Nội dung và biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử ở trường THPT

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 51 - 69)

Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

2. Nội dung và biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử ở trường THPT

2.1. Biện pháp giúp học sinh tái hiện những điều đã học

Biện pháp giúp học sinh biết tái hiện những điều đã học về kiến thức lịch sử theo các dàn ý, đề cương nhất định và tập trình bày cho bản thân hay người khác nghe. Vì sao tái hiện lại những điều đã học là một biện pháp quan trọng của học sinh trong học tập lịch sử?

Học tập lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở trường phổ thông đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất chính trị đạo đức của học sinh. Điều này giúp học sinh hiểu được sự phát triển hợp quy luật của tự nhiên, xã hội, vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn. Muốn như vậy, phải cung cấp cho học sinh những kiến thức của môn học. Kiến thức lịch sử cũng như kiến thức của môn học khác là một bộ phận của kiến thức xã hội. Nắm vững sự kiện lịch sử là tiền đề để hiểu đúng hiện thực lịch sử một cách khoa học, biết rút ra từ quá khứ những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Không có kiến thức về lịch sử không thể hiểu sự phát triển tương lai của xã hội. Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử không thể cung cấp và tiếp thu mọi kiến thức của khoa học lịch sử mà chỉ có thể làm cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản. Nó gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, các nhân vật lịch sử, niên đại, khái niệm lịch sử, các quy luật nguyên lý…..Như vậy, bằng những sự kiện lịch sử cơ bản được chọn lọc kĩ, bộ môn lịch sử khôi phục lại cho học sinh bức tranh lịch sử như nó đã từng tồn tại.

5 2

Do đó, để xác định đúng đắn biện pháp sư phạm nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức lịch sử, chỳng ta phải hiểu rừ hơn nữa những đặc điểm của tri thức lịch sử. Khác với những tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có những đặc điểm rất nổi bật, đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, sự thống nhất giữa “sử” và “luận”.

Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra, bởi vậy chúng ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ mà chỉ nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại. Và như vậy, trong việc giảng dạy lịch sử có những khó khăn nhất định, song từ góc độ khác, nó cũng mang lại cho việc giảng dạy lịch sử những ưu điểm mà các bộ môn khác không thể có được, chẳng hạn, nó có rất có ích trong việc chúng ta bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng của học sinh. Vì vậy, trong mỗi tiết học, mỗi chương hay một khoá trình lịch sử, giáo viên đã chọn lựa những sự kiện cơ bản, sinh động, có hình ảnh, đủ để khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại. Và hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học, tái hiện lại những kiến thức lịch sử cơ bản đã tiếp thu được.

Tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã được ghi nhớ và giữ gìn. Quá trình tái hiện những kiến thức đã học được biểu hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hình dung tưởng tượng lại (hồi tưởng). Thông qua các hoạt động đó người học tự kiểm tra, đánh giá được trình độ kiến thức về nghề nghiệp của bản thân đã được học. Từ đó học sinh thấy rừ những điều đó nắm vững, những kiến thức cần bổ sung và tự khắc phục bằng hỏi bạn, tỡm trong sỏch vở hoặc hỏi thầy. Rừ ràng, biết tái hiện những kiến thức Lịch sử đã học là một trong những công việc quan trọng để rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá của học sinh. Để tái hiện được những điều đã học, học sinh cần thực hiện các hành động:

Tự lập các dàn ý, đề cương theo những vấn đề kiến thức Lịch sử đã học. Công việc này giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã nghiên cứu theo cách hiểu của mình và nắm vấn đề một cách lôgic hệ thống.

Nhớ lại, nhận lại, hồi tưởng lại những kiến thức đã học (sự kiện, biểu tượng, khái niệm, quy luật, bài học…) theo dàn ý cấu tạo.

Tự trình bày hoặc trao đổi theo nhóm những kiến thức theo dàn ý đã lập. Hoạt động này vừa có tác dụng củng cố kiến thức một cách sâu sắc, hệ thống, vừa rèn luyện khả năng diễn đạt nói của học sinh và tự đánh giá được các kiến thức đã nhớ lại (những kiến thức đã nắm vững, những kiến thức cần sửa chữa, bổ sung). Ví dụ với “Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ” học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức bằng cách lập dàn ý những kiến thức cơ bản cần nắm được của bài, nhớ lại hồi tưởng lại những kiến thức đó bằng cách tự trình bày hoặc trao đổi theo nhóm những kiến thức theo như dàn ý đã lập.

