Tự kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong học tập

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 42)

Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY

3. Tự kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong học tập

Các nhà giáo dục lịch sử đã khẳng định, kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của người học so với mục tiêu, yêu cầu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân và ảnh hưởng của tình hình học tập của người học giúp giáo viên có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp học sinh ngày càng tiến bộ hơn. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: tự kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình người học tự thu thập, xử lý thông tin về việc lĩnh hội kiến

thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của mình so với yờu cầu đặt ra. Từ đú, học sinh thấy rừ cỏc ưu, khuyết điểm của mỡnh trong học tập, đặc biệt là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục. Vấn đề tự kiểm tra, đánh giá của học sinh trong học tập thực chất là các hoạt động tự học.

Hoạt động học tập là một khâu của quá trình dạy học, trong việc học thì “lấy tự học làm nòng cốt”. Tự học là một vấn đề quan trọng. Bởi vì, đó là nhân tố nội lực quyết định chất lượng học tập, còn hoạt động dạy là ngoại lực có tác dụng định hướng, kích thích, điều khiển và chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình học. Sản phẩm của quá trình dạy học chính là con người phát triển toàn diện về các mặt: tri thức, phẩm chất, đạo đức và kĩ năng, kĩ xảo. Đó cũng là cũng là quá trình hướng tới sự phát triển của chủ thể hoạt động học, thông qua các hành động khám phá lại và dần dần lĩnh hội được kho tàng tri thức của nhân loại, biến thành tri thức của bản thân mình. Trên cơ sở đó, tự bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo. Trong quá trình học, hoạt động tự học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Mỏc đó chỉ rừ, sự hỡnh thành con người khụng chỉ là kết quả của những tác động bên ngoài, mà là một quá trình hiện thực khách quan của sự thay đổi, tự chuyển hoá. Do đó Mác, Ăngghen đã nêu ra yêu cầu con người phải được phát triển toàn diện bằng hoạt động thực tiễn sinh động. Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, tự học để nắm vững những tri thức mà nhân loại đã tích luỹ được, tức là việc “tự chuyển hoá” như Mác nói. Xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục, nhất là đối với thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải coi trọng phát triển toàn diện học sinh, nhất là phát triển ở các em năng lực tự học, tự giáo dục, tự đào tạo để các em sau khi ra trường có thể tự học suốt đời. Tư tưởng của Người về tự học là một tư tưởng toàn diện, khoa học, được thể hiện từ việc đặt mục đích học tập đến tổ chức học tập,

3 8

phương pháp học tập. Cuộc đời của Người chính là một tấm gương sáng về tinh thần vươn lên trong tự học.

Để đào tạo những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hiện nay, Đảng ta đã nhấn mạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học: “phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…”(1). Rừ ràng, phỏt triển năng lực tự học nhằm tớch cực hoỏ hoạt động của học sinh là vô cùng cần thiết. Vậy như thế nào là tự học?

Ngay từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Khổng Tử đã cho rằng:

“Bất phẫn, bất khải, bất phỉ, bất phát; Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, trì bất phục dã”. Có nghĩa là: nếu như không biết phẫn uất (thiết tha, mong muốn học hỏi cái gì) thì không chỉ dẫn cho, nếu không lâm vào thế bí (không tự tìm hiểu được) thì cũng không chỉ bảo cho; chỉ ra cho biết một goá mà khôgn lấy nó để suy ra ba góc còn lại thì không dạy nữa.

Khổng Tử đòi hỏi học trò phải biết phát huy trí tuệ, thể hiện qua lòng ham muốn hiểu biết suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới.

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn định nghĩa tự học là: “tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Như vậy, tự học phải là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt đến một mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại. Sự nỗi lực đó của con người bao gồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lí, ý thức, thái độ, tình cảm.

(1)(1) Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội Đảng IX (4-2001), NXB

Chính trị Quốc giá, tr.35

Tự học trong nhà trường phổ thông là tự học có hướng dẫn. Vì vậy, hoạt động tự học của học sinh có các đặc điểm:

- Học sinh phải tìm ra kiến thức bằng chính hoạt động của mình

- Học sinh tự thể hiện mình, tự đặt mình vào tình huống, nghiên cứu cách xử lí, tự trình bày, tự bảo vệ sản phẩm của mỡnh, tỏ rừ thỏi độ của mỡnh trước cỏch ứng xử của bạn, tập giao tiếp, tập hợp tác với mọi người trong quá trình tìm ra tri thức.

- Giáo viên là người hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm ra kiến thức và tự thể hiện mình trong lớp học. Thầy là người hướng dẫn, tổ chức lớp học cũng là trọng tài, cố vấn, kết luận trong các cuộc tranh luận đối thoại (trò với trò, thầy với trò) để khẳng định kiến thức do trò tự tìm ra và cũng là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò.

