Những yêu cầu xác định các biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử ở trường THPT

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 47 - 51)

Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

1. Những yêu cầu xác định các biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử ở trường THPT

Các nhà giáo dục lịch sử đã khẳng định, kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của người học so với mục tiêu, yêu cầu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân và ảnh hưởng của tình hình học tập của người học giúp giáo viên có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp học sinh ngày càng tiến bộ hơn.

Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: tự kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình người học tự thu thập, xử lý thông tin về việc lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của mình so với yờu cầu đặt ra. Từ đú, học sinh thấy rừ cỏc ưu, khuyết điểm của mỡnh trong học tập, đặc biệt là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục. Vấn đề tự kiểm tra, đánh giá của học sinh trong học tập thực chất là các hoạt động tự học. Tự học là một vấn đề quan trọng. Bởi đó là nhân tố nội lực quyết định chất lượng học tập, còn hoạt động dạy là ngoại lực có tác dụng

4 8

định hướng, kích thích, điều khiển và chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp của quá trình học. Sản phẩm của quá trình dạy học chính là con người phát triển toàn diện về các mặt: tri thức, phẩm chất, đạo đức và kĩ năng, kĩ xảo.

Đó cũng là quá trình hướng tới sự phát triển của chủ thể hoạt động học, thông qua các hành động khám phá lại và dần dần lĩnh hội được kho tàng ti thức của nhân loại, biến thành tri thức của bản thân mình. Trên cơ sở, tự bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo. Trong quá trình học, hoạt động tự học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. C.Mác đã chỉ rừ, sự hỡnh thành con người khụng chỉ là kết quả của những tỏc động bên ngoài, mà là một quá trình hiện thực khách quan của những thay đổi, tự chuyển hoá. Do đó, Mác – Ăngghen đã nêu yêu cầu của con người phải được phát triển toàn diện bằng hoạt động thực tiễn sinh động.

Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, tự học để nắm vững những tri thức mà nhân loại đã tích luỹ được, tức là việc: “tự chuyển hóa” như Mác nói.

Xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục, nhất là đối với thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải coi trọng phát triển toàn diện học sinh, nhất là phát triển ở các em năng lực tự học, tự giáo dục, tự đào tạo để các em sau khi ra trường có thể tự học suốt đời. Tư tưởng của Người về tự học là một tư tưởng toàn diện và khoa học, được thể hiện từ việc đặt mục đích học tập đến tổ chức học tập, phương pháp học tập. Cuộc đời của Người chính là một tấm gương sáng về tinh thần vươn lên trong tự học.

Để đào tạo những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hiện nay, Đảng ta đã nhấn mạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học: “Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề….” Rừ ràng, phỏt triển năng lực tự học nhằm tớch cực hoỏ hoạt động của học sinh là vô cùng cần thíêt. Tự học phải là sự nỗ lực của mỗi cá nhân

nhằm đạt đến một mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại. Sự nỗ lực đó của con người bao gồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lí, ý thức, thái độ, tình cảm. Tự học ở nhà trường phổ thông là tự học có hướng dẫn. Vì vậy, hoạt động tự học của học sinh có các đặc điểm: Học sinh phải tìm ra kiến thức bằng chính hoạt động của mình, học sinh phải thể hiện mình, tự đặt mình vào tình huống, nghiên cứu cách xử lí, tự trỡnh bày, tự bảo vệ sản phẩm của mỡnh, tỏ rừ thỏi độ của mỡnh trước cách ứng xử của bạn, tập giao tiếp, tập hợp tác với mọi người trong quá trình tìm ra tri thức. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm ra kiến thức và tự thể hiện mình trong lớp học. Thầy là hướng dẫn, tổ chức lớp học cũng là trọng tài, cố vấn, kết luận trong các cuộc tranh luận đối thoại (trò với trò, thầy với trò) để khẳng định kiến thức do trò tìm ra và cũng là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò. Người học tự đánh giá, kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luận của thầy, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, đồng thời tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.

Tự học là quá trình tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người trên con đường học tập thường xuyên của cả cuộc đời. Nó thực sự là chìa khoá vàng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông và đại học. Bởi vì tự học sẽ giúp học sinh tự lực nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về nghề nghiệp tương lai. Do đó, rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá là một biện pháp quan trọng thực hiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên. Việc tự kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Về mặt nhận thức, tự kiểm tra, đánh giá tạo nên mối liên hệ ngược trong, giúp học sinh có cơ sở thực tế với độ tin cậy cao để tự đáng giá kết quả

5 0

học tập của mình, cũng như khắc phục sai lầm thiếu sót. Nó góp phần củng cố vững chắc các kiến thức đã lĩnh hội của học sinh. Đặc biệt, khi tự kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ tự khẳng định được mình, tự mình đề xuất được biện pháp thoả đáng để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học tập của bản thân vận động đi lên.

Về mặt tư tưởng, tình cảm, tự kiểm tra, đánh giá có tác dụng tự bồi dưỡng cho học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, tính kiên trì vượt khó trong lao động học tập, tính trung thực, tinh thần tập thể giúp đỡ nhau trong học tập.

Về mặt phát triển, tự kiểm tra, đánh giá góp phần hình thành kỹ năng thói quen trong học tập như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động thực tiễn, thực tập…

Song trong thực tế việc tự học nói chung, tự kiểm tra, đánh giá nói riêng của học sinh đối với môn Lịch sử ở trường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Học sinh chưa nhận thức được việc học tập suốt đời là con đường mưu sinh cơ bản của mình trong thời đại ngày nay. Cho nên học sinh chưa có phương pháp học tập chủ động, chưa có ý thức tốt thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá việc học tập của bản thân, chỉ biết tập trung học khi kiểm tra, thi cử.

Theo nhà tâm lý học, muốn có kỹ năng về một hoạt động nào đó, người học phải nắm vững các tri thức về hành động (mục đích, các cách thức thực hiện hành động, các điều kiện thực hiện hành động đúng với yêu cầu của nó và đạt được hiệu qủa hành động như mục đích đã đặt ra. Đồng thời có thể hành động đạt kết quả với những hành động tương tự trong các điều kiện khác. Để thực hiện hành động có kết quả phải tập dượt, rèn luyện.

Việc luyện tập đạt kết quả cao hay thâp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự nỗ lực của người học giữ vai trò quyết định. Như vậy, muốn hình

thành kỹ năng người học phải hiểu đầy đủ về hành động, phải thường xuyên rèn luyện tự kiểm tra, đánh giá.

Để đạt được những nội dung dạy học nói chung và môn Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng, học sinh phải phát huy cao vai trò chủ động, trong đó cần thiết phải rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá.

2. Nội dung và biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w