Sau khi học xong bài, học sinh về nhà có thể lập tự lập được dàn ý những kiến thức cơ bản cần nắm sau đây:

1. Sự chuyển biến từ loài vượn người: Từ vượn nhân hình đến người tối cổ: Vai trò và ý nghĩa của lao động đối với việc hình thành con người và xã hội loài người: “Trong một ý nghĩa nhất định, chính lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người” (Ph. Ăngghen).

2. Đời sống vật chất của con người nguyên thuỷ: Công cụ đá cũ, kiếm sống bằng bằng hái lượm và săn bắt của cả cộng đồng người lúc bây giờ, biết sử dụng lửa tự nhiên và tạo ra lửa.

3. Quan hệ xã hội: Tổ chức thành bầy người nguyên thuỷ

4. Người tinh khôn (Người hiện đại) thể hiện bước tiến tiếp theo của con người, sau bước nhảy vọt từ vượn thành người. Phân biệt người tinh khôn với người tối cổ về mặt cấu tạo cơ thể, nhất là sự sáng tạo trong việc cải tiến công cụ, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất.

5 4

5. Cuộc cách mạng đá mới: Với sự phát triển trong chế tác công cụ lao động, những tiến bộ sản xuất và đời sống xã hội.

Ngoài những kiến thức cơ bản như trên học sinh cần phải nắm được cả nội dung các thuật ngữ, nội hàm các khái niệm lịch sử trong bài như:

- Xã hội nguyên thuỷ: Thời kì đầu tiên của xã hội loài người bắt đầu từ khi con người và xã hội xuất hiện đến lúc xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước ra đời. Đặc trưng của xã hội nguyên thuỷ là sở hữu chung về tư liệu sản xuất, mọi người đều lao động và thừa hưởng thành quả lao động của mình làm ra. Do sản xuất thấp, mọi người chỉ làm đủ để nuôi sống mình, không có của thừa, không có bóc lột, không có giai cấp, không có nhà nước…

- Bầy người nguyên thuỷ: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người, gồm khoảng 3-4 chục người, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau. Họ cùng lao động, tìm kiếm thức ăn (hái lượm, săn bắt hay săn đuổi) và đấu tranh chống thú dữ để tự vệ. Trong bầy người nguyên thuỷ có hợp quần xã hội (khác với bầy động vật): mỗi bày đều có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ (phân công theo giới tính), mọi người đều có nghĩa vụ lao động để kiếm sống cho mình và gìn giữ sức mạnh của cộng đồng. Bầy người nguyên thuỷ là tổ chức đầu tiên của xã hội nguyên thuỷ, từ khi con người xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm đến lúc người hiện đại ra đời khoảng 4 vạn năm trước đây.

- Vượn cổ: Một loài vượn sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chi sau, còn hai trước có thể dùng trong việc cầm nắ, hái hoa quả và tìm kiếm thức ăn. Ở Việt Nam (vùng Lạng Sơn, Hoà Bình) tìm thấy xương hoá thạch của loài vượn cổ.

- Vượn người: Một loài vượn cổ đã đạt tới đỉnh cao của quá trình chuyển biến từ vượn sang người ở một thời điểm, điều kiện lịch sử nhất định lúc bấy giờ (cách đây khoảng 4 triệu năm). Vượn người hầu như đã đi, đứng bằng hai chi sau (trở thành chân) còn hai chi trước dùng để

nắm, sử dụng vật dụng, tìm kiếm thức ăn và biến dần thành hai tay. Các bộ phận khác của cơ thể cũng có nhiều biến đổi, đặc biệt thể tích hộp sọ đã lớn.

- Người tối cổ (còn gọi là “người vượn”): Sự xuất hiện của con người, thoát khỏi giới động vật, xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.

