Đối với học sinh

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

2.2. Đối với học sinh

* Quan niệm:

Trong thực tế giáo dục ở nước ta, vấn đề kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh có hiệu quả để giúp cho học sinh tự tìm tòi, hiểu biết, phát triển ý chí, năng lực, bồi dưỡng rèn luyện viêc độc lập học tập chưa cao. Vẫn chưa loại bỏ được cách kiểm tra – đánh giá mang tính thực dụng, tiến hành, thực hiện không nghiêm túc. Đa số học sinh hiện nay ở các trường phổ thông đều có tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ. Vì thế các em chỉ tập trung vào các môn chuẩn bị cho khối thi, chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Quan niệm của các em là các môn xã hội, trong đó có môn Lịch sử là môn học bắt buộc, phải học thì học chứ rất ít em học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa trong việc bồi dưỡng kiến thức, tư tưởng, tình cảm trong các môn xã hội, trong đó có môn Lịch sử. Vì thế, dẫn tới tình trạng các em học tập đối phó, không chú trọng tới các môn phụ.

*Nội dung, phương pháp:

Xuất phát từ nội dung và phương pháp kiểm tra – đánh giá của giáo viên như trên, cho nên dẫn tới tình trạng các em học sinh không hứng thú.

Ví dụ, tới các kỳ kiểm tra, học sinh chỉ chú trọng tới việc học thuộc lòng các câu hỏi của thầy cô, không chú ý tới việc đọc thêm các tài liệu tham khảo hoặc nghiên cứu sâu hơn bởi thầy cô giáo cũng chỉ yêu cầu các em học thuộc lòng phần mình kiểm tra là đủ. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử. Trong quá trình học các em có chịu khó tìm hiểu vấn đề, đọc được các tài liệu có liên quan đến vấn đề, cho nên khi

2 6

kiểm tra làm bài tốt hơn. Nhưng các em lại không có sự động viên, khuyến khích của giáo viên khi mình tìm ra vấn đề mới hơn các bạn khác, kết quả kiểm tra cũng không hơn các bạn học thuộc lòng câu hỏi của thầy cô.

Qua điều Chính vì thế, sự say mê, hứng thú học tập bộ môn của các em cũng giảm đi. Mặt khác, các hình thức, phương pháp kiểm tra của giáo viên còn nhiều hạn chế như trên thì phần nào cũng làm giảm đi sự ham học hỏi của các em. tra 45 học sinh phổ thông về các hình thức, phương pháp kiểm tra thực tế ở trường phổ thông, chúng tôi đã thu được kết quả điều tra ý kiến của các em học sinh đồng ý với từng loại hình kiểm tra như sau:

ST T

Phương pháp kiểm tra Số học sinh Phần trăm

1 Tự luận 7 15.6%

2 Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 18 40%

3 Kết hợp phương pháp tự luận và TNKQ 20 44.4%

Qua bảng điều tra trên thì thấy rằng hiện nay phương pháp kiểm tra truyền thống là câu hỏi tự luận ít được các em ủng hộ, đa phần học sinh mong muốn được các thầy cô áp dụng phương pháp TNKQ và tự luận trong việc thi cử. Từ hạn chế về phương pháp thi cử như trên cũng dẫn đến nội dung kiểm tra không được toàn diện. Cách thi cử phổ biến hiện nay là kiểm tra kiến thức lý thuyết, nhẹ về bài tập, thực hành mà không chú ý đến việc phát triển năng lực sáng tạo, phát triển thông minh. Điều nguy hại của việc “học gì thi nấy” làm cho học vấn của học sinh “thiếu hụt”, thiếu toàn diện. Dẫn đến tình trạng “mù Lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổ thông là một hậu quả của việc học “lệch” không toàn diện.

Hơn nữa, nhược điểm của kiểm tra – đánh giá còn tồn tại như trên đã nói làm cho học sinh không có hứng thú học tập bộ môn, học sinh học ghi nhớ một cách máy móc, không tư duy…Vì thế dễ dàng quên đi một cách nhanh chóng kiến thức đã học. Cách kiểm tra – đánh giá như vậy gây ra tâm ký coi thường bộ môn của học sinh.