- Người học tự đánh giá, tự kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luận của thầy, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, đồng thời tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.

Trong dạy học lịch sử từng có quan niệm sai lầm cho rằng: học sih chỉ cần nhớ, thuộc lòng, không có tư duy, không cần bài tâkp, thực hành.

Quan niệm này đã gây trở ngại lớn cho việc đặt lịch sử đúng vị trí cần có, làm giảm chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục bộ môn. Ngày nay, cùng với quá trình đổi mới giáo dục, chúng ta tiếp cận dần đến quan niệm đúng về tự học lịch sử của học sinh. “Tự học của học sinh là việc tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩ nhận thức sâu sắc và có thể vận dụng một cách thành thạo”(1). Đó là quá

(1)(1) Phan Ngọc Liên (chủ biên) Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử, Tập II,

NXB Đại học Sư phạm, tr.107

4 0

trình đi từ “biết” đến “hiểu”. Quá trình này phải trải qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi học sinh có những cố gắng nỗ lực khác nhau. Trước hết, từ việc tiếp xúc với quá khứ thông qua giáo viên, tài liệu, phương tiện trực quan để có những biểu tượng lịch sử, học sinh phải nhận thức được các sự kiện, quá trình cụ thể của lịch sử (thế giới, dân tộc, địa phương). Trên cơ sở đó, bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự hình thành trong óc những tri thức trừu tượng, khái quát nhờ hoạt động “xử lí” các tri thức cụ thể. Từ đó, học sinh tiến tới hình thành các khái niệm, nắm hệ thống khái niệm, bài học, quy luật lịch sử (nếu có).

Tiếp đó, học sinh phải rèn luyện cách vận dụng tri thức đã học để tạo ra trong tư duy những mối liên hệ giữa những tri thức cũ và những điều mới, chưa biết và sử dụng những kiến thức về quá khứ để hiểu hiện tại, hoạt động trong thực tiễn. Đó là một quá trình phát triển liên tục trong mối liên hệ nhân quả và lôgíc để tiến tới những hiểu biết sâu sắc về lịch sử nhân loại và dân tộc. Tự học của học sinh trong quá trình học tập lịch sử được thể hiện cả ở trên lớp và ở nhà. Tự học ở nhà trong học tập nói chung, học tập lịch sử nói riêng là sự tiếp nối một cách lôgíc bài học trên lớp. Trong hoạt động này, học sinh phải tự hoàn thành các bài tập do giáo viên đưa ra sau các bài tập trên lớp. Nội dung tự học ở nhà của học sinh thường bao gồm:

1. Nắm vững tài liệu đã học tập, theo các bước sau:

+ Nghiên cứu lại vở ghi và sách giáo khoa để thống nhất, hiểu sâu kiến thức.

+ Tái hiện lại những kiến thức đã học.

+ Hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.

+ Tự làm việc với bản đồ, tranh ảnh ngoài sách giáo khoa, như tìm hiểu nội dung và trình bày lịch sử theo bản đồ, tranh ảnh…

+ Tự đọc tài liệu lịch sử văn hoá trong các tư liệu tham khảo, sách đọc thờm…nhằm hiểu rừ hơn những kiến thức đó học, mở rộng sự hiểu biết.

- Tự ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Chuẩn bị cho bài học mới: đọc và tự ghi tóm tắt ngắn gọn những vấn đề cơ bản của bài viết trong sách giáo khoa, ghi lại những nội sung khó hiểu, đặc biệt là các thuật ngữ, khái niệm; chuẩn bị các bài tập mà giáo viên đã đưa ra nhằm phục vụ cho bài học sắp tới.

Như vậy, nội dung tự học ở nhà của học sinh trong học tập lịch sử rất đa dạng, phong phú. Do đó, nó có tác dụng lớn đối với học sinh. Trước hết, tự học ở nhà không chỉ giúp học sinh củng cố, hiểu sâu, mở rộng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, mà còn góp phần giúp các em lấp các lỗ hổng về kiến thức và nâng cao kiến thức, nâng cao khả năng sáng tạo của những em khá giỏi. Hơn nữa, khi chuẩn bị các bài học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lĩnh hội bài mới dễ dàng hơn, tốt hơn. Ngoài ra, việc tự học tập ở nhà còn góp phần giáo dục các em tính chuyên cần, tự giác trong lao động, học tập, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Cuối cùng, hoạt động có tác dụng to lớn trong việc phát triển năng lực độc lập làm việc, các kĩ năng, kĩ xảo học tập cho bản thân học sinh.

Rừ ràng, việc tổ chức tốt hoạt động tự học ở nhà cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường phổ thông và là một trong những biện pháp tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả kết quả học tập, lĩnh hội kiến thức của học sinh.

CHƯƠNG II

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾN HÀNH

4 2

TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w