Người tối cổ tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, song đó là người, đã đi đứng bằng hai chân, đôi tay sử dụng tương đối thành thạo công cụ, tìm kiếm thức ăn; thể tích hộp sọ khoảng 900cm3; đã hình thành trung tâm phát triển tiếng nói, biết chế tạo công cụ lao động.

- Thuật ngữ người hiện đại, chủng tộc, thời đá cũ, thời đại đồ đá mới, cách mạng thời đá mới.

Trong lúc học bài, học sinh phải ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài theo dàn ý như trên sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu, bền hơn những kiến thức đã được lĩnh hội trên lớp theo bài giảng của thầy, cô giáo, của sách giao khoa và các tài liệu tham khảo.

Các hành động trên thường xuyên được rèn luyện sẽ giúp học sinh có kỹ năng học tập, phát huy nỗ lực của bản thân trong việc lĩnh hội kiến thức đã học.

II.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh tự trả lời những câu hỏi trong giáo trình hoặc tài liệu hướng dẫn học tập.

Câu hỏi là thuật ngữ dùng để chỉ việc nêu vấn đề trong nói hoặc viết, đòi hỏi phải có cách giải quyết. Câu hỏi được sử dụng phổ biến trong cuộc sống cũng như trong dạy học. Tuy nhiên, câu hỏi trong cuộc sống không hoàn toàn giống với câu hỏi trong dạy học. Trong cuộc sống khi muốn hỏi một điều gỡ thỡ người hỏi chưa biết điều đú, hoặc chưa biết rừi ràng. Nhưng câu hỏi giáo viên đưa ra trong dạy học, câu hỏi trong sách giáo khoa là những vấn đề mà giáo viên đã biết và học sinh đã học hoặc trên cơ sở những kiến thức đã học mà trả lời một cách thông minh, sáng tạo. Do đó, câu hỏi trong dạy học bao giờ cũng mang yếu tố mở, yếu tố nhận biết, khám phá hoặc khám phá dưới dạng một thông tin khác bằng cách cho học

5 6

sinh tìm ra mối liên quan hệ, các quy tắc, các con đường tạo ra câu hỏi hoặc một cách giải quyết mới.

Câu hỏi và bài tập có điểm giống nhau, khác nhau, nhưng có mối quan hệ với nhau. Về mặt chức năng dạy học cả hai đều là phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn cho học sinh. Về cấu trúc, câu hỏi và bài tập có điểm khác nhau. Câu hỏi chỉ nêu yêu cầu hoặc nhiệm vụ học sinh cần trả lời, còn bài tập vừa có dữ liệu (điều kiện) vừa có yêu cầu (hoặc câu hỏi).

Để giải quyết bài tập học sinh phải căn cứ vào những dữ liệu đã cho để tìm ra lời giải. Như vậy, câu hỏi là khái niệm có nội hàm rộng. Trong một số trường hợp, nó trở thành bài tập hoặc bài tập nhận thức. Nếu câu hỏi được sử dụng để yêu cầu học sinh rèn luyện, vận dụng những điều đã biết, đã học nhằm hoàn thành một nhiệm vụ hoặc thực hiện một mục đích đề ra thì đó là các bài tập. Nếu những câu hỏi khi trả lời không đòi hỏi tái hiện, nhớ lại kiến thức một cách đơn thuần, mà nhằm hình thành kiến thức với chất lượng mới các thao tác tư duy phức tạp, thì trở thành các bài tập nhận thức.

Để trả lời những câu hỏi này, học sinh không thể chỉ sử dụng nguyên xi các kiến thức, kĩ năng sẵn có mà phải xử lí khéo léo và huy động nhiều bước trung gian trong trí tuệ của họ. Ví dụ, câu hỏi: “Tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước chiến tranh giành độc lập?”. Với những loại câu hỏi này sau mỗi bài học giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức cơ bản đã được học trên lớp, trong sách giáo khoa. Và những câu hỏi như trên không yêu cầu quá khó đối với học sinh, mà chỉ nhằm giúp học sinh nắm chắc những kiến thức lịch sử cơ bản sau mỗi bài học, chương trình học. Ví dụ sau bài 5:

Trung Quốc thời phong kiến, sau mỗi phần nội dung trong sách giáo khoa đều có câu hỏi như: “Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần”, hay câu: “Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?” hoặc câu hỏi: “Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện

như thế nào? Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?” “Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến”…..Và cuối bài học Trung Quốc thời phong kiến có những câu hỏi lớn như: Chế độ phong kiến Trung Quốc thời phong kiến được hình thành như thế nào? Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào? Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc….Việc học sinh tự lập dàn ý để trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa như nêu trên giúp học sinh tái hiện, ghi nhớ những kiến thức cơ bản của mỗi bài học, cũng như cả chương trình. Vì vậy, đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá tình hình lĩnh hội kiến thức rất hiệu quả đồng thời đây cũng là một trong những biện pháp tự học giúp học sinh tái hiện được những kiến thức lịch sử cơ bản nhanh, hiệu quả.

Theo cấu tạo của các giáo trình ở cấp phổ thông hiện nay, cuối mỗi chương đều có các câu hỏi giúp học sinh học tập thuận lợi. Các câu hỏi này chính là sự thể hiện những kiến thức, kỹ năng cơ bản học sinh cần nắm vững qua từng chương, phần của giáo trình hoặc tài liệu. Do đó, những câu hỏi trong sách giáo trình hoặc các tài liệu học tập là sự định hướng rất quan trọng giúp học sinh biết tập trung vào những kiến thức, kỹ năng cơ bản khi nghe giảng, học tập, rèn luyện ở nhà. Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá này, học sinh cần:

Xác định được yêu cầu của câu hỏi

Xác định nội dung câu trả lời có trong giáo trình và tài liệu học tập Dự kiến câu trả lời (dàn ý)

Tái hiện những kiến thức liên quan đến trả lời.

Tập trình bày câu trả lời trong nhóm hoặc trước lớp

Bên cạnh việc tự trả lời các câu hỏi trong giáo trình, sách hướng dẫn học tập, điều quan trọng trong hình thức tự kiểm tra, đánh giá này là hoc

5 8

sinh cần tự đề ra câu hỏi để tự mình giải quyết hay trao đổi thảo luận với bạn bè.

Điều này không chỉ có tác dụng tốt trong việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mà còn tập cho học sinh bước đầu có phong cách nghiên cứu khoa học.

Ví dụ với Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông. Trước khi học sinh tiến hành lập dàn ý những kiến thức cơ bản của bài, cần phải dựa trên mục tiêu của bài học đã được thầy, cô giáo đặt ra trong quá trình giảng dạy trên lớp.

Mục tiêu của bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông giúp cho học sinh hiểu rừ điều kiện tự nhiờn và ảnh hưởnng đến sự phỏt triển của xó hội phương Đông cổ đại, những nét cơ bản vễ xã hội cổ đại phương Đông, những thành tựu văn hoá. Qua đó giáo dục lòng tự hào, ý thức trách nhiệm về bảo vệ, phát huy truyền thống, di sản lịch sử văn hoá các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, đồng thời giúp học sinh rèn luyện kĩ năng bộ môn. Mục tiêu trên đạt được, trên cơ sở những kiến thức cơ bản sau:

- Xã hội công xã nguyên thuỷ tan ra, xã hội có giai cấp rồi các quốc gia hình thành. Xã hội có giai cấp đầu tiên là xã hội chiếm hữu nô lệ;

các quốc gia cổ đại không xuất hiện đồng loạt và hoàn toàn giống nhau với hai mô hình xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây.

- Những nét chính về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông, địa bàn, thời gian hình thành các quốc gia cổ đại, sự phân hoá trong xã hội với sự ra đời của các giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, tổ chức của nhà nước chuyên chế với quyền chuyên chế của nhà vua. Các kiến thức chủ yếu ở vấn đề này: Lưu vực các dòng sông lớn (thuận lợi và khó khăn), thời điểm ra đời nhà nước (khoảng thiên niên kỉ thứ II – III TCN); các tầng lớp xã hội (nông dân công xã, nô lệ, quý tộc); chế độ chuyên chế kiểu phươg Đông (nguyên nhân tạo nên chế độ chuyên chế, tổ chức bộ máy).

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w