Hiện nay, ở một số trường chuyên, học sinh học đội tuyển khối A, B trong nhiều tuần không tham gia được giờ học trên lớp, đến khi thu cũng không tham gia được. Để giải quyết tình trạng trên giáo viên chủ nhiệm hoặc ban lãnh đạo nhà trường gặp các thầy cô bộ môn yêu cầu giáo viên tạo điều kiện cho các em đầy đủ đầu điểm. Đến khi tổng kết, rất nhiều em trong đội tuyển, có đầy đủ số điểm, thậm chí còn cao hơn các bạn khác không học đội tuyển, mà không tổ chức thi riêng cho các em. Kết quả của tình trạng trên là việc đánh giá hoàn toàn không chính xác, không phản ánh đúng năng lực của các em. Thêm nữa gây mất cân bằng chênh lệch giữa các bạn trong lớp và các em đội tuyển, bộ môn xã hội bị xem nhẹ, coi thường. Nguy hiểm hơn là từ coi thường bộ môn dẫn đến học sinh coi thường giáo viên, không có ý thức học các môn xã hội, học một cách đối phó, đến khi kiểm tra thì quay cóp, chép bài, không trung thực trong học tập, từ đó dẫn tới không trung thực trong cuộc sống.

Vậy tại sao lại có tình trạng trên? Trước hết là do quan niệm của các cấp quản lý, cũng có thể do chính giáo viên cho rằng bộ môn Lịch sử là môn phụ, không cần chú ý, không cần phải đầu tư nhiều thời gian, có dạy nghiêm túc cũng chẳng có học sinh vào nghề. Hơn nữa, từ coi thường bộ môn dẫn đến không coi trọng việc kiểm tra – đánh giá, do đó chưa đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý chuyên môn. Vì vậy, còn có một số giáo viên do ý thức chưa tốt nên đã lợi dụng sự dễ dãi trong dạy học, dạy chưa đảm bảo yêu cầu nên khi kiểm tra cũng dễ dãi, yêu cầu không cao, trái với quy chế chuyên môn, chạy theo thành tích.

Chính vì quan niệm của các cấp quản lý giáo dục, môn Lịch sử chỉ là môn học thuộc lòng, chỉ cần nhớ là được, hoặc chỉ là môn phụ nên thường dành ít thời gian cho bộ môn, điều đó dẫn đến trong các ký kiểm tra, thi cử, giáo viên bộ môn thường phải soạn giáo án, câu hỏi để cho học sinh học theo kiểu “mì ăn liền”. Thời gian chính dành cho các môn học được cho là chính có hiệu quả cao. Từ quan niệm đó các cấp quản lý, đặc biệt là Ban

2 8

giám hiệu “lệnh cắt bớt số tiết của bộ môn, cho điểm cao, không khắt khe với học sinh để các em đầu tư vào môn chính…(toán, lý, hoá, văn)”.

Để ép thành tích cao, các cấp quản lý còn ép chỉ tiêu cho trường, trường ép cho giáo viên. Nếu không thực hiện sẽ bị khiển trách, phê bình, mất khen thưởng. Để thực hiện đúng yêu cầu của cán bộ quản lý thì lẽ dĩ nhiên giáo viên khó tuân thủ các yêu cầu về nội dung, phương pháp kiểm tra – đánh giá. Ngay cả khi tốt nghiệp cũng vậy, cũng ra chỉ tiêu ép chất lượng…, làm như vậy dẫn đến giáo viên và học sinh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học.

Nguyên nhân tiếp theo là trong một thời gian ngắn mà giáo viên phải hoàn thành kiểm tra – đánh giá một trọng lượng lớ bài nên không thể đầu tư để đánh giá đầy đủ, đúng đắn, chính xác. Chẳng hạn, một giáo viên Lịch sử trung học phổ thông một tuần dạy 18 tiết (theo quy định của nhà nước), bài kiểm tra 1 tiết, 15’ chấm trong 1 tuần trong khi vẫn phải thực hiện công việc khác một cách bình thường. Trong khoảng thời gian ngắn đó nếu có tâm huyết và sự kiên trì thì khó có thể đánh giá một cách chính xác được.

Hoặc như bài kiểm tra học kỳ, cuối năm trong hai hoặc ba ngày phải hoàn thành chấm bài, lên điểm, tổng kết báo cáo lại trường…thì giáo viên không thể nào thực hiện đúng theo nguyên tắc kiểm tra – đánh giá.

Tiếp theo cần phải nhìn thẳng vào sự thật: hiện nay đời sống giáo viên, nhất là giáo viên những môn ít có cơ hội dạy thêm còn nhiều khó khăn, do lo toan cuộc sống nên không có nhiều thời gian tâm huyết với nghề, không có trách nhiệm cao nên việc kiểm tra – đánh giá không nghiêm túc.

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w