếu thông qua hình thức quen biết giới thiệu, thủ tục phỏng vấn chỉ mang tính hình thức. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng của đội ngũ cán bộ thiết kế. Vì vậy, sản phẩm tư vấn thiết kế do Phòng thực hiện chất lượng không cao, phải sửa nhiều lần, tiến độ dự án bị chậm lại so với kế hoạch.
Việc nắm tình hình các cán bộ, nhân viên do một cán bộ phụ trách không đúng chuyên ngành nhưng làm việc lâu năm nên có kinh nghiệm dẫn đến giao việc nhiều khi không đúng người, đúng việc gây chậm trễ, thiệt hại. Vấn đề tính toán tiền lương và chế độ đãi ngô được quan tâm nhưng chưa thỏa đáng nhất là tầng lớp cán bộ trẻ. Mặt khác chưa chú ý đến công tác giáo dục tư duy, chính trị, đạo đức nghề nghiệp nên khá nhiều cán bộ, nhân viên còn chú ý đến lợi ích trước mắt, chạy theo kinh tế, bỏ đơn vị này sang đơn vị khác gây ra việc chảy máu chất xám.
Bên cạnh đó, phần lớn các cán bộ thiết kế không có khả năng sử dụng ngoại ngữ, đây là một trở ngại lớn trong quá trình hội nhập và phát triển của công ty.
Việc đào tạo nguồn cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý chưa bài bản.
Phần lớn trưởng thành từ thực tế lên, chưa đào tạo về quản lý. Các cán bộ trong công ty chủ yếu là những kỹ sư làm việc thiên về chuyên môn chưa chú trọng về quản lý. Vì vậy, công tác quản lý cán bộ ở các đơn vị trực thuộc công ty còn bộc lộ nhiều yếu kém như: Chưa quản lý chặt chẽ về thời gian làm việc, cú cỏc Lónh đạo cấp phũng, cũn khụng nắm rừ được cụng việc, thời gian, cụng tác của cán bộ, viên chức đơn vị mình…
Việc phân bổ nguồn nhân lực còn bất hợp lý giữa các phòng ban, bộ phận. khi tiến độ dự án gấp gáp, chất lượng sản phẩm thiết kế không đạt yêu cầu đề ra do thiếu nhân lực. Bên cạnh đó, cán bộ trong lĩnh vực khảo sát, lĩnh vực thủy văn – môi trường của công ty còn thiếu, khi thực hiện dự án hầu như đều không đảm bảo tiến độ đề ra.
Về chất lượng máy móc, trang thiết bị, phòng làm việc: Hệ thống máy móc, trang thiết bị ở một số bộ phận đã lạc hậu, đang xuống cấp, cần có sự đầu tư kịp thời. Hầu hết máy tính ở các phòng ban đều đã lỗi thời, mua từ những năm 2000 điển hình như phòng kế hoạch-kỹ thuật có 5/7 máy vi tính trong phòng được mua từ những năm 2002 cấu hình quá thấp, tốc độ xử lý chậm, lỗi thời. Phòng tài chính – kế toán còn chưa cung cấp đủ máy tính cho cán bộ trong phòng, 2 cán bộ chưa có máy tính để làm việc. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế đặc biệt tại một số thời điểm tiến độ thiết kế gấp gáp, trong khi đó máy móc lại hỏng hóc, cần có thời gian sửa chữa.
Điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên cũng cần được cải thiện theo hướng hiện đại để xứng tầm với vị trí của công ty trong lĩnh vực thiết kế công trình. Một số phòng vẫn còn phải làm việc trong nhà cấp 4 đã xảy ra hiện tượng thấm, ảnh hưởng nhiều đến công việc mỗi khi trời mưa.
Về hoạt động Marketing: Hoạt động Marketing trong công ty hiện nay
là tự hỡnh thành ở cỏc Ban lónh đạo và cỏc phũng ban chức năng, khụng phõn rừ các công việc, không xây dựng phòng ban Marketing riêng, do vậy vai trò và tác dụng của Marketing vẫn chưa được công ty khai thác triệt để. Nguyên nhân chủ yếu là: thiếu nhân lực, tài chính, chưa thấy được tầm quan trọng của chiến lược Marketing. Do đó hoạt động Marketing thường diễn ra mang tính thời vụ, chưa định hình, chưa có tầm nhìn và chưa có kế hoạch hoạt động dài hạn. Vì thế, việc tìm hiểu thị trường về sản phẩm tư vấn thiết kế còn nhiều hạn chế.
Về chế độ thưởng phạt, đãi ngộ: Chế độ thưởng phạt còn nhiều bất cập như thưởng chưa tương xứng với kết quả lao động, đặc biệt chưa sử dụng hiệu quả biện pháp thưởng tinh thần, chưa có chính sách đãi ngộ, khích lệ động cơ
làm việc đối với các cán bộ trẻ có năng lực và trình độ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế.
Việc kỷ luật còn bị xem nhẹ nên chưa đủ sức răn đe ngăn chặn các hành vi tác động xấu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế.
Về điều hành sản xuất kinh doanh: Công ty chưa có nhưng chiến lược kinh doanh mà chỉ lập kế hoạch kinh doanh. Do kế hoạch được lập chưa thực sự nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu về xu thế biến động, tiềm năng của thị trường, nguồn kinh phí, sự cạnh tranh của các đối tác hoặc nhận xét của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp,… mà chỉ dựa trên kinh nghiệm lên kế hoạch được lập ra còn chưa sát với nhu cầu thực tế, bị động nên tính khả thi chưa cao.
Về quản lý chất lượng sản phẩm: chất lượng hồ sơ thiết kế không đồng đều, vẫn còn nhiều hồ sơ có chất lượng chuyên môn yếu, cả trên phương diện kiến trúc lẫn kết cấu, dự toán và khảo sát địa chất. Hồ sơ tư vấn của nhiều hạng mục công trình chưa được đầu tư đúng mức, còn đơn điệu thiếu tư duy sáng tạo, thậm chí dập khuôn máy móc, đối phó dẫn đến chất lượng thấp, lãng phí.
Vẫn còn nhiều hồ sơ vi phạm quy chuẩn, quy trình quản lý chất lượng, quy chế quản lý kỹ thuật quy định thể hiện hồ sơ tư vấn của công ty. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, ISO chưa thực sự đi sâu, rộng vào từng cá nhân người lao động. Những người hiểu biết thực sự về ISO chủ yếu là lãnh đạo Công ty, lãnh đạo đơn vị, chủ nhiệm dự án, chủ trì thiết kế, đó là những người thường xuyên phải sử dụng các văn bản quyđịnh của ISO để phục vụ công việc. Còn nhiều cán bộ trực tiếp thiết kế thì mặc dù vẫn tuân thủ quy trình thiết kế nhưng chưa thực sự quan tâm nhiều đến ISO, tìm hiểu về ISO. Một số quy trình còn thực hiện mang tính hình thức, một số chủ nhiệm dự án chưa thực sự thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 như là một công cụ hữu ích để quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế mà thực tế còn nặng nề đối phó, còn nhiều sai sót.
Vì vậy, một số hợp đồng tư vấn thiết kế còn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng của Chủ đầu tư.
Kết luận chương 2
Qua các nghiên cứu tìm hiểu thực trạng năng lực tư vấn xây dựng ở một số doanh nghiệp làm cơ sở để đánh giá năng lực tư vấn thiết kế của công ty khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn còn nhiều yếu kém cần phải có mục tiêu thực hiện để nâng cao năng lực tư vấn thiết kế cho công ty, cụ thể như sau:
- Đổi mới và sắp xếp lại các tổ chức.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực.
- Tăng cường hàm lượng khoa học trong các sản phẩm tư vấn.
- Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiêm cứu và phát triển.
- Nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh.
- Đẩy mạnh trang thiết bị cơ sở và vật chất kỹ thuật và khảnăng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực xây dựng.
- Cải thiện nâng cao mức thu nhập cho cán bộ tư vấn, tạo điều kiện để họ gắn bó với công ty và tham gia tích lũy phát triển công ty.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ.
Những mục tiêu trên là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế tại công ty